Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1: (3 điểm): Dựa vào Atlát địa lí hãy so sánh địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ? Nêu giá trị của địa hình miền núi ở nước ta?

 Câu 2: (1,5 điểm): Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003:

 Năm

 Tiêu chí

1985

1990

1995

2000

2003

Số dân thành thị (nghìn người) 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 20869,5

Tỷ lệ dân thành thị (%) 18,97 19,51 20,75 24,18 25,80

 a) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta?

 b) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?

 Câu 3: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau:

 Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995- 2005

Các chỉ số Đồng bằng sông Hồng Cả nước

 1995 2005 1995 2005

Số dân (nghìn người) 16137 18028 71996 83106

Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha) 1117 1221 7322 8383

Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn) 5340 6518 26141 39622

Bình quân lương thực có hạt (kg/người) 331 362 363 477

 a) So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước?

 b) Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?

 Câu 4: (2,5điểm): Cho bảng số liệu sau đây:

 Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 09/05/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện đợt 1 môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề 12 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN ĐỢT I
Năm học: 2015 - 2016 - Môn thi: Địa Lí 9
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
 Câu 1: (3 điểm): Dựa vào Atlát địa lí hãy so sánh địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ? Nêu giá trị của địa hình miền núi ở nước ta?
 Câu 2: (1,5 điểm): Dựa vào bảng số liệu số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị nước ta thời kỳ 1985 - 2003:
 Năm
 Tiêu chí
1985
1990
1995
2000
2003
Số dân thành thị (nghìn người)
11360,0
12880,3
14938,1
18771,9
20869,5
Tỷ lệ dân thành thị (%)
18,97
19,51
20,75
24,18
25,80
 a) Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? 
 b) Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm như thế nào?
 Câu 3: (3 điểm) Cho bảng số liệu sau:
 Số dân, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Đồng bằng sông Hồng và cả nước trong giai đoạn 1995- 2005
Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân (nghìn người)
16137
18028
71996
83106
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1117
1221
7322
8383
Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
5340
6518
26141
39622
Bình quân lương thực có hạt (kg/người)
331
362
363
477
 a) So sánh tốc độ tăng trưởng các chỉ số trên của Đồng bằng sông Hồng với cả nước?
 b) Phân tích, giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng?
 Câu 4: (2,5điểm): Cho bảng số liệu sau đây:
 Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (đơn vi: tỉ đồng)
 Năm
 Tiểu vùng
1995
2000
2002
 Tây Bắc
320,5
541,1
696,2
 Đông Bắc
6 179,2
10 657,7
14 301,3
	Từ bảng số liệu trên kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam, hãy so sánh sự khác nhau về hoạt động công nghiệp giữa Đông Bắc và Tây Bắc? Giải thích nguyên nhân sự khác biệt đó? 
=========== Hết ===========
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
 Họ và tên thí sinh :.......................................; Số báo danh: .........................
UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn thi : Địa Lí- Lớp 9
Câu 1: (3 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
* So sánh địa hình vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ:
 * Vùng núi Đông Bắc:
- Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.
- Độ cao thấp: là vùng đồi núi thấp.
- Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419m
- Hướng núi chính: hướng vòng cung và vùng đồi phát triển rộng
- Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.
 * Vùng núi Tây Bắc:
 - Phạm vi: nằm giữa sông Hồng và 
 sông Cả.
- Độ cao lớn: là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở.
- Cao nhất vùng là Phan- xi- păng 3143m
- Hướng núi chính là: hướng tây bắc đông nam
- Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn, nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao.
2 
b)
* Giá trị của địa hình miền núi:
- Nhiều cảnh đẹp, nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn, hang động đẹp, khí hậu trong lành ... phát triển du lịch
0,25 
- Miền núi có các con sông lớn dốc có tiềm năng thủy điện lớn.
0,25 
- Khu vực tập trung nhiều tài nguyên khoáng sản thuân lợi cho việc phát triển công nghiệp đa ngành (công nghiệp khai khoáng, luyện kim...)
0,25 
- Rừng và đất trồng tạo cơ sở phát triển nền nông- lâm nghiệp nhiệt đới, trồng cây công nghiệp lâu năm, dược liệu ... là nơi cư trú của nhiều sinh vật 
0,25 
Câu 2: (1,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
* Nhận xét số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta 1985- 2003:
- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục nhưng không đều giữa các gia đoạn. Giai đoạn có tốc độ tăng nhanh nhất là 1995- 2003 (D/c số liệu )
0,5
b)
* Sự thay đổi đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta và những vấn đề cần quan tâm: 
- Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp (25,8% năm 2003) điều đó chứng tỏ hoạt động nông nghiệp ở nước ta vẫn ở vị trí khá cao. Quá trình đô thị hoá có sự di dân từ nông thôn ra thành thị. 
0,5 
- Đồng thời với quá trình công nghiệp hoá và sự hình thành các thành phố công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất trong những năm đổi mới. Đó là những vần đề bức xúc tạo nên những sức ép lớn đối với cơ sở hạ tầng và môi trường đô thị và các vấn đề xã hội khác.
0,5 
Câu 3: (3 điểm) 
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
* So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ số trong bảng số liệu:
Xử lí số liệu: Chuyển từ số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối (%) 
Cách tính như sau: Lấy năm mốc 1995 là 100%, sau đó tính % của năm sau. Kết quả Bảng xử lí số liệu (đơn vị %) như sau:
Các chỉ số
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Số dân
100
111,7
100
115,4
Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt
100
109,3
100
114,4
Sản lượng lương thực có hạt
100
122,1
100
151,6
Bình quân lương thực có hạt
100
109,4
100
131,4
1
- Các chỉ số của Đồng bằng sông Hồng đều có mức tăng trưởng chậm hơn so với mức tăng trưởng của cả nước, cụ thể như sau:
+ Số dân của Đồng bằng sông Hồng tăng 11,7%, cả nước tăng 15,4%. 
0,25 
+ Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,3%, cả nước tăng 14,4%. 
0,25 
+ Sản lượng lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 22,1%, cả nước tăng 51,6%.
0,25 
+ Bình quân lương thực có hạt của Đồng bằng sông Hồng tăng 9,4%, cả nước tăng 31,4%.
0,25 
b)
* Phân tích và giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng.
- Do có những cố gắng trong việc thâm canh cây lương thực, nên mặc dù diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt tăng chậm, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng nhanh. 
0,25 
- Tuy nhiên do sức ép của vấn đề dân số (dân số đông, tăng nhanh) nên bình quân lương thực có hạt theo đầu người tăng chậm hơn so với cả nước. 
0,25 
- Đồng bằng sông Hồng không chỉ đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho vùng mà còn dư một phần lương thực để xuất khẩu. 
0,5 
Câu 4: (2,5 điểm)
Ý/Phần
Đáp án
Điểm
a)
* So sánh: Nhìn chung Đông Bắc có nhiều ngành công nghiệp phát triển hơn Tây Bắc, cụ thể:
- Tình hình phát triển: 
+ Đông Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp cao hơn nhiều lần so với Tây Bắc (20,5 lần vào năm 2002)
0,25 
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao hơn Tây Bắc (trong cả giai đoạn Tây Bắc tăng 2,17 lần, Đông Bắc tăng 2,31 lần)
0,25 
- Cơ cấu ngành:
+ Đông Bắc có cơ cấu ngành đa dạng hơn bao gồm: luyện kim đen, luyện kim màu, vật liệu xây dựng, cơ khí, hóa chất
0,25 
+ Tây Bắc chỉ có thủy điện là thế mạnh nổi bật
0,25 
- Mức độ tập trung công nghiệp Đông Bắc cao hơn nhiều lần Tây Bắc: 
+ Đông Bắc có trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9- 40 nghìn tỉ đồng là Hạ Long và quy mô từ dưới 9 nghìn tỉ đồng có: Thái Nguyên, Việt Trì, Cẩm Phả.
0,5 
+ Tây Bắc có mức độ tập trung công nghiệp thấp nhất cả nước. Tại đây không có trung tâm công nghiệp nào mà chỉ có các điểm công nghiệp chủ yếu khai thác khoáng sản, chế biến nông sản như: Sơn La, Điện Biên Phủ, Quỳnh Nhai
0,5 
b)
* Giải thích:
- Công nghiệp Tây Bắc nhỏ bé, kém phát triển hơn Đông Bắc do:
+ Địa hình núi cao, hiểm trở đi lại nhiều khó khăn
+ Tài nguyên khoáng sản ít hơn, khó khai thác và chế biến
+ Dân cư thưa thớt, thiếu lao động có kĩ thuật
+ Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu
0,5 
- Công nghiệp Đông Bắc phát triển hơn do:
+ Vị trí địa lí thuận lợi, một phần lãnh thổ nằm trong vùng KT trọng điểm phía Bắc
+ Địa hình thấp hơn, giao thông khá thuận lợi có nhiều loại: đường sông, đường sắt, đường bộ và cảng biển 
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, một số loại có trữ lượng khá lớn: than, quặng sắt, thiếc..
 + Dân cư đông, lao động có kĩ thuật nhiều hơn. Cơ sở cơ sở vật chất phục vụ công nghiệp được xây dựng tốt hơn
0,5 
========== Hết ===========

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_dot_1_mon_dia_ly_lop_9_n.doc