Đề tài Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát)

Đến với Thu điếu là đến với vẻ đẹp của cảnh thu gần gũi, thân thuộc cho

mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đến với Thu điếu là đến

với cõi lòng ẩn kín đầy tâm sự của thi nhân qua mọi yếu tố cấu thành của bài

thơ: từ ngữ, vần, nhịp, sự đối xứng, hòa thanh, phối sắc. Đến với Thu điếu không

phải đến với câu chuyện câu cá bởi phải chăng đó chỉ là cái cớ để mượn cảnh

nói tình theo lối đề vịnh

pdf19 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu” (Nguyễn Khuyến), “Thương vợ” (Tú Xương), “Sa hành đoản ca” (Cao Bá Quát), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ày là chủ 
thể thúc đẩy quá trình phá vỡ tính quy phạm của thơ ca cổ điển tích cực nhất 
nhằm giải phóng cảm xúc, bộc lộ cá tính và cuối cùng là thúc đẩy văn học dân 
tộc tiếp cận với văn học hiện đại phương tây. 
Việc phân loại trên là một thao tác cần thiết để nhận diện ra đặc trưng 
phong phú của thơ ca trung đại, làm nên diện mạo một nền văn học trung đại rực 
rỡ trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. Đây là tiến trình một đi không trở 
lại nhưng mãi mãi ghi dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm hồn dân tộc. Bởi xét 
đến cùng lịch sử văn học dân tộc là lịch sử tâm hồn dân tộc. 
2. Cơ sở thực tiễn 
Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản văn học đòi hỏi người giáo viên có 
năng lực thẩm văn tốt, có nghệ thuật sư phạm để tổ chức, dẫn dắt. Bên cạnh đó, 
vốn tri thức văn học sử vững vàng và cách đọc liên văn bản cũng mang yếu tố 
quyết định đến việc tạo hứng thú, sức hấp dẫn và khoa học trong giờ dạy văn. 
Nếu thiếu đi cái nhìn liên văn bản, tri thức văn hóa học, người dạy rất dễ rơi vào 
tình trạng “thấy cây nhưng không thấy rừng”, không nhận ra dòng chảy liên tục 
của văn hóa trong đó có văn học. Người dạy thiếu đi một cái nhìn tham chiếu, so 
sánh. Hoặc giả có so sánh thì rơi vào tư duy so sánh hơn kém, một lối tư duy tối 
kị trong dạy văn. Trên thực trạng chung đó, chúng tôi đề xuất hướng tiếp cận 
 6 
dưới cái nhìn tham chiếu với mục đích vừa nhận ra cái độc đáo, riêng biệt của 
mỗi phong cách tác giả đồng thời thấy được sự gặp gỡ, thống nhất ở một loại 
hình tác giả, một thời kì văn học. Nhất là văn học trung đại, một loại hình có sự 
gián cách về thời gian lịch sử và văn hóa đối với học sinh hiện nay và ít nhiều 
đối với giáo viên. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận tâm 
trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX qua ba tác 
phẩm nhằm tạo hứng thú học văn và rèn kĩ năng sống cho học sinh trong giờ đọc 
văn. Bởi xét đến cùng văn học là nhân học và lịch sử văn học dân tộc là lịch sử 
tâm hồn dân tộc. 
II. Tâm trạng bi kịch của nhà thơ trung đại giai đoạn nửa cuối thế kỉ 
XIX qua ba tác phẩm “Thu điếu”, “Thương vợ”, “Sa hành đoản ca”. 
1. Thu điếu (Nguyễn Khuyến) 
Cùng nằm trong chùm thơ thu được đánh giá là tam tuyệt nhưng Thu điếu 
có nét đặc sắc riêng về thể hiện cảnh thu và sự tương hợp giữa cảnh và tình. Đó 
là sự cộng hưởng giữa mối sầu ủ sẵn trong cảnh và niềm cô đơn ẩn sâu trong 
lòng người. 
Là nhà thơ của làng quê Việt Nam, gần suốt đời mình ông gắn bó với thôn 
quê, hòa hợp và thấu hiểu mảnh đất quê nhà. Vì thế, cảnh vật làng quê trong thơ 
ông hiện lên chân thực và giản dị. Đọc Thu điếu ta đã như được đắm mình vào 
một không gian thu của vùng tác giả. Sự giàu có những hình ảnh, chi tiết gợi tả 
đầy tính hiện thực trong bài thơ cho ta ấn tượng đó. 
Nét riêng của hồn quê Bắc Bộ, cái hồn dân dã được gợi lên từ khung ao 
hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc quanh co. Không khí mùa thu được gợi lên từ sự 
dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật. Ở màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, trời xanh 
ngắt. Ở đường nét, sự chuyển động: sóng hơi gợn tý, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng 
mây lơ lửng.Ở sự hòa sắc tạo hình: cái thú vị của bài Thu điếu là ở các điệu 
xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu 
vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi (Xuân Diệu). Ở đây, tất cả sự vật được 
nhắc tới đều xứng hợp với nhau, như tuân theo một trật tự: ao thu nhỏ nên 
thuyền câu bé, gió nhẹ nên sóng gợn tý: Trời xanh nên nước thêm trong; khách 
vắng teo nên người ngồi câu cũng trầm ngâm yên lặng; đặc biệt mảng màu xanh 
của nước, của tre hòa hợp với màu xanh của trời. 
 7 
Cảnh vật được miêu tả ở bài thơ nổi bật nhất với đặc điểm trong và tĩnh. Ao 
nước trong có thể nhìn thấy đáy (trong veo). Sóng biếc phản chiếu màu mây trời, 
màu cây cối. Trời ít mây nên càng nổi bật màu xanh ngắt. Bên cạnh phạm trù 
trong là thuộc tính tĩnh: mặt ao lặng (lạnh lẽo), sóng hơi gợn (gợn tý), gió khẽ 
đưa lá vàng, khách vắng teo, tiếng cá đớp động nghe như có như không, càng 
làm tăng sự yên ắng, tịch mịch của cảnh vật. 
Đến với Thu điếu là đến với vẻ đẹp của cảnh thu gần gũi, thân thuộc cho 
mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đến với Thu điếu là đến 
với cõi lòng ẩn kín đầy tâm sự của thi nhân qua mọi yếu tố cấu thành của bài 
thơ: từ ngữ, vần, nhịp, sự đối xứng, hòa thanh, phối sắc. Đến với Thu điếu không 
phải đến với câu chuyện câu cá bởi phải chăng đó chỉ là cái cớ để mượn cảnh 
nói tình theo lối đề vịnh. 
Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng. 
Một cõi lòng yên tĩnh, vắng lặng, một tâm trạng u hoài. Cõi lòng đó được thể 
hiện qua sự cảm nhận độ trong veo của nước, của sóng, của lá, của trời, âm 
thanh của cá Đặc biệt tâm sự của người viết được bộc lộ qua các từ láy: lạnh 
lẽo, tẻo teo, lơ lửng và cả vần eo tử vận tài tình. Từ lạnh lẽo không chỉ nói về 
khí lạnh tỏa ra từ mặt nước cùng vẻ hiu hắt của cảnh vật mà còn gợi nghĩ đến cái 
gì như là nỗi u uẩn trong lòng nhà thơ. Tẻo teo vừa miêu tả kích thước bé tý của 
chiếc thuyền câu lại vừa góp phần đưa đến cho người đọc suy nghĩ: mọi sự vật 
như đang cố thu mình lại để không làm ảnh hưởng tới không khí trầm mặc mà 
nhân vật trữ tình muốn có. Cùng với từ lơ lửng đã diễn tả tài tình trạng thái phân 
thân hay mơ màng của người ngồi câu giữa ao thu lặng. Và nét vẽ quanh co - 
một mặt tạo hình được sự ngoắt ngoéo của ngõ xóm hút sâu vào màu xanh tre 
trúc, mặt khác đem đến cho chúng ta ít nhiều liên tưởng về tình trạng không 
thông thoát của những ý nghĩ đang làm cho tác giả phải muộn phiền. Đặc biệt 
vần eo một loại “tử vận” oái oăm, khó làm được thi nhân sử dụng một cách thần 
tình, góp phần diễn tả một không gian thu nhỏ, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn 
khúc của thi nhân. 
Nói Thu điếu nhưng xem ra nhân vật trữ tình không mấy quan tâm đến 
chuyện câu cá. Nhà thơ nếu không chăm chú dõi nhìn cảnh sắc mùa thu thì cũng 
dễ hút hồn vào cái màu xanh thăm thẳm của bầu trời. Cho đến khi: 
 Tựa gối ôm cần lâu chẳng được 
 Cá đâu đớp động dưới chân bèo 
 8 
Nhà thơ trở về với việc câu cá một cách hờ hững. Bởi vậy nên dù với ý cá 
đâu có đớp động dưới chân bèo hay cá đâu như đang đớp động dưới chân bèo 
thì cũng đều thấy rõ tâm trạng không phân định đâu là hư, đâu là thực, thấy rõ 
nhân vật trữ tình không quan tâm gì đến việc câu cá. 
Thực ra nghịch lý trên không có gì khó hiểu. Trong văn thơ truyền thống 
lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan, coi câu cá là việc câu người, câu 
quạnh, câu lười như trong thơ của Bạch Cư Dị, thơ của Lục Du (đời Tống), hay 
như Nguyễn Trãi: Thương ta lâu nay bị cái mũ nhà nho làm hỏng việc. Vốn ta là 
người chỉ ưa cày nhàn câu quạnh thôi (Ta dư cửu bị nho quan ngộ. Bản thị canh 
nhàn điếu tịch nhân – Đề canh ẩn đường của Từ Trọng Phủ). 
Rõ ràng việc câu cá trong bài thơ là một cái cớ nghệ thuật. Câu cá mà 
không cần được cá, câu cá mà ở tư thế bất động thế kia khác nào ngư ông từ bao 
thế kỷ trước hiện về, hiện về trong tâm thế hoài cổ đến xa xăm để tìm lại cái gì 
nơi quá vãng. Con thuyền trên chiếc ao thu đã dẫn tâm linh nhà thơ tới cái niềm 
nguồn cội với bao nhiêu thao thức tủi hờn. Tâm sự, tâm trạng của một nhà nho 
khí tiết, nó chỉ nhẹ như tiếng đớp động dưới chân bèo của con cá kia thôi mà 
vọng vào tâm tưởng như một khúc đoạn trường thăm thẳm, mênh mông giữa trời 
thu cao rộng ngút ngàn. Tính đa nghĩa, đa tầng, sự hàm súc của văn chương với 
tài năng của nhà thơ cho ta một định nghĩa đích thực: văn chính là người. 
Như vậy song song với việc cảm thụ vẻ đẹp tươi trong có phần quạnh quẽ 
của cảnh vật, người đọc đã thực sự thấu hiểu niềm tâm trạng riêng của thi nhân. 
Tâm trạng u hoài là yếu tố thứ nhất khiến nhà thơ tìm tới biểu hiện và bộc lộ 
một cách trọn vẹn trong Thu điếu. Vậy tại sao tác giả lại có tâm trạng ấy? Muốn 
lý giải một cách thấu đáo ta phải đặt nó trong chỉnh thể của toàn bộ sáng tác 
Nguyễn Khuyến. 
Nguyễn Khuyến vốn tiêu biểu cho người nho sỹ thành công trên con đường 
học vấn và hoạn lộ trong môi trường đào tạo của chế độ phong kiến. Thế nhưng 
khi Nguyễn Khuyến đạt tới đỉnh cao danh vọng - làm đến hàng Tổng Đốc, thì 
ông lại quày quả xin cáo quan về ở ẩn. Bi kịch bắt đầu từ đây. Trước hết là tình 
thế rối ren trong nội bộ triều đình nhà Nguyễn, tiếp đến Pháp chiếm Hưng 
Hòa Chế độ phong kiến trở thành gánh nặng của lịch sử, không đủ khả năng 
đưa đất nước thoát khỏi họa ngoại xâm và nô dịch. Hệ tư tưởng mà nhà nho từng 
tôn thờ đã trở nên lỗi thời. Loại hình nhà nho như Nguyễn Khuyến bó tay trước 
những đòi hỏi của thời cuộc. Và hơn ai hết, Nguyễn Khuyến ý thức sâu sắc về 
tất cả những điều đó. Ông luôn cảm thấy băn khoăn, bứt rứt vì mình không được 
 9 
làm gì hơn cho đất nước, không đủ dũng khí xả thân nơi hòn tên mũi đạn như 
nhiều chí sỹ Cần Vương khác. Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy cô độc và sợ mọi 
người không hiểu cho mình, coi thường mình. Điều duy nhất mà ông có thể làm 
là tỏ thái độ bất hợp tác với kẻ thù dân tộc, lui về quê ở ẩn nhằm giữ gìn tiết 
tháo, nhân cách và cũng để quên đi những dằn vặt đớn đau. Nhưng muốn quên 
mà không quên được. Hơn thế tại chốn ẩn dật, ông lại phải đối diện với muôn sự 
phức tạp của cuộc đời. Không phải khó hiểu khi ta thấy tâm sự buồn, u uẩn, day 
dứt chi phối trong sáng tác của Nguyễn Khuyến, dù ông có viết về đề tài nào đi 
nữa. 
2. Thương vợ (Trần Tế Xương) 
Thương yêu, kính trọng vợ là cảm xúc có phần mới mẻ so với những cảm 
xúc quen thuộc trong văn học trung đại. Vậy mà Tú Xương đã có hẳn một chùm 
thơ viết về vợ. Và Thương vợ là một trong những bài thơ xuất sắc nhất. Trong 
Thương vợ cũng như nhiều sáng tác khác của Tú Xương viết về bà Tú nhưng 
thực ra luôn có sự song hành của hai hình tượng: hình tượng bà Tú được thể 
hiện một cách nổi bật trực tiếp và hình tượng ông Tú được khắc họa một cách 
gián tiếp nhưng vẫn rất sắc nét, sâu sắc. 
Nhìn chung, thơ của Tú xương phức tạp nhưng vẫn thống nhất ở một điểm: 
Đó là nỗi đau trước sự đảo ngược giá trị xã hội. Trong khi thơ Nguyễn Khuyến 
lựa chọn sự vinh nhục, thì thơ Tú Xương vạch trần hiện thực, xem giá trị nào là 
thật, giá trị nào là giả. Vì ở thời Tú Xương - cuối thế kỷ XIX khi bắt đầu xảy ra 
sự va chạm giữa xã hội phong kiến và nền văn minh tư sản, dưới ách thống trị 
thực dân, cuộc sống tưởng như xây dựng trên nền tảng bất khả xâm phạm, bỗng 
nhiên bị phủ định không thương xót, cái tưởng là thiêng liêng, là bất di bất dịch 
bỗng trở thành lỗi thời, thảm hại, lố lăng. Mọi giá trị xã hội đều bị đảo lộn dưới 
áp lực của đồng tiền và biến đổi kinh tế xã hội. Mọi sự vật đều bị cái giả bao 
trùm che đậy. Nỗi bất hạnh của cuộc đời trào ra nên ông thể hiện quan niệm về 
con người thông qua nhân vật trữ tình là chính bản thân mình. Và con người 
trong thơ Tú Xương là con người bế tắc quay lưng lại với xã hội và bị xã hội đẩy 
ra lề. 
Cả đời Tú Xương đi tìm chân lý lẽ sống trong thi cử để có danh vọng. Con 
đường danh vọng bế tắc nên ông uất ức. Ông tìm lẽ sống trong con đường dạy 
học, con đường dạy học làm ông thất vọng. Tìm lẽ sống ở giai tầng nho sĩ thì kẻ 
sĩ khoanh tay đứng nhìn, người làm cách mạng, kẻ đào ngũ, người bơ vơ giữa 
ngã ba đường như Tú Xương lại không dám vượt rào chắn lịch sử. Cả ba con 
 10 
đường đi tìm lẽ sống đều bế tắc, ba lý do tồn tại cả đời người đã mất. Tú Xương 
quay về gia đình, sào huyệt cuối cùng. Và Thương vợ là tâm tư của một kẻ sống 
thừa khi về với gia đình đời thường. Ông ý thức được nỗi đau đó đến tột bậc khi 
bày tỏ tình cảm của mình với vợ. Ông đã đi trước Nam Cao nửa thế kỷ đủ nhận 
ra cái tận cùng của nỗi đau đời thừa và đã chết mòn trong cuộc đời sống mòn. 
 Quanh năm buôn bán ở mom sông 
Câu thơ ngắn gọn đã phản ánh cụ thể chi tiết không gian, địa điểm và công 
việc làm ăn của bà Tú. Hai từ quanh năm nói lên được nỗi vất vả, tảo tần của bà 
Tú triền miên hết ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, năm này 
sang năm khác. Vòng quay vô tận của thời gian cùng với sự tăng cấp ý được sử 
dụng để diễn tả sự vất vả từ thời gian (quanh năm), nghề nghiệp (buôn thúng 
bán mẹt) cho đến không gian địa điểm làm ăn: mom sông. 
Mom sông là nơi chênh vênh với ba bề là nước, nó gợi lên sự bất trắc, hiểm 
nguy. Bởi vậy, hơn ai hết, Tú Xương hiểu rõ mục đích của nỗi vất vả đó nơi 
người vợ: 
 Nuôi đủ năm con với một chồng 
Đôi quang gánh cuộc đời trên đôi vai bà Tú thật quá nặng. Và quả thật đây 
cũng là sự vô lý, bất công khi gánh nặng gia đình dồn hết lên đôi vai người vợ. 
Tú xương đã tách ra làm hai cái gánh nặng gia đình: năm con với một chồng, để 
thấy rõ công ơn của bà đối với gia đình và với riêng ông. Nhưng gánh nặng gia 
đình dường như nghiêng lệch, trĩu nặng hơn về một bên, phía ông chồng đoảng 
dài lưng tốn vải, khiến cho câu thơ cũng như oằn hẳn về phía cuối. Nhà thơ đã 
tự hạ mình xuống mức thấp hơn cả con, đứng riêng một bên vì ông là thứ chồng 
đặc biệt mà bà Tú phải nuôi. Liên từ với nghe thật buồn, thật hài hước, thật hổ 
thẹn và thảm hại. Câu thơ tả thực vì thế chất chứa ý vị tự trào đắng cay, xót xa, 
cười ra nước mắt. 
Theo quan niệm truyền thống, kẻ làm trai phải để chí ở công danh, sự 
nghiệp. Trong xã hội phong kiến ấy có biết bao nhiêu ông quan ăn lương vợ mà 
vẫn lên mặt hành hạ vợ con. Thói gia trưởng, sĩ diện khiến mấy ai dám nói thật 
cái hoàn cảnh ăn bám vô tích sự của mình. Nhưng đã có một Tú Xương dám bêu 
ra trước thiên hạ những kém cỏi, sĩ diện hảo để tôn vinh công lao người vợ, để 
sống thật với những cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Hơn ai hết, Tú Xương 
nhận thức rõ ràng về sự thừa ra, vô ích của mình. Con người thừa nhỏ bé thảm 
hại ấy không ngần ngại tự phủ định mình. 
 Lòng tri ân với vợ càng được biểu hiện một cách cụ thể ở hai câu thực: 
 11 
 Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
 Eo sèo mặt nước buổi đò đông 
Tác giả dùng biện pháp đảo ngữ, đối lập, nghệ thuật dùng từ láy và đặc biệt 
sử dụng kết hợp hai hình ảnh thân thuộc trong dân gian thân em và con cò để lột 
tả được cảm giác vừa cô đơn đầy hiểm nguy trong một không gian heo hút, rợn 
ngợp vừa khắc khoải côi cút về thời gian của sự vất vả, tảo tần. Thơ Tú Xương 
vừa phảng phất ca dao lại vừa rất Đường thi, ý tại ngôn ngoại là ở chỗ này. Cái 
cò ở ca dao nỉ non ai oán trong tiếng khóc và dòng lệ, còn bà Tú biết hy sinh nên 
chẳng nhiều lời cứ âm thầm lặn lội một mình mình biết, một mình mình hay. 
Câu thơ thứ nhất thuộc về vế vô thanh để cho nỗi cô đơn lủi thủi của bà Tú 
lặng lẽ in vào ký ức người đọc. Câu thực thứ hai thuộc về vế hữu thanh gợi nên 
nỗi nhọc nhằn của bà Tú giữa cái láo nháo của cuộc đời. Tú Xương nhận biết 
sâu sắc cái hiện thực phũ phàng đó mà ngày càng xót thương vợ. Bởi vậy, đằng 
sau mỗi câu chữ là ánh mắt lo âu đầy ăn năn tự vấn của người chồng đang dõi 
theo bóng dáng đơn lẻ, côi cút, lam lũ, tảo tần của người vợ trên con đường gập 
ghềnh sương gió, giữa thời buổi bon chen và tình đời bạc bẽo. 
Nếu ở hai câu đề và hai câu thực tác giả còn đứng ngoài để miêu tả, thì đến 
hai câu luận Tú Xương đã nhập thân vào nhân vật để diễn tả một cách chân tình 
nỗi niềm sâu kín của bà Tú. Người chồng đầy tình nghĩa này đã phân thân ở 
nhiều điểm nhìn khác nhau để nhìn cho thấu, cho hết công lao thầm lặng của 
người vợ: 
 Một duyên hai nợ âu đành phận 
 Năm nắng mười mưa dám quản công 
Ông bà lấy nhau có tới năm mặt con, ông Tú lại là người có tài có tình. Kể 
ra cũng là một mối lương duyên “trời” ban. Nhưng duyên thì chỉ một mà nợ thì 
những hai. Niềm cay cú của ông đối với việc thi cử và kéo theo đó là cái nghèo 
đeo đuổi đã khiến bà phải lăn lộn kiếm sống. Ông Tú tự nhận mình là cái nợ của 
đời bà. Ông thương cảm cho bà và tự dằn vặt mình. Tú Xương thương xót cho 
bà Tú mà thành dằn vặt thay, vật vã thay. Âu là cam, đành cũng là cam. Nói âu 
đành phận là như cam chịu lại là như muốn không cam chịu. Cái ý có vẻ như 
ngược chiều nhau này chính là tâm trạng Tú Xương trong thơ khi nghĩ đến cuộc 
đời của vợ. Cái sự thật khách quan chua chát và cái tâm trạng chủ quan thương 
vợ của ông Tú. Ta thấy xen lẫn trong ý thơ là sự bất lực của chính nhà thơ. 
Cái đau của Tú Xương là cái đau bất lực với xã hội, với bản thân. Nỗi đau 
tăng dần lên và đạt đến điểm tận cùng ở cuối bài: 
 12 
 Cha mẹ thói đời ăn ở bạc 
 Có chồng hờ hững cũng như không 
Câu thơ buột ra tự nhiên như một tiếng chửi nhưng lại ngậm ngùi như một 
lời than. Đằng sau tiếng chửi ấy là bi kịch của một con người chất chứa bao 
phẫn uất, đau xót và tê tái; là nỗi hổ thẹn và tình yêu thương vô bờ Bi kịch 
của một kẻ sĩ hết thời, mất phương hướng trong cuộc đời và đó còn là bi kịch 
thân phận. Rõ ràng ở đây đã thể hiện sự thức nhận của một con người biết vượt 
lên khỏi hạn chế của tầng lớp và thời đại mình để cảm thương với những kiếp 
người quanh mình. Vì vậy, lời chửi ấy không chỉ để dành trách mình mà còn để 
chửi đời, chửi cả cái xã hội lố lăng đã sinh ra cái thứ chồng hờ hững. Chính cái 
xã hội thực dân nửa phong kiến ấy đã đẻ ra thói đời bạc bẽo, những kẻ hợm hĩnh 
sống trên lưng người khác, xã hội ấy đã đẩy một Tú Xương tài hoa vào bước 
đường cùng, khiến người vợ vốn con gái nhà dòng phải vất vả, cực khổ. Ý nghĩa 
tố cáo xã hội trở nên nổi bật ở kết bài và man mác toàn bài, nóng hổi hơi thở 
thời đại.Thương vợ mà cũng là thương hại cho chính mình. 
Trong thơ trữ tình, nhân vật trữ tình xuất hiện để bộc lộ nỗi niềm trước 
cuộc sống. Đó là con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình bằng cảm 
xúc, ý nghĩ, cái nhìn bằng chính thế giới nội cảm. Như vậy, phải chăng bà Tú 
cũng là phương tiện văn học để nhân vật trữ tình ông Tú bộc lộ cõi lòng của 
mình, tình cảm của mình và cả nỗi đau của mình. “Không tỏ ra bằng khóc thì tỏ 
ra bằng cười, trước nhất là cười mình, chửi mình”. Bài thơ kết thúc độc đáo, bất 
ngờ thấm đẫm cái bi, cái bất hạnh, cái cay đắng và cả chút hài hước Bao nhiêu 
là cung bậc tình cảm của cuộc đời hiển hiện trong những câu thơ giản dị, khiêm 
nhường, tự nhiên ấy. 
3. “Sa hành đoản ca” – Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) 
Sa hành đoản ca là một bài ca ngắn nhưng ở đó lại chứa những suy tư có 
tầm vóc, thể hiện cái tâm lớn, khí phách lớn và cả sự bế tắc lớn của một nhân 
cách cao cả. 
Bài thơ mở ra với một không gian và thời gian đặc biệt: Bãi cát dài rồi lại 
bãi cát dài, rộng lớn, mờ mịt vì trời đã về chiều, mặt trời đã lặn, nắng đã tắt. 
Trên hành trình vạn dặm ấy xuất hiện hình ảnh một con người dấn thân mà mỗi 
bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến một bước lại phải lùi lại một 
bước. 
 Trường sa phục trường sa 
 Nhất bộ nhất hồi khước 
 13 
Ngay từ đầu bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm được đặt trong cách 
ngắt nhịp 2/3 liên tiếp ở câu thơ năm chữ. Sự phối hợp thanh điệu bằng trắc với 
việc đặt thanh trắc ngắt ở giữa câu đã mô phỏng được hình tượng con đường đầy 
trắc trở, gập ghềnh với những bước chân người đi luôn bị kéo giật lại. 
Hai câu thơ tiếp theo cũng trập trùng thanh trắc: 
 Nhật nhập hành vị dĩ 
 Khách tử lệ giao lạc 
Giữa không gian mênh mông hoang vắng ấy, thật dễ hiểu vì sao những giọt 
nước mắt của người lữ khách lại lã chã tuôn rơi. Kẻ đồng hành duy nhất là mặt 
trời thì đã lặn; chỉ còn có nỗi cô đơn và bóng tối mịt mùng bủa vây lấy người đi 
đường. 
Hình ảnh bãi cát dài và hình ảnh người đi trên bãi cát có thể là kết quả tri 
nhận trực tiếp của nhà thơ trên hành trình từ quê nhà Phú Thị vào kinh đô Huế 
ứng thi. Đây là dải đất hẹp, có nhiều bãi cát mênh mông mà bước chân người đi 
trên cát, cát trôi nên cứ bước về phía trước thì chân lại thụt về phía sau. Từ hình 
ảnh không gian thời gian mang tính tả thực đã chuyển thành hình ảnh con đường 
đời và thời gian tâm lí, thời gian sinh mệnh đời người một cách tự nhiên. Tạo 
nên sự hòa thấm, giao thoa giữa tính hiện thực và tính biểu tượng. 
Bốn dòng thơ ngũ ngôn gân guốc mở đầu bài thơ đã hàm chứa tâm sự và 
tâm trạng của người đi trên bãi cát. Nhưng phải đến những câu thơ tiếp theo, tâm 
sự và tâm trạng của kẻ sa hành mới dần dần bộc lộ: 
 Quân bất học tiên 

File đính kèm:

  • pdfNGUYỄN THANH HOÀI, NGUYỄN CONGTRU.pdf