Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS năm học 2014 - 2015 môn thi: Địa lý lớp 9

a. Tính khoảng cách thực địa:

- Với tỉ lệ bản đồ 1:2000000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 20 km ngoài thực tế.

- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương là: 60 km

 - Khoảng cách từ Hà Nội đến Phú Thọ là: 120 km

Lưu ý: Mỗi HS đều có những cách làm khác nhau nhưng nếu đúng kết quả và có sự logic thì vẫn cho điểm tối đa.

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp THCS năm học 2014 - 2015 môn thi: Địa lý lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 2014 - 2015
Môn thi: Địa lý lớp 9
 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
 (Đề này gồm có 02 trang)
ĐỀ BÀI
Câu 1 (4,5 điểm): 
a) Trên tờ bản đồ có ghi tỉ lệ 1: 2000000, người ta đo được khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương là 3 cm và từ Hà Nội đến Phú Thọ là 6 cm. Hãy cho biết khoảng cách trên thực địa giữa các địa điểm trên là bao nhiêu Km?
b) Điền vào bảng dưới đây những nhận xét:
Ngày/ tháng
Nửa cầu ngả về phía mặt trời
Mặt trời chiếu thẳng góc vào đường nào trên Trái Đất
Các mùa ở 2 nửa cầu
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
22/6
22/12
	c. Dựa vào kiến thức đã học, hãy xác định các hướng còn lại trong hình vẽ dưới đây:
Câu 2 (4,0 điểm): 
a) Môi trường đới lạnh rất khắc nghiệt, hãy cho biết động vật và thực vật đã thích nghi với môi trường như thế nào để tồn tại và phát triển?
b) Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Kể tên các lục địa, các châu lục trên thế giới?
Câu 3 (3 điểm): Sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam (trang 5,6,7 phần hành chính và hình thể) cho biết việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4 (3,5 điểm): Cho bảng số liệu:
Một số chỉ tiêu về dân số và lương thực ở đồng bằng sông Hồng, giai đoạn 1995 – 2005
Năm
1995
2000
2004
2005
Số dân (nghìn người )
16137
17039
17836
18028
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1117
1306
1246
1221
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
5340
6868
7054
6518
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người (kg)
331
403
396
362
a) Hãy tính tốc độ tăng trưởng của 4 chỉ tiêu trên ( lấy năm 1995 = 100%).
b) Qua bảng số liệu, nhận xét tốc độ tăng trưởng của từng chỉ tiêu. Phân tích mối quan hệ giữa sản xuất lương thực với dân số ở đồng bằng sông Hồng.
Câu 5 (5 điểm): Cho bảng số liệu: 
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở nước ta năm 1999 và 2005 (%)
	 Năm
Độ tuổi 
1999
2005
 Từ 0 - 14 tuổi
 Từ 15 - 59 tuổi
 Từ 60 tuổi trở lên
33,5
58,4
8,1
27,0
64,0
9,0
	a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số của nước ta giai đoạn 1999 - 2005.
b) Nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu trên.	
------------Hết-------------
Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài .
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP THCS NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Sinh học 9
Câu hỏi
KIẾN THỨC, YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Thang điểm
1
(4,5đ)
a. Tính khoảng cách thực địa:
- Với tỉ lệ bản đồ 1:2000000 tức là 1cm trên bản đồ ứng với 20 km ngoài thực tế. 
- Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Dương là: 60 km
 - Khoảng cách từ Hà Nội đến Phú Thọ là: 120 km
Lưu ý: Mỗi HS đều có những cách làm khác nhau nhưng nếu đúng kết quả và có sự logic thì vẫn cho điểm tối đa.
1,5
0,5
0,5
0,5
b. Hoàn thành bảng kiến thức:
Ngày/ tháng
Nửa cầu ngả về phía mặt trời
Mặt trời chiếu thẳng góc vào đường nào trên Trái Đất
Các mùa ở 2 nửa cầu
Nửa cầu Bắc
Nửa cầu Nam
22/6
Nửa cầu Bắc
Chí tuyến Bắc
Mùa nóng
Mùa lạnh
22/12
Nửa cầu Nam
Chí tuyến Nam
Mùa lạnh
Mùa nóng
(Mỗi ý điền đúng được 0,25 điểm )
2
Đông
 c. Xác định các hướng:
Đông Nam
Tây Nam
Tây
Đông Bắc
Tây Bắc
Nam
Bắc
1
2
(4đ)
a. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường đới lạnh:
- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu và địa y.
- Động vật: có lớp mỡ dày, lông dày hoặc lông không thấm nước. Một số động vật ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.
b. Phân biệt sự khác nhau giữa lục địa và châu lục:
- Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu Km2, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính.
 Trên thế giới có 6 lục địa là: lục địa Á-Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a, lục địa Nam Cực. 
- Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo bao quanh. Sự phân chia các châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị.
 Trên thế giới có 6 châu lục là: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
1,5
0,75 
0,75
2,5
0,75
0,5
0,75
0,5
3
(3đ)
Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo có ý nghĩa:
- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng (Trung Quốc, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây,). Vì vậy, việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ được lợi ích chính đáng của Nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. 
- Việt Nam là nước Đông Nam Á lục địa có nhiều lợi ích ở biển Đông như phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển, khái thác dầu khí, khoáng sản biển, hải sản, nghiên cứu khoa học.Vì vậy, mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất nước, cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau.
- Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay Trung Quốc đang tìm mọi cách để thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông và thực hiện bản đồ “lưỡi bò” thì nhân dân ta càng phải quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đồng thời hợp tác với các nước cùng nhau bảo vệ chủ quyền trên biển Đông theo công ước quốc tế về Biển đảo năm 1982.
1
1
1
4
(3,5đ)
a. Tính tốc độ tăng trưởng:
Một số chỉ tiêu về dân số và lương thực ở đồng bằng sông Hồng,
giai đoạn 1995 – 2005
 (Đơn vị: %)
Năm
1995
2000
2004
2005
Số dân. 
100,0
105,6
110,5
111,7
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt.
100,0
116,9
111,5
109,3
Sản lượng lương thực có hạt. 
100,0
128,6
132,1
122,1
Bình quân lương thực có hạt theo đầu người.
100,0
121,8
119,6
109,4
1,5
b. Nhận xét: trong giai đoạn 1995 - 2005 có thể thấy :
- Dân số tăng tương đối nhanh so với các chỉ số khác đạt 11,7%
- Diện tích gieo trồng cây lương thực tăng chậm chỉ có 9,3%
- Sản lượng lương thực có hạt tăng nhanh nhất và đạt 22,1% 
- Bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm 9,4%
1
0,25
0,25
0,25
0,25
c. Phân tích: 
- Dân số tăng nhanh trong khi đó diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực có hạt tăng chậm và không đều do đó bình quân lương thực theo đầu người cũng giảm nhanh, năm 2000 là 403kg đến năm 2005 giảm xuống còn 362kg (giảm) như vậy dân số và sản lượng lương thực tỉ lệ nghịch với nhau. 
1
5
(5đ)
a) Vẽ biểu đồ: Biểu đồ hình tròn (02 biểu đồ).
Yêu cầu: Vẽ đúng dạng biểu đồ (các biểu đồ khác không cho điểm); biểu đồ đảm bảo tính thẩm mỹ, tính khoa học và tính chính xác; biểu đồ có đủ tên, ký hiệu và chú giải. 
(Thiếu hoặc sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)
3
b) Nhận xét và giải thích:
- Nhận xét:
+ Có sự khác nhau trong cơ cấu: lớn nhất là nhóm tuổi lao động (dc), thấp nhất là nhóm quá tuổi lao động (dc).
+ Có sự chuyển dịch: nhóm tăng là trong độ tuổi lao động (dc) và quá tuổi lao động (dc); nhóm dưới tuổi lao động giảm (dc).
- Nguyên nhân:
+ Do trước đây dân số nước ta tăng nhanh nên dân số trẻ.
+ Do hiện nay tốc độ tăng dân số đã giảm và công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống được nâng cao...
2
0,5
0,5
0,5
0,5
Tổng điểm
20,0
Lưu ý:
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và bài làm sạch đẹp.
- Học sinh có thể không trình bày các ý theo thứ tự như hướng dẫn trả lời nhưng đủ ý và hợp lí, sạch đẹp vẫn cho điểm tối đa. Thiếu ý nào sẽ không cho điểm ý đó.
-----------Hết----------

File đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_mon_Dia_ly_9_NH_20142015_20150726_122702.doc