Đề tham khảo Văn học 7 kì 2

Lập luận giải thích:

*bài văn dài:

Đề tham khảo 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

Bài 1

Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

 

doc30 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tham khảo Văn học 7 kì 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôn lớn trong cuộc sống.
bài 2:
Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn. Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu, học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn, nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.
bài 3:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.
Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Ở câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Sàng khôn trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lí thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội. Nếu thả mình vào trong sự liên tưởng, thì ít nhiều chúng ta lại nghĩ tới một sự biểu trưng khác của từ sàng khôn này. Thông thường, nói đến sàng người ta nghĩ tới cái được giữ lại ở trên sàng là thứ to hơn, ngược lại cái lọt xuống, lọt qua sàng là thứ nhỏ. Lọt sàng xuống nia mà lại! Sàng khôn có lẽ vì thế mà gợi nên sự liên tưởng tới những điều khôn không chỉ có số lượng nhiều nói chung, mà còn là cái số luợng nhiều đã được chọn lọc. Không hiểu cha ông ta có gửi gắm điều này không, nhưng đứng về phía người thưởng thức và sử dụng ngôn ngữ, những liên tưởng như vậy là hoàn toàn có lý. Trở lại câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn, hai vế câu tục ngữ được hỗ trợ của phép đối và điệp dễ gây liên tưởng có tính khẳng định: hễ cứ đi ra là có thể học được điều hay lẽ phải và càng đi nhiều càng khôn lớn trưởng thành. Đó là thông điệp của cha ông gửi lại cho đời sau. 
Câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là đi một quãng đàng, học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phuơng hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ. 
Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống
anh tìm cho rùi đấy. mở bài và kết bài em tự làm . còn thân bài thì lấy trong mấy bài này ra.
quan trọng là em định hướng cách làm của mình ra sao thôi. từ đó rút ý thừ bài tham khảo ra rùi làm
Đề tham khảo 2: Một nhà văn đã nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
Đời sống ngày một nâng cao, yêu cầu về học thức của mỗi con người ngày càng cần thiết. Phương tiên để học hữu hiệu, đạt kết quả tốt nhất đó chính là sách.
Sách đối với trí tuệ con người là quan trọng. Nó tu dưỡng nhân cách, ý thức của mỗi chúng ta. Chính vì vậy mới có câu rằng: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người.
Sách không chỉ là vật dụng mà nó còn chứa đựng những tư tưởng nhân văn, ý nghĩa sâu sa khiến người ta phải ngẫm nghĩ. Không chỉ vậy sách còn là món ăn tinh thần trong cuộc sống, tô điểm chút thi vị cho đời thường. Thế giới trong sách không đơn thuần khi ta mới nhìn qua mà đọc từng câu từng từ, xem từng hình ảnh mới cảm nhận được nét tinh hoa, sự giàu đẹp của nó. Đồng thời nó cũng là chiếc chìa khoá trước hết là mở ra cánh cổng tri thức và sau đó là mở ra cánh cổng của thành công, thăng hoa. Có thể nói tuy chỉ là một vật dụng nhỏ bé do con người tạo ra, về giá trị vật chất có thể không có mấy nhưng về giá trị tinh thần thì rất lớn. Sách là một kho tàng về tri thức. Trải qua hàng trăm năm con người đã biết ghi chép lại những hình ảnh, sự việc, vấn đề để tích luỹ, ghi nhớ và dạy dỗ con người. Nó thể hiện những sự kiện lịch sử quan trọng, những vùng miền đất mới, những công trình kiến trúc khoa học, văn hoá nghệ thuật, hay những phát minh khoa học, những công thức toán học. Đã từ lâu sách đã đi vào cuộc sống của mỗi con người, khuyên răn, chỉ bảo con người thêm hiểu biết và như người ban thân song hành. Khi chưa biết, sách là người thầy của chúng ta, khi căng thẳng, sách là nguồn đông viên an ủi giúp ta tiến bước. Khi buồn bã, giận hờn thì sách là liều thuốc xoa dịu vết thương. Sách gợi lại cho chúng ta những kỉ niệm đáng nhớ, liên tưởng cho chúng ta về một thế giới tưởng chừng vô hình trừu tượng mà lại hiển hiển trong cuộc sống. Sách còn là nguồn thông tin, trao đổi kiến thức, giao lưu giữa hàng nghìn vùng miền xa lạ, kho tàng kiến thức cho nhân loại. Có thể chứng minh rằng ý nghĩa to lớn của sách dành cho chúng ta là rất lớn. Nó tái hiện lại trạng thái, sự sống, hoạt động của con người. Nó chỉ ra một tương lai mới, hay quay về quá khứ để lấy lại những kinh nghiệm. Những trang sách thuần tuý ấy đã đi vào trong cả nền giáo dục mỗi con người. Sách không chỉ là hành trang của con người trong trường học, mà còn là hành trang của con người trong đời thường, cuộc sống, xã hội. Sách mở rộng tầm nhìn cho chúng ta về cuộc đời, chỉ bảo, thâm nhập vào tâm hồn của cuộc sống. Thế giới có sách vở là thế giới giàu tri thức, nhiều công nghệ. Thế giới không có sách là thế giới nghèo nàn lạc hậu. Những cuốn sách đã dạy chúng ta biết bao điều kì diệu trong cuộc sống, tu dưỡng đạo đức cho ta ngày một văn minh.
Tất cả những điều trên đều chứng tỏ một chân lí rằng: Sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ loài người. ấy vậy mà một số hành vi lại xâm phạm đến ý nghĩa cao đẹp của sách. Những cuốn sách không phù hợp tính nhân văn vẫn được bày bán công khai. Những nội dung ngang trái khiến người đọc phải bất mãn vẫn được tung ra thị trường. Thử hỏi xem phẩm chất cao quý của sách đã bị xoá mờ đi bởi những bàn tay vô trách nhiệm, những ý nghĩ xấu xa kia. Việc đọc sách để mở mang tầm hiểu biết nhưng việc chọn sách lại là nền tảng cho muc đích ấy. Một cuốn sách hay sẽ đem lại cho con người một tư tưởng, một định hướng có lợi nhất định. Những một cuốn sách xấu lại mang lại cho con người tư tưởng lệch lạc, thiếu chín chắn dẫn đến những hậu quả khó lường. Do đó chúng ta cũng thấy được cái tốt từ sách để học tập. Nhắc đến sách là nhắc tới một thế giới sáng trong, một thế giới mang tinh nhân văn, hiện thực. Do đó ta phải nhận ra được rằng: đọc sách không chỉ là tu dưỡng kiến thức mà còn là mở ra một con đường, một lối mở dẫn đến thành đạt. Một trong những thiệt thòi lớn nhất của con người là không đọc sách vì đó như một thế giới thông tin thu nhỏ dễ hiểu, dễ cảm nhận. Ngay cả những vị danh nhân thành tài, những nhà bác học uyên bác không thể phủ nhận được giá trị của sách. Tri thức của con người càng được tu dưỡng bao nhiêu thì con người lại càng cảm nhận được vai trò của sách, hiêu thêm được tác dụng mà sách đem lại.
Có thể nói sách chính là phương tiện để chúng ta học tập, là nguồn động lực để chúng ta vươn xa. Do đó chúng ta trước hết phải hiểu được vai trò, giá trị của nó, biết chọn lựa, sau đó là hãy biết sử dụng nó đúng mục đích để sách luôn luôn mang một vị trí quan trọng trong đời sống mỗi con người hay nói rõ hơn là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ loại người.
Đề tham khảo 3: Mùa xuân là Tết trồng cây 
 Làm cho đất nước càng ngày càng xuân 
Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều j` qua 2 dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? 
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm và gần gũi với thiên nhiên. Khi đất nước hoà bình, Người kêu gọi: “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây” để bảo vệ môi trường sinh thái cho chính cuộc sống của con người. Người đã xây dựng phong trào Tết trồng cây và phong trào ấy ngày càng được nhân rộng. 
Đầu năm 1960, Người đã phát động Tết trồng cây trong toàn dân với lời dạy: “Việc này ít tốn kém mà lợi ích nhiều”. Bác nói: “Trong 10 năm nữa phong cảnh nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp, khí hậu sẽ hiền hoà hơn, cây gỗ sẽ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”. Ngày 5/01/1961 (ngày 9 tháng Chạp năm Canh Tý), Bác Hồ về thăm Hợp tác xã Lạc Trung của tỉnh Vĩnh Phúc – nơi có phong trào trồng cây hai bên đường và trên các bãi đất trống, Bác ôm ghì 2 đồng chí lãnh đạo của xã thật chặt và hỏi: “Các chú có thấy khó chịu không?”. Rồi Bác ôn tồn bảo: “Cây cũng như người, nó phải có khoảng cách để sống và phát triển, các chú cần hướng dẫn nhân dân trồng cây theo kỹ thuật, trồng cây nào tốt cây đó”. 
Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Bác thường xuyên theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Trong bài viết cuối cùng của mình về Tết trồng cây ngày 5/2/1969, Bác nhắc tới “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”. Tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Trong khu nhà đơn sơ của mình, Bác đã tạo ra một môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp, Bác trồng cây trong vườn, chăm cây như chăm người. Bác thả cá dưới hồ và không cho phép ai được câu, xua đuổi và săn bắt chim trong vườn. Bác nói: “Chim là của quý của thiên nhiên ta phải bảo vệ chúng”. 
Trong những lần thăm nước bạn hoặc tiếp đón các vị nguyên thủ quốc gia đến thăm Việt Nam, Bác đều tổ chức trồng cây lưu niệm. Người đã trồng cây đại ở ấn Độ, trồng cây sồi ở Nga và còn gọi đó là “những cây hữu nghị”. Cây lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường. 
Ngay cả đến giờ phút Bác sắp đi xa, trong Di chúc Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”. 
Từ lời dạy, việc làm của Bác Hồ, chúng ta nhận thấy rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Người kêu gọi nhân dân ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy. 
Ngày nay, khi “ngôi nhà chung” của chúng ta vang lên tiếng kêu cứu, khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao. 
Ngoài ra: 
Một vấn đề được Bác Hồ quan tâm đặc biệt lŕ sự nghiệp trồng cây, trồng người: "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người". Rięng về việc trồng cây, vào khoảng giữa năm 1959, Bác viết bài thơ kêu gọi nông dân trồng cây. 
"Muốn làm nhà cửa tốt 
Phải ra sức trồng cây 
Chúng ta chuẩn bị từ nay 
Dăm năm sau sẽ bắt tay dựng nha" 
Sau đó, nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng và đón Tết âm lịch, Bác Hồ chính thức phát động phong trŕo Tết trồng cây trong cả nước. Phong trào diễn ra trong vòng 1 tháng từ 6/1 đến 6/2/1960. 
"Mùa xuân là Tết trồng cây 
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" 
Kể từ khi phát động phong trào cho đến khi Bác qua đời, mỗi năm cứ khi tết đến, xuân về Bác đều tự měnh trồng cây trong Phủ chủ tịch để lŕm gương. Trực tiếp kêu gọi, theo dõi, nhắc nhở, động viên, vận động phong trào. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về. 
Xã hội hiện đại lŕ xã hội điện tử, tin học và công nghệ. Nhưng phía sau nó, xã hội hiện đại lại thải ra một lượng chất thải khổng lồ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nguồn nước, thức ăn... ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe con người, thě việc trồng cây là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường. Đúng như những điều Bác đă dạy trong lời phát động Tết trồng cây khi xưa: "Miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu trẻ em thơ ấu, 1 triệu người từ 8 tuổi trở lęn đều có thể trồng cây... Như vậy, mỗi tết trồng được độ 15 triệu cây" thě chẳng mấy chốc đất nước ta sẽ phủ xanh.
Đề tham khảo 4: Hãy giải thích ý nghĩ của câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công".
Tục ngữ là kho báu trí tuệ dân gian. Có biết bao bài học sâu sắc ta tìm thấy trong tục ngữ. Câu "Thất bại là mẹ thành công" vẫn được nhiều người nhắc đi nhắc lại trong cuộc đời để tự động viên mình vươn lên.
Hai chữ "thất bại" và "thành công" trong câu tục ngữ tương phản nhau. "Thất bại" được nhân hoá thành "mẹ"; người con ấy là "thành công" do người mẹ "thất bại"sinh ra. Ông cha ta đã có một cách nói quá thật sắc, thật gọn, thật hay để nêu lên một bài học kinh nghiệm quý báu, khuyên mọi người đừng ngả lòng nản chí mà phải kiên gan bền chí, quyết tâm vươn lên sau mỗi lần thất bại. Thành công là hệ quả được tìm thấy trong bài học thất bại: "Thất bại là mẹ thành công".
Trong cuộc sống, ta luôn luôn đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Bắt tay vào làm một công việc mới ai cũng cảm thấy: "Vạn sự khởi đầu nan". Trong học tập, lao động, chiến đấu... ta phải đối diện với bao cái khó, ngay những người thông minh, tài trí cũng thế. Có cái khó, ta tìm được cách để vượt qua, nhưng cũng có cái khó làm ta thất bại.
Có người bị thất bại thì nản chí, hoang mang, trở nên bi quan, tiêu cục. Nhưng cũng có người, sau mỗi lần thất bại, mỗi lần ngã đau, họ lại dũng cảm đứng lên, dám nhìn thẳng vào sự thật, tỉnh táo tìm ra nguyên nhân thất bại, để hướng tới, khiến ý chí, quyết tâm được nâng cao hơn bao giờ hết. Trước mọi thất bại, không nên bi quan, dao động hoặc cay cú, nóng vội, mà phải bình tĩnh và thận trọng. Bài học thất bại là bài học cay đắng ở đời, ta cần phải kiên trì, sáng suốt đề tìm ra được biện pháp khắc phục tốt nhất mới mong giành được thành công mới, thắng lợi mới. Sự lớn lên ấy là chân lí mà ta đã tìm được qua câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công".
Có thất bại trong chiến đấu phải trả giá bằng xương máu. Có thất bại trong làm ăn phải tốn nhiều tiền của. Có thất bại... làm hao mòn trí lực, danh dự, thời gian... Mỗi một thất bại là một quả đắng! Có thành công nào mà không hề gặp khó khăn, không hề trải qua ít, nhiều thất bại? Phải đổ nhiều công sức, mồ hôi, tâm huyết, thời gian... ta mới làm nên trái hạnh phúc ngọt ngào. Câu tục ngữ: "Thất bại là mẹ thành công" dạy ta bài học làm người: phải làm người chân chính, có nghị lực, có bản lĩnh, có niềm tin...
Đọc tiểu sử các vĩ nhân, ta càng thấy rõ những cống hiến của họ cho nhân loại là sự kết tinh của tài năng và ý chí chiến thắng khó khăn, thử thách. Sau hơn một thế kỉ chiến đấu anh dũng và hi sinh to lớn, nhân dân ta mới làm nên Cách mạng tháng Tám, chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến thắng 30-4-1975 giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Trong đời học sinh mỗi chúng ta cũng vậy, sau mỗi bài tập, bàik iểm tra, sau mỗi kì thi ai c

File đính kèm:

  • docde cuong van hoc 7 hk2.doc