Đề Tập làm văn Ngữ văn 7 cuối HKII

Đề II:

 Người nông dân Việt Nam xưa chịu bao nhiêu ách thống trị của bọn giặc phong kiến, rồi đến bọn thực dân. Tất cả đều do nhân dân ta hứng chịu, cho nên dân ta luôn bị bó hẹp với ruộng đồng, với tô thuế. Làm kiến thức của nhân ta thời xưa bị hạn chế, vì vậy, điều kiện mở rộng tầm hiểu biết là vô cùng cần thiết. Lúc đó, họ luôn khát vọng được đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn. Không những vậy, nhân dân ta đã có câu:

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”

Câu tục ngữ này như đúc kết một quá trình kinh nghiệm sống.

 Xét theo ý nghĩa, “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi rất xa, đi xa hơn con đường đi thường nhật. Tức người nông dân, họ sẽ không bị bó buộc trong lũy tre làng mà họ có thể đi xa, đi đến những nơi mới, vùng đất mới. Họ học được những điều mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi thêm kinh nghiệm mới, hay nói cách khác, họ học thêm được những “sàng khôn”, những điều quý giá mà họ chưa có được. Những chuyến đi xa như vậy để lại cho họ những ấn tượng sâu đậm. Bởi vậy, ca dao cũng có câu:

“Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Tập làm văn Ngữ văn 7 cuối HKII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề I:
 Từ khi loài người chúng ta có mặt trên Trái Đất này, ta đã biết sống dựa vào thiên nhiên, dựa vào không khí trong lành, nguồn nước mát lạnh,..và cho ta thấy màu xanh của cây lá, màu xanh của bầu trời cao, của biển cả. Cho nên nhân dân ta có câu: “Rừng vàng, biển bạc” để khẳng định giá trị của rừng và biển, hay nói cách khác là của tự nhiên. Tuy vậy, một số người lại không hề biết được điều đó, mà ngược lại, họ lại tàn phá rừng, tàn phá môi trường sống của mình và hủy hoại dần cả chiếc nôi xanh của nhân loại!
 Cuộc sống của chúng ta từ xưa đến nay đều ảnh hưởng từ môi trường, từ thiên nhiên, tự nhiên. Nếu không có môi trường thiên nhiên, có lẽ nhân loại chúng ta sẽdiệt vong. Thậm chí, có lẽ nhân loại cũng như chưa từng tồn tại. Mặc dù chúng ta có nền khoa học cao đến đâu chăng nữa thì cũng chẳng bao giờ có thể mô phỏng môi trường sống, vì môi trường sống của chúng ta không phải là máy móc, công nghệ mà là thiên nhiên, là khí trời, hoa đất.
 Môi trường nói chung là môi trường sống của chúng ta và cả vạn sinh vật khác đang cùng tồn tại trên Trái Đất. 
 Còn nói riêng trong thực tế, ai cũng biết rừng là nơi cung cấp nguyên liệu làm giấy, xây dựng nhà cửa và vật dụng cho gia đình. Rừng là cỗ máy tự nhiên điều hòa khí hậu, là nhà máy “lọc bụi” tối tân, là lá chắn, là rào cản đầu tiên trước mọi thiên tai. Thậm chí, khi phút cuối của cuộc đời, chúng ta cũng trở về đất, nằm trong những tấm gỗ của rừng.
 Về đại dương, đại dương là nguồn sống cho chúng ta, cho những cư dân làng chài, cũng là cỗ máy điều hòa khí hậu, trữ trong mình một nguồn năng lượng gần như vô hạn
 Và còn nhiều hơn nữa những lợi ích từ môi trường: ánh nắng mặt trời cho ta ánh sáng cho mọi hoạt động vui chơi; cho ta những cơn gió mát, những thảm cỏ xanh,hay phải nói bức tranh phong cảnh cuộc sống của chúng ta liệucó còn khi không có thiên nhiên.
 Như vây đấy, môi trương quan trọng là vậy, mà vẫn có bao người vì lợi ích cá nhân mà quên hết những điều đó, họ vô tư thải ra bầu khí quyển bao nhiêu tấn chất độc hại, làm cho lỗ thủng tần ôzôn ngày một lớn hơn, và liệu rằng một ngày nào đó, bầu khí quyển sẽ tan biến. Họ còn chặt bỏ hết cây rừng, để rồi sa mạc ngày một lớn dần, lấn át các thảo nguyên, các đô thị. Họ tha hồ xả rác bừa bãi, bao nhiêu rác đổ hết ra biển để rồi môi trương sinh thái của biển ngày càng ô nhiễm.
 Thử hỏi, làm vậy có ích cho ta hay sao? Làm vậy thì chúng ta sẽ sống sung sướng hơn hay sao, hay là từng ngày từng ngày đều phải nghe tiếng than khóc của núi rừng, của biển cả rồi hứng chịu bao cơn giận dữ của thiên nhiên với lũ lụt, với gió thét, với đại dương..nghìn sầu muôn thảm.
 Liệu rằng thiên nhiên đang rên khóc thì chúng ta, những sinh vật sống sẽ vui vẻ, sẽ hạnh phúc? Không, ngược lại mới đúng. Có thích thú gì đâu khi phải lê bước trên một mảnh đất khô cằn, sỏi đá, không một bóng râm, cát bụi bay mù mịt. Có sung sướng gì đâu khi phải bước chân trên cát nóng mà chẳng có lấy một giọt nước. Có vui gì đâu khi hằng ngày phải sống trong một nơi không có tiếng chim hót, không lấy một bông hoa. “Ôi trời!”,con người chẳng nhẽ chỉ có thế.
 Chúng ta đâu phải là những cỗ máy không biết nói, tại sao không lên tiếng để bảo vệ thiên nhiên dù chỉ là một phần nhỏ bé. Trình độ hiểu biết của chúng ta đâu có tồi, tại sao chúng ta không nhận thức được một điều đơn giản nhưng vô cùng lớn lao: Môi trường là cuộc sống, là cuộc sống của chúng ta.” Chẵng nhẽ, ta lại để mất đi chiếc nôi khai sinh thế giới, để mất đi vẻ đẹp màu xanh của Trái Đất-ngôi nhà chung của chúng ta hay sao?
 Trước tai họa đó, dù sao vẫn còn có người có lương tâm. S.O.S đã báo động cho toàn thế giới. Cho đến Hội nghị quốc tế thượng đỉnh cũng chỉ họp bàn về vấn đề nan giải đó trong năm vừa qua. Có thể thấy, vấn đề môi trường bây giờ đã là quá lớn, đó đã là vấn đề của toàn thế giới cho nên đừng nghĩ nó là chuyện nhỏ.
 Môi trường sống, tất cả đều đáng giá và thân thuộc biết bao! Đó là không khí để bạn hít thở, là mặt đất bạn đang đứng, là cánh rừng xanh bát ngát, bầu trời trong lành, nguồn nước mát bạn đang uống,Sẽ không quá trễ nếu từ bây giờ chúng ta cùng nhau thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ cho chính cuộc sống của chúng ta.
Đề II:
 Người nông dân Việt Nam xưa chịu bao nhiêu ách thống trị của bọn giặc phong kiến, rồi đến bọn thực dân. Tất cả đều do nhân dân ta hứng chịu, cho nên dân ta luôn bị bó hẹp với ruộng đồng, với tô thuế. Làm kiến thức của nhân ta thời xưa bị hạn chế, vì vậy, điều kiện mở rộng tầm hiểu biết là vô cùng cần thiết. Lúc đó, họ luôn khát vọng được đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn. Không những vậy, nhân dân ta đã có câu:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn.”
Câu tục ngữ này như đúc kết một quá trình kinh nghiệm sống.
 Xét theo ý nghĩa, “đi một ngày đàng” có nghĩa là đi rất xa, đi xa hơn con đường đi thường nhật. Tức người nông dân, họ sẽ không bị bó buộc trong lũy tre làng mà họ có thể đi xa, đi đến những nơi mới, vùng đất mới. Họ học được những điều mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết, trau dồi thêm kinh nghiệm mới, hay nói cách khác, họ học thêm được những “sàng khôn”, những điều quý giá mà họ chưa có được. Những chuyến đi xa như vậy để lại cho họ những ấn tượng sâu đậm. Bởi vậy, ca dao cũng có câu:
“Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.”
 Câu ca dao đó cũng có ý nghĩa hệt như câu tục ngữ trên, “ở nhà với mẹ” chẳng khác nào là người nông dân bó hẹp với ruộng vườn. Có những người những tưởng ở đây ta là thông minh nhất. Cho đến khi bước ra khỏi sự bó hẹp, họ mới biết mình giỏi có người giỏi hơn, tầm nhìn của mình sao hạn hẹp và nông cạn đến thế?
 Đọc câu tục ngữ nghĩ lại mà thương cho số phận bao người nông dân nghèo ngày xưa, họ khao khát được tự
do như cánh chim trời, tha hồ đi đây đi đó. Nhưng chính cái ràng buộc của xã hội cũ đã làm họ kham khổ, bần cùng, thiếu hiểu biết.
 Nhưng dù sao, từ kinh nghiệm đó, người nông dân ngày nay đã hiểu biết rất nhiều. Được xã hội quan tâm, họ đã biết giao lưu với nhiều người, trau dồi kinh nghiệm sống, kinh nghiệm nhà nông, từ đó họ vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay và kinh nghiệm lao động của chính mình.
 Câu tục ngữ còn khuyên nhủ, khích lệ việc giao lưu, tham quan, học hỏi. Để đất nước ta lên đà phát triển, chúng ta cũng phải giao lưu, học hỏi bạn bè quốc tế, chứ đừng bó hẹp với những kinh nghiệm hạn hẹp
 Vậy tại sao, chúng ta học hỏi làm gì? Sự thực, bây giờ xã hội tiến bộ, ai cũng nghĩ kiến thức đối với ta là quá dễ dàng để biết hết. Không đúng, kiến thức với chúng ta là vô tận, chẳng ai biết ngày mai ngày kia, những kiến thức mới đang chờ đợi ta khám phá!
 Bây giờ, việc đi đó đi đây không còn là chuyện hiếm có như ngày xưa. Ai cũng có quyền tự do đi lại, học hành, kể cả ra nước ngoài. Học hỏi bằng con đường tham quan, du lịch học hỏi bằng con đường du học Nhưng mục đích cuối cùng vẫn là để tiếp thu những kinh nghiệm, những kiến thức khoa học mới mẻ, tiên tiến của nhân loại, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển Việt Nam thành một đất nước giàu mạnh mà vẫn giữ được bản sắc và truyền thống dần tộc.
 Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi ta sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.

File đính kèm:

  • docDe_tap_lam_van_Cuoi_HKII.doc