Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (2 điểm)

Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ;

“ Heo hút cồn mây súng ngửi trời ”

Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu;

“ Đầu súng trăng treo ”

Em hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.

Câu 2: (2 điểm)

 Phân tích điểm sáng nghệ thuật ở khổ thơ sau:

 “Không có kính, ừ thì có bụi,

 Bụi phun tóc trắng như người già

 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”.

 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)

Câu 3: ( 6 điểm):

“ Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh).

 Qua các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du mà em đã học và đã đọc, hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Đề 1 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------------
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Năm học: 2015 – 2016
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Thời gian làm bài: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2 điểm)
Trong bài thơ “Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng ( viết về những người chiến sĩ của đoàn binh Tây Tiến- sáng tác năm 1948) có câu thơ;
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Trong bài thơ” Đồng chí” của Chính Hữu cũng có câu;
“Đầu súng trăng treo”
Em hãy so sánh sự giống và khác nhau trong hai hình ảnh thơ ở hai câu thơ trên. Qua sự giống và khác nhau đó, em cảm nhận được gì về hình tượng người lính trong thơ ca Việt Nam.
Câu 2: (2 điểm)
 Phân tích điểm sáng nghệ thuật ở khổ thơ sau: 
 “Không có kính, ừ thì có bụi,
 Bụi phun tóc trắng như người già
 Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
 Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”...
 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
Câu 3: ( 6 điểm):
“ Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh).
 Qua các trích đoạn Truyện Kiều của Nguyễn Du mà em đã học và đã đọc, hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
-----------------------HẾT----------------------
 (Đề thi gồm có 01 trang)
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:..; Số báo danh:..
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN ĐỢT 1
Môn thi: Ngữ văn – Lớp 9
Câu 1: (2,0 điểm) 
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1
* Về nội dung:
- Nét giống nhau:
Hai câu thơ đều xuất hiện hình ảnh người lính gắn liền với cây súng. Cây súng là vũ khí chiến đấu của người lính. Hai hình ảnh gắn liền với nhau và xuất hiện nhiều trong thi ca Việt nam.
Tuy vậy hình ảnh cây súng xuất hiện trong hai câu thơ trên không gợi lên sự ác liệt, dữ dội của chiến tranh mà vẫn mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bình thản.
- Nét khác:
Ở câu thơ: Heo hút cồn mây súng ngửi trời” Hình ảnh người lính với cây súng được đặt trong không gian cao, rộng với “ cồn mây, trời”, gợi cho người đọc sự hình dung: người lính Tây Tiến leo dốc dài và gian khổ để lên được đỉnh núi rất cao.
Hình ảnh “ súng ngửi trời” là hình ảnh nhân hóa gợi cho người đọc thấy được độ cao của núi, sự heo hút,âm u, mù mịt của cồn mây đồng thời thấy được cái dí dỏm, hài hước, tinh nghịch, hồn nhiên và tinh thần lạc quan vượt qua mọi khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến. Cách thể hiện ý thơ của Quang Dũng lãng mạn, hồn nhiên, phóng khoáng mà tài hoa.
1,0 đ
2
Câu thơ “ Đầu súng trăng treo” gợi một không gian yên tĩnh vắng lặng, người lính đứng gác mà trăng treo đầu súng. Súng và trăng gợi nhiều liên tưởng. Súng là vũ khí chiến tranh, trăng là biểu tượng hòa bình. Người lính chiến đấu để bảo vệ hòa bình cho đất nước. Câu thơ thể hiện khát vọng hòa bình của tác giả, của người chiến sĩ và của nhân dân ta.
Hình ảnh thơ thể hiện sự lên tưởng, tưởng tượng phong phú. Cách diến đạt của chính Hữu: bình dị , mộc mạc mà không kém phần tinh tế.
Qua đó thấy được nét chung về hình tượng người lính trong thơ ca Việt nam: đó là những con người hồn nhiên, bình dị, yêu cuộc đời, yêu đất nước, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ Quốc
0,5 đ
3
* Về hình thức:
 HS viết trình bày mạch lạc, rõ các ý, diễn đạt mượt mà, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi.
0,5 đ
Câu 2: (2 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
1
* Về nội dung:
- Chỉ ra được những điểm sáng nghệ thuật trong hai câu thơ: phép tu từ so sánh, cách dùng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu câu thơ
- Khổ thơ làm sáng lên vẻ đẹp, phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan, coi thường khó khăn gian khổ của người chiến sĩ lái xe qua giọng điệu ngang tàng, đùa tếu, nghịch ngợm. Cấu trúc câu vừa có ý nghĩa tạo nhịp vừa làm cho ngôn ngữ thơ gần với khẩu ngữ: “Không có ừ thì chưa cần” . Sự đan xen của thể thơ bảy chữ, tám chữ cũng khiến cho giọng thơ gần gũi với lời nói thường ngày
- Hình ảnh thơ rất thực mà lại hết sức độc đáo, cách diễn tả vừa mộc mạc, cụ thể vừa giàu sức gợi hình, gợi cảm: “ Mặt lấmPhì phèo châm điếu thuốc”; “Bụi phun tóc trắng như người già” phép so sánh càng làm nổi bật phẩm chất dũng cảm, coi thường khó khăn gian khổ của người lính lái xe. 
1,0 đ
2
- Từ tượng thanh “ha ha” vừa mô phỏng tiếng cười của những chàng lính xế trẻ trung mới rời ghế nhà trường vừa nêu được tác phong sống rất “lính”: sôi nổi, hoạt bát , nhanh nhẹn, tinh nghịch mà ấm áp tình đồng đội. 
0,75 đ
3
* Về hình thức:
 HS viết trình bày đoạn văn mạch lạc, rõ các ý, diễn đạt mượt mà, trong sáng, rõ ràng, không sai mắc các lỗi.
0,25 đ
Câu 3: (6 điểm)
HS xác định đúng yêu cầu bài làm, có thể triển khai bài làm theo những cách khác nhau, tuy nhiên cần đảm baaor các ý cơ bản sau: 
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
3
1. Nội dung
a.Giới thiệu
- Truyện Kiều là một kiệt tác văn chương trong kho tàng văn học dân tộc. Đọc Truyện Kiều, chúng ta không chỉ thấy được chủ nghĩa nhân đạo thắm thiết của Nguyễn Du qua những thân phận con người mà còn được chiêm ngưỡng những nét đẹp của con người, cuộc sống, thiên nhiên tạo vật. 
- Thiên nhiên trong Truyện Kiều vừa là đối tượng miêu tả vừa là phương tiện biểu hiện. Vì thế, có ý kiến cho rằng : “Có thể nói thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng không mấy khi không có mặt và luôn luôn thấm đượm tình người” ( Hoài Thanh).
0,5
b. Giải thích
- Khi nói thiên nhiên là một nhân vật, nhà phê bình Hoài Thanh có lẽ muốn nói đến sự có mặt xuyên suốt, chân thực, sinh động và ấn tượng với bạn đọc như những gì Nguyễn Du xây dựng về con người. Điều đó có nghĩa là, thiên nhiên không chỉ là cái bình phong, là hình thức để Nguyễn Du ngụ tình, mà thiên nhiên là đối tượng thứ nhất, có vẻ đẹp tự thân, hiện lên chân thực, có hồn, thể hiện tình yêu cái đẹp và tạo vật của thi hào Nguyễn Du.
- Có thể thấy hai điểm cơ bản từ ý kiến của Hoài Thanh: Nguyễn Du đã thể hiện tình yêu thắm thiết với thiên nhiên, tạo vật và qua thiên nhiên, thể hiện tình yêu thắm thiết với cuộc sống, con người
1,5
c. Chứng minh
c1. Thiên nhiên- một thế giới tuyệt đẹp hiện lên trong Truyện Kiều, được nhìn qua tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấm đượm yêu thương của Nguyễn Du
Nguyễn Du đã hoạ được bằng thơ cái thần của thiên nhiên trong sáng tác của mình.
Đó là cảnh sắc phới phới sức xuân trong “ Cảnh ngày xuân”: Bức hoạ của đường nét, màu sắc, vẻ non tơ, sự sinh động giao hoà thắm thiết cùng nhau trong không gian và thời gian.
Đó là bức tranh thiên nhiên bát ngát, hoang vắng, đượm buồn ở Lầu Ngưng Bích.
Đó là cảnh vườn đào nới Kim Trọng gặp gỡ Thuý Kiều.
đó là cảnh thu đã nhuộm màu quan san khi Thuý Kiều chia tay Thúc Sinh...
*HS cần chọn được dẫn chứng để bình, tránh sa vào sự bề bộn.
Qua cách miêu tả thiên nhiên, Nguyễn Du cho thấy một tâm hồn thiết tha yêu sự sống, yêu tạo vật, một linh hồn “ mang mang thiên cổ”, một sự nhạy cảm, tinh tế, tài hoa khác thường. Sáng tác của Nguyễn Du đã dạy người đọc cách mở rộng lòng mình với tạo hoá, với cái đẹp, dạy chúng ta biết sống yêu đời. 
c.2. Thiên nhiên còn là một ẩn dụ để Nguyễn Du tả tình cảm của ông với con người, thế nên thiên nhiên ấy thắm đượm tình người
- Tả cảnh ngụ tình là một trong những phương pháp quen thuộc và hiệu quả của các nhà văn, nhà thơ từ xưa tới nay. Những bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều trở thành một thứ bút pháp để Nguyễn Du miêu tả và khắc hoạ sô sphận, tính cách và nhất là nội tâm nhân vật, khiến cho nhan vật của ông hiện lên thật sinh động, chân thực, đem đến sự đồng cảm sâu sắc.
- Bức tranh mùa xuân là xúc cảm đẹp của nội tâm hai nàng Kiều và cũng là ước vọng của Nguyễn Du về tuổi trẻ, hạnh phúc, sự bằng an. ( Phân tích làm rõ cách Nguyễn Du tả hình ảnh chim én, hình ảnh cỏ non, hình ảnh hoa lê trắng, cảnh lễ hội..., nỗi buồn tan cuộc, cõi lòng vấn vương...một cách đặc biệt gợi cảm, thấm thía qua đảo ngữ, qua dùng từ láy, dùng các phó từ..., qua cách chấm phá, điểm xuyết...)
- Bức tranh đầy ám ảnh, thấp thỏm, đầy sự vần vũ, thảng thốt, rợn ngợp để đồng cảm cùng nàng Kiều bé nhỏ, trơ trọi, kinh hoàng, vô vọng trước biển ( Kiều ở lầu Ngưng Bích)
- Những hình ảnh đẹp đẽ, hài hoà hoàn thiện, lộng lẫy ở Chị emThuý Kiều tương xứng với cảm hứng ngưỡng mộ tài sắc con người...
*Đánh giá: Thiên nhiên có mặt, trở thành bút pháp đã góp phần thể hiện sâu sắc âm vang những nghĩ suy của Nguyễn Du về con người.
Sử dụng thiên nhiên nhu một nét bút pháp đòi hỏi ở Nguyễn Du tâm hồn yêu thiên nhiên đằm thắm và sự tài hoa, tinh tế của ngòi bút.
 Ngòi bút Nguyễn Du đã trở thành đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong nền thơ ca dân tộc.
1,5
1, 5
1,0
2. Thang điểm
- Điểm 6: Đáp ứng xuất sắc yêu cầu 2.1. Hiểu đề. Có vốn kiến thức sâu và rộng. Có cấu trúc bài độc đáo, mạch lạc, cảm thụ sâu sắc, tinh tế...Văn có giọng điệu riêng.
- Điểm 5: Cơ bản đáp ứng yêu cầu 2.1. Nắm vững tác phẩm và có sự cảm thụ tốt ; vượt qua sự cóp nhặt bắt chước. Diễn đạt rõ ràng trôi chảy. Hình thức bài sáng sủa.
- Điểm 3-4 : Cấu trúc bài viết theo cách riêng do có thểư lúng túng về lí luận. Yêu cầu khác như điểm 6.
- Điểm 2 : Thuần tuý phân tích văn bản nhưng chỉ dừng ở mức hời hợt.
- Điểm 1 : Xử lí rất ít yêu cầu của đề bài hoặc viết nhiều nhưng rất lộn xộn.
- Điểm 0 : Làm bài về vấn đề khác hoặc không làm bài.

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_ngu_van_lop_9.doc