Giáo án theo chủ đề môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Đinh Hồng Nhung

II. HĐ2: Hình thành kiến thức

? Nêu những nét chính về về tác giả HCM?

GV: Mở rộng

? 2 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Em biết gì về hoàn cảnh LS thời điểm năm 1947-1948?

? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?

- Dịch thơ: Thơ Lục bát – do người dịch

? Hai bài thơ có điểm gì chung? I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản

1. Tác giả, văn bản

* Tác giả:

+ HCM (1890 - 1969), Quê xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An

+ Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.

* Văn bản

- 2 bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc ( Cảnh khuya 1947- Rằm tháng giêng 1948).

* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

 

doc10 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án theo chủ đề môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Đinh Hồng Nhung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 22/10 (7A2) 24/10 (7A1)
CHỦ ĐỀ THƠ BÁC
( Thời lượng 2 tiết: VB Cảnh khuya, Rằm tháng giêng)
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
- Nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa trong văn bản
- Phân tích được tác dụng của nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
	Gồm 02 bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
 Tích hợp: Luyện tập viết đoạn văn cảm nhận về nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thơ.
Bước 3: Xác định mục tiêu bài học	
* Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.
- Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.
- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 
* Kĩ năng:
- Đọc - hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
- So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng 
* Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước cho HS.
*Các năng lực cần định hướng:
- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực ngôn ngữ.
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học
Mức độ
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng
Mức độ nhận biết
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
Mức độ thông hiểu
Cảnh đêm trăng rừng Việt Bắc được tác giả miêu tả như thế nào? 
Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
Mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao
Nhận xét về việc sử dụng điệp ngữ trong bài thơ?
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về con người Hồ Chí Minh
Qua bài thơ em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?
Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng
Mức độ nhận biết
- Nêu những nét chính về về tác giả HCM?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Hai câu thơ đầu m/tả cảnh gì? Ở đâu?
? Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả những đối tượng nào? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thơ đó? 
- Hai câu thơ cuối, t/g tả cảnh hay tả tâm trạng?
- Nêu những nét chính về tác giả HCM?
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
? Cảnh được miêu tả như thế nào? 
? Hình ảnh trăng xuất hiện trong những câu thơ nào?
? H/ảnh Bác hiện lên ntn trong 2 câu cuối?
Mức độ thông hiểu
? Em hãy cho biết nội dung khái quát của bài thơ
? Hai câu thơ đầu m/tả cảnh gì? Ở đâu?
? Cảnh rừng VB vào lúc đêm khuya được miêu tả th/qua những chi tiết nào? 
? Cảnh vật ở đây đã chìm vào yên tĩnh, nhưng trong cái không gian yên tĩnh ấy, Bác đã nghe thấy âm thanh gì? 
? Tác giả sử dụng NT gì trong câu thơ thứ 1?
? Câu thơ thứ 2 tả cảnh gì? SD BP NT gì? Tác dụng?
? Người chưa ngủ ở đây là ai? Và chưa ngủ vì lý do gì? ? Theo em, đó là tâm trạng gì, của ai?
? Ở câu thơ thứ ba có thể hiểu Người chưa ngủ vì cảnh TN quá đẹp. Vậy ta có thể hiểu ntn về trạng thái c/xúc của Bác?
? Trạng thái đó phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả? 
? Ngoài ra Bác chưa ngủ vì lý do nào nữa? 
? Em hãy cho biết nội dung khái quát của bài thơ
? Em hiểu kim dạ, nguyên tiêu, nguyệt nghĩa là gì?
? Ý nghĩa của điệp từ “xuân”?
? So sánh bản nguyên tác với dịch thơ em thấy có điều gì khác biệt?
? Hai câu thơ đầu tác giả SD nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Hai câu đầu gợi cho ta một cảnh tượng như thế nào?
? Hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng ở cuối bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì?
- Trong hai câu thơ cuối t/g đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? 
Mức độ vận dụng thấp và vận dụng cao
? Có gì độc đáo trong cách miêu tả âm thanh đó? (biện pháp nghệ thuật)
? Cách tả này, bước đầu gợi lên một cảnh thiên nhiên như thế nào?
? Ở câu thơ thứ hai có gì đặc biệt trong cách miêu tả ánh trăng với cổ thụ và hoa? Tác giả đã sử dụng từ ngữ như thế nào? 
? Hai câu thơ đầu đã cho người đọc thấy cảnh th/nhiên nơi núi rừng VB ntn? 
? Bài thơ đã cho em hiểu gì về Bác?
? Viết một đ/văn ghi lại suy nghĩ của bản thân với vẻ đẹp thiên nhiên, và tâm hồn nhà thơ
? Em cảm nhận gì về không gian trong bài thơ?
- Qua bài thơ em hiểu gì về con người Hồ Chí Minh?
- Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh
- Em hãy so sánh mối quan hệ giữa trăng và người trong bài “ Cảnh khuya ” với trăng và người trong bài “Rằm tháng giêng ”?
? Không gian sáng tạo để tạo cảm hứng trữ tình cho tác giả trong 2 bài thơ có gì khác nhau?
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
I. Hoạt động 1: Khởi động
- Cho HS: nghe bài ngâm thơ Bác
(Cảnh khuya).
? Qua bài thơ đó em cảm nhận được điều gì về Bác? 
II. HĐ2: Hình thành kiến thức
? Nêu những nét chính về về tác giả HCM?
GV: Mở rộng 
? 2 Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Em biết gì về hoàn cảnh LS thời điểm năm 1947-1948?
? Bài thơ được viết theo thể thơ gì?
- Dịch thơ: Thơ Lục bát – do người dịch 
? Hai bài thơ có điểm gì chung?
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả, văn bản
* Tác giả:
+ HCM (1890 - 1969), Quê xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An
+ Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.
* Văn bản
- 2 bài thơ ra đời trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở chiến khu Việt Bắc ( Cảnh khuya 1947- Rằm tháng giêng 1948).
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
HS: Đọc bài thơ
? Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh gì? Ở đâu?
HS: HĐ cặp đôi 1’
 ? Hai câu thơ đầu tác giả miêu tả những đối tượng nào? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thơ đó? 
? Âm thanh tiếng suối có gì đáng chú ý?
? Em hiểu từ “trong” ở đây ntn?
? Câu thơ tg đã sử dụng BPNT nào?
? Tác giả so sánh tiếng suối với tiếng hát? Tiếng hát gợi cho chúng ta cảm giác gì?
- Tiếng suối trong đêm mang lại cảm giác thanh bình của TN, rừng núi trong đêm khuya.
HS: HĐ cặp đôi (1p)
? Câu thơ cho ta cảm nhận được gì về núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya?
HS: đọc câu thơ thứ 2
? Từ “Lồng” ở đây nghĩa là gì? Tác dụng? 
-> Sự quấn quýt, hòa quyện, đan xen
=> Gợi sự gắn bó, hài hòa, ấm áp.
Trăng, cây cổ thụ, hoa...
? Câu thơ được tác giả sử dụng BPNT nào? 
? Bức tranh thiên nhiên hiện lên như thế nào? 
HS: HĐ cặp đôi (2p)
? Em có nhận xét gì về tâm hồn của t/g qua 2 câu thơ đầu?
GV: Hai câu thơ đầu m/tả cảnh TN vào 1 đêm rất khuya ở núi rừng Việt Bắc. TN thơ mộng, đẹp như 1 bức tranh thuỷ mặc: Cảnh khuya như vẽ. Đẹp mà có hồn.
HS: Đọc 2 câu cuối
? Hai câu thơ cuối, t/g tả cảnh hay tả tâm trạng?
- Ở hai câu đầu, chưa thấy có sự xuất hiện của con người. Vì con người lúc đó còn đang lắng nghe nhạc suối, lặng ngắm trăng. Bây giờ mới xuất hiện. Nhưng xuất hiện không phải qua hình dáng mà qua tâm trạng.
? Theo em, đó là tâm trạng gì, của ai?
? Người chưa ngủ ở đây là ai? Và chưa ngủ vì lý do gì? 
- Người chưa ngủ ở đây là vì cảnh thiên nhiên quá đẹp. Nhưng lí do chính khiến Bác chưa ngủ vì “lo nỗi nước nhà”. 
? Em hiểu cụm từ “lo nỗi nước nhà” ở đây như thế nào? 
- Bác lo việc dân, việc nước. Lo cho cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ bao giờ đến ngày thắng lợi.
HS: HĐ cặp đôi 2’
? Hai câu thơ sử dụng BPNT gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
- Miêu tả theo lối ước lệ cổ điển: cảnh đẹp như tranh vẽ 
- Điệp từ chưa ngủ - Nối kết hai trạng thái. 
? Ở câu thơ thứ ba có thể hiểu Người chưa ngủ vì cảnh TN quá đẹp. Vậy ta có thể hiểu ntn về trạng thái c/xúc của Bác?
- Say mê thiên nhiên đẹp
? Trạng thái đó phản ánh cảm xúc tâm hồn nào của tác giả? 
- Chất nghệ sĩ
? Ngoài ra Bác chưa ngủ vì lý do nào nữa? 
- Tình yêu nước-> chiến sĩ.
HS: HĐ cặp đôi 1’
? Hai câu thơ đã cho ta biết gì?
? Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về tâm hồn Bác?
II. Đọc - Hiểu văn bản
1. VB: Cảnh khuya
* Cảnh rừng Việt Bắc trong đêm khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 Tiếng suối trong như tiếng hát xa
-> NT: So sánh
=> Gợi sự gần gũi, ấm áp, thân thương, gợi sức sống của con người.
=> Núi rừng đêm chiến khu mang sức sống trẻ trung và hơi ấm con người
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
-> NT: Điệp ngữ
=> Bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Bức tranh chỉ có hai màu sáng - tối, trắng - đen mà tạo nên vẻ đẹp lung linh, kì ảo, chập chờn nhưng lại ấm áp, hòa hợp, quấn quýt, thật thơ mộng.
=> Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm của nhà thơ.
* Tâm trạng của nhà thơ:
 Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
-> NT: So sánh, điệp ngữ 
=> Tình yêu nước sâu sắc, thiết tha luôn thường trực trong tâm hồn tác giả.
=> Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu nước sâu nặng, phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ.
HS: Đọc bài thơ
HS: đọc hai câu thơ đầu.
HS: HĐ cá nhân 1’
? Cảnh đêm rằm được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? 
? Em hiểu kim dạ, nguyên tiêu, nguyệt nghĩa là gì?
Kim dạ: đêm nay; nguyên tiêu: rằm tháng giêng; nguyệt: trăng
GV: giải thích, nhấn mạnh về nguyên tác: Đêm rằm tháng giêng, trăng đúng lúc tròn nhất, tỏa sáng nhất...
 ? Có mấy từ “xuân”? Ý nghĩa của “xuân”?
? So sánh bản nguyên tác với dịch thơ em thấy có điều gì khác biệt?
- Bản dịch thơ chỉ có 2 từ xuân, còn nguyên tác có 3 từ xuân. Mặc dù dịch thơ đã cố gắng diễn tả vẻ đẹp của không gian nơi đây nhưng vẫn chưa toát lên hết được khung cảnh cao rộng, khoáng đạt, bát ngát, tràn ngập ánh trăng và tràn đầy sức sống như nguyên tác.. 
HS: TL cặp đôi/2’/2 câu hỏi
? Hai câu thơ đầu tác giả SD nghệ thuật gì? Tác dụng?
? Hai câu đầu gợi cho ta một cảnh tượng như thế nào?
GV: nhấn mạnh 
HS: đọc hai câu cuối.
? Giữa cảnh xuân, con người đang ngắm cảnh hay đang làm việc gì?
- Con người không phải khách du ngoạn, thưởng thức cảnh xuân mà đang bàn việc quân.
? Tác giả bàn việc quân trong không gian như thế nào?
? Nhận xét gì về hình ảnh đó?
? H/ảnh trăng ngân đầy thuyền giúp em cảm nhận được điều gì?
( Trăng không chỉ lan toả ánh sáng đầy thuyền mà còn ngân nga xao xuyến tâm hồn thi nhân ).
-> Con thuyền chở cả trăng và người kháng chiến đang lướt nhanh trên sông trăng
GV: liên hệ hoàn cảnh lịch sử.
? Nhận xét gì về câu 3, 4 trong bản dịch thơ so với bản nguyên tác?
- Câu 3: Chưa nói được khung cảnh diễn ra “ bàn việc quân”
- Câu 4: Thêm “ngân” ý khác đi...
HS: HĐN 4/3’/2 câu hỏi
? Hình ảnh trăng xuất hiện trong những câu thơ nào?
- Câu 1,4
? Em cảm nhận gì về không gian trong bài thơ?
- Lãng mạn, hy vọng, không gian tràn đầy ánh sáng.
? Qua bài thơ em biết thêm điều gì về con người Hồ Chí Minh?
2. VB: Rằm tháng giêng
Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
 Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên;
Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
-> NT: Tả thực, điệp từ, từ ngữ gợi tả..
=> Khung cảnh cao rộng, khoáng đạt, bát ngát, tràn ngập ánh trăng và tràn đầy sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng. 
 Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
 Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.
 Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
-> Bàn việc quân trong nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng: giữa dòng bàn bạc việc quân
-> Hình ảnh đẹp mang tính biểu tượng
=> Phong thái ung dung, tự tại, lạc quan, tâm hồn phơi phới cùng tình yêu thiên nhiên say đắm, tình yêu đất nước thiết tha, sâu sắc của HCM.
HS: HĐN bàn 4/5’câu hỏi, khái quát NT,ND, ý nghĩa của 2 bài thơ/ phiếu học tập
? Nhận xét về thể thơ, hình ảnh thơ và cách sử dụng từ ngứ của tg trong bài thơ? 
? Nội dung chính của bài thơ?
? Bài thơ thể hiện điều gì về con người HCM?
III. Tổng kết
1. VB: Cảnh khuya
* Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Nhiều hình ảnh thơ đẹp.
- So sánh, điệp từ. 
- Sáng tạo về nhịp điệu (câu 1,4)
* Nội dung: 
Cảnh đẹp đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc và tâm trạng của nhà thơ.
* Ý nghĩa: 
- Ca ngợi tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước của Hồ Chí Minh.
2. VB: Rằm tháng giêng
* Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Lục bát).
- Hình ảnh thơ trong sáng, lãng mạn.
- Sử dụng phép điệp từ 
* Nội dung: 
- Cảnh thiên nhiên đêm trăng rằm tháng giêng tươi đẹp, trong sáng, tràn đầy sức sống.
- Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
* Ý nghĩa: 
- Rằm tháng giêng toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ - chiến sĩ HCM trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn nhiều gian khổ.
III. Hoạt động 3. Hoạt động thực hành
? Hai thơ có điểm gì giống nhau?
HS: HĐ cặp đôi 2’
III. Thực hành
* Giống nhau:
- Đều tả cảnh đêm trăng nơi núi rừng VB đẹp, lung linh, thơ mộng, tràn đầy sức sống.
- Đều ca ngợi tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó hòa hợp với thiên nhiên, tình yêu nước, phong thái ung, lạc quan của Bác.
IV. Hoạt động 4. Vận dụng (trên lớp/ở nhà)
? Em hãy so sánh mối quan hệ giữa trăng và người trong bài “Cảnh khuya” với trăng và người trong bài “Rằm tháng giêng ”?
HS: HĐN bàn 4’, trả lời.
? Viết một đ/văn ghi lại suy nghĩ của bản thân với vẻ đẹp thiên nhiên, và tâm hồn nhà thơ
4. Vận dụng
+ “Cảnh khuya”: trăng với người còn khoảng cách, con người say đắm, chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn trăng từ xa.
+ “Rằm tháng giêng ”: trăng không chỉ là bầu bạn, là tri âm tri kỷ ngồi cùng thuyền bàn việc quân, trăng còn đi vào trái tim thi sĩ, chiến sĩ Hồ Chí Minh.
V. Hoạt động 5. Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (thực hiện ở nhà)
- Sưu tầm và đọc một số bài thơ viết về thiên nhiên của Bác
? Không gian sáng tạo để tạo cảm hứng trữ tình cho tác giả trong 2 bài thơ có gì khác nhau?
- Cảnh khuya: Ánh trăng chiếu rọi lồng vào bóng cây cổ thụ khi tỏ khi mờ.
- Rằm tháng giêng: Trăng đêm rằm tháng giêng tràn đầy ánh sáng, bao trùm khắp không gian cảnh vật...
5. Mở rộng, phát triển ý tưởng sáng tạo
*Dặn dò:
- Học thuộc lòng 2 bài thơ, ND, NT, ý nghĩa
- Chuẩn bị bài mới: Tiếng gà trưa
 + Những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh.
 + Hoàn cảnh sáng tác, bố cục bài thơ.
 + Nội dung và nghệ thuật chính của hai khổ thơ đầu. 
	 + Tiếng gà trưa khơi dậy những h/a nào trong tâm trí người chiến sĩ qua đoạn thơ?
 + Qua những hình ảnh đó em cảm nhận được điều gì về người bà? Tình cảm của cháu đối với bà?
 + Hai khổ thơ cuối người cháu suy tư về điều gì?
	 + Ở khổ cuối, người cháu đã chiến đấu vì những mục đích nào?
 + Nhận xét về từ ngữ và BPTT? Khổ thơ khẳng định tình cảm nào của người cháu?
 + Giá trị nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của bài thơ
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:.
Lớp:... Trường:
? Nhận xét về thể thơ, hình ảnh thơ và cách sử dụng từ ngữ của tg trong bài thơ? 
? Nội dung chính của bài thơ?
? Bài thơ thể hiện điều gì về con người HCM?
Văn bản
Nghệ thuật
Nội dung
Ý nghĩa
Cảnh khuya
Rằm tháng giêng

File đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_2020_dinh.doc