Đề tài Phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử ở trường trung học cơ sở

Giáo viên nên tùy thuộc vào thời gian và kể những câu chuyện nhỏ. Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện, đồng thời cho các em quan sát tranh ảnh, có tác dụng làm rõ sự kiện, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sau đó cho Học sinh nhận xét.

doc28 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 8119 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phương pháp kể chuyện trong giờ học lịch sử ở trường trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịch sử hiện nay thì học sinh có học bài nhưng chỉ học vẹt, học nhưng không hiểu bài, không biết cách suy luận và tổng hợp; yếu tố đầu tiên là nội dung SGK quá dàn trải, nhiều chi tiết nhưng không nêu dược vấn đề cốt lõi, tính sư phạm thấp; giáo viên môn Sử không được coi trọng như những giáo viên các môn khoa học tự nhiên, cuộc sống vất vả vì mưu sinhnên ảnh hưởng lớn đến phương pháp học của học sinh.
- Ở tỉnh Bình Dương năm học 2009-2010 thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉ lệ có trường không cao lắm, chất lượng còn thấp so với điểm chuẩn của Sở Giáo Dục đề ra, thậm chí có học sinh còn đạt 0 điểm.
 Kết quả trên phản ánh phần nào chất lượng dạy học lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay, còn nhiều học sinh chưa hứng thú học tập bộ môn, chưa chú trọng đầu tư nhiều cho học lịch sử vì nhiều lí do như: 
+ Xem đây là môn học phụ, mỗi tuần chỉ một đến hai tiết, chỉ cần học sơ sơ, môn Lịch sử ở trường THCS thỉnh thoảng mới thi tuyển vào lớp 10 THPT, còn lên THPT nếu thi tốt nghiệp lúc đó tính sau.
+ Nhiều học sinh sợ học và học bài không thuộc vì bài quá dài, không hiểu bài. Một số em chỉ chú trọng đầu tư cho các môn như Toán, Anh văn, Hóa, Lícòn môn Lịch sử không học hay chỉ học qua loa đại khái. 
- Qua thống kê tình hình thực tế học sinh ở trường THCS Bình An-Dĩ An về việc thích học bộ môn Lịch sử của khối 7 và 8 đầu năm học 2010-2011, cho thấy tỉ lệ có 318/452 đạt 70,4% học sinh yêu thích, với nhiều lí do khác nhau.
- Về phía giáo viên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên việc đầu tư cho tiết dạy chưa xứng tầm với yêu cầu của công cuộc đổi mới:
+ Có giáo viên dạy cả hai bộ môn như Lịch sử và Địa lý, Lịch sử và Giáo dục công dân, hay Lịch sử và kiêm công tác khác nên việc đầu tư cho bộ môn là chưa cao.
+ Có một số giáo viên dạy nhiều khối lớp, thậm chí có giáo viên dạy cả 4 khối từ khối 6 đến khối 9 nên đầu tư cho tiết dạy còn hạn chế.
+ Trên thực tế, SGK Lịch sử đề cập nhiều vấn đề nhưng lại yêu cầu giáo viên phải dạy hết trong 45 phút, bản thân người dạy phải lo hoàn thành nội dung, không hứng thú với bài giảng thì làm sao học sinh thích học môn Sử được.
Thực trạng đặt ra nhiệm vụ cho các thầy cô giáo dạy Lịch sử ở các trường phổ thông là phải tạo ra được môi trường học tập hứng thú cho học sinh, xây dựng được mối quan hệ thân thiện gần gũi các em, làm cho các em phần nào thấy được không phải chỉ học tập môn Lịch sử là nhiệm vụ bắt buộc mà các em còn yêu thầy, mến cô bộ môn Lịch sử, đồng thời góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn hơn. Xuất phát từ thực trạng trên, bản thân tôi mới chọn phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận: 
Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS là hiếu động, các em thường ghi nhớ rất lâu những gì để lại trong các em những ấn tượng sâu đậm. Những câu chuyện giáo viên kể xen vào các bài học Lịch sử sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, nó góp phần phát huy trí tưởng tượng, giáo dục tâm tư tình cảm cho học sinh. Ngoài ra nó còn có tác dụng mở rộng những kiến thức cần thiết cho học sinh mà SGK không có điều kiện trình bày. Những câu chuyện Lịch sử sinh động có liên quan đến một nhân vật, một địa danh, hay một sự kiện sẽ có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt những sự kiện Lịch sử, từ đó học sinh sẽ có hứng thú học tập bộ môn.
2. Cơ sở thực tiễn:
- Căn cứ vào thực tế cuộc sống: 
+ Trong thực tế cuộc sống của chúng ta ai cũng phải trải qua quá trình học tập, tự học tập để hoàn thiện dần bản thân. Bản thân tôi nay đã là cô giáo nhưng tôi vẫn không quên được hình ảnh người thầy Đinh Chí - dạy bộ môn Lịch sử trường THPT Trần Phú, tỉnh Hà Tĩnh, trong mỗi tiết học Sử, thầy đều minh họa một đến hai câu chuyện Lịch sử rất sinh động có liên quan đến nội dung bài học, tuy bài dài, rất nhiều nội dung nhưng từ những câu chuyện thầy kể, tôi hiểu bài và nhớ bài rất lâu, học bài nhanh thuộc, điểm môn Lịch sử của tôi rất cao và đặc biệt những câu chuyện thầy kể hôm nào nay nó làm hành trang trên bước đường dạy học của mình.
+ Trong quá trình dạy học của mình, bản thân tham gia đầy đủ các đợt học tập, bồi dưỡng thường xuyên, cố gắng học tập và học hỏi đồng nghiệp, học trên các phương tiện thông tin đại chúng, tích lũy chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm để tay nghề ngày càng tiến bộ. Xuất phát từ thực tế, bản thân còn có một vài hạn hạn chế trong giảng dạy đó là có giọng nói địa phương khó nghe, không hay, không truyền cảm, chưa thu hút sự chú ý nghe giảng của học sinh nên bản thân đã sử dụng phương pháp kể chuyện để gây được sự chú ý và nghe giảng của học sinh, khắc phục được phần nào những hạn chế trên và đã có nhiều học sinh từ không thích học môn Sử nay đã yêu thích hơn và mến cô hơn. 
- Căn cứ vào đợt học tập chuyên môn hè 2010 trên cơ sở tinh thần quán triệt chỉ đạo chuyên môn của Sở Giáo Dục và đào tạo Bình Dương, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử THCS của Bộ Giáo Dục - đào tạo. 
- Căn cứ vào thực tế công tác giảng dạy của trường THCS Bình An, căn cứ vào chuyên đề đổi mới của tổ Sử - Địa năm học 2010-2011, căn cứ thực tế dạy học của mình, bản thân tôi mới chọn phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử.
III. CÁC GIẢI PHÁP:
1. Vài nét về phương pháp kể chuyện:
a. Khái niệm: Chuyện là truyện được kể bằng lời, dùng lời nói để kể lại, nhằm tái tạo lần hai nội dung của truyện và lời kể là phương tiện chính của kể chuyện.
b. Lời kể chuyện: Lời kể chuyện là yếu tố quan trọng của truyện, vì qua lời kể, nội dung của truyện sẽ được tái tạo lại một cách sinh động, lý thú, vì lời kể thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét đánh giá, biểu lộ thái độ của người kể đối với câu chuyện đó.
c. Hình thức kể:
- Kể dưới dạng thuật chuyện: Trần thuật và tường thuật.
- Kể dưới dạng hư cấu.
- Kể dưới dạng kí hoặc truyện kí.
d. Phương pháp kể chuyện:
- Nắm được đối tượng nghe kể chuyện.
- Nghệ thuật kể: Ngắn gọn, súc tích; xây dựng nút chuyện phải kín; thắt nút chuyện đến đỉnh điểm phải mau lẹ; mở nút chuyện phải nhịp nhàng, hợp lí; kết phải biểu lộ thái độ đúng đắn của người kể đối với câu chuyện, tranh giáo điều, lí thuyết dài dòng.
đ. Những tiểu xảo: Nắm chắc phương pháp kể, khẩu khí, động tác
2. Chuẩn bị: 
- Tìm hiểu và chuẩn bị những vấn đề, nội dung bài học trước: Phần này giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, có thể bằng các câu hỏi hoặc từng phần, từng mục rõ ràng, chủ yếu là nội dung ở SGK.
- Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh, tài liệu, câu chuyện có liên quan đến nội dung bài học: Hiện nay công nghệ thông tin phát triển, các em được học trong chương trình, trên thực tế các em sử dụng khá thành thạo mạng Internet nên việc tìm kiếm tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện về bài học Lịch sử rất nhanh và thuận tiện. Vì vậy giáo viên phân công nhiệm vụ cụ thể cho học sinh, đồng thời phát động phong trào sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, câu chuyệnvề Lịch sử trong học sinh, có khuyến khích cộng điểm để phong trào được duy trì và có hiệu quả, có tác dụng vừa để làm tư liệu, vừa để học sinh trình bày, kể những câu chuyện mà các em sưu tầm được. Nếu làm tốt phong trào này, giáo viên đã thành công một bước trong việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh khi học tập bộ môn vì đây là một trong những kĩ năng mà học sinh phải có được trong học tập môn Lịch sử.
3. Về phía giáo viên:
a. Sử dụng những câu chuyện trong giờ học Lịch sử như thế nào?
Căn cứ vào nội dung bài học của từng khối, lớp và tùy thuộc vào quỹ thời gian của mỗi tiết học, tôi phân ra các dạng bài học để dễ dàng cho việc sưu tầm những câu chuyện có liên quan, cụ thể có 5 dạng bài học và được thực hiện đó là:
 a1. Đối với các bài học nói về diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, một cuộc chiến tranh, một chiến dịch: 
Khi các bài học có nội dung liên quan đến diễn biến của một cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến, một chiến dịch giáo viên sử dụng bản đồ, lược đồ hay sa bàn trong quá trình tường thuật sự kiện, có thể cho học sinh xem một đoạn phim tư liệu Lịch sử, giáo viên kết hợp kể những câu chuyện có liên quan đến sự kiện đang trình bày, cho học sinh quan sát trảnh ảnh. Điều này có tác dụng giúp học sinh nhớ tốt hơn diễn biến, sau đó giáo viên có thể đặt một vài câu hỏi để các em nêu lên những suy nghĩ của bản thân và rút ra được nội dung bài học hoặc cho học sinh kể trên cơ sở đã chuẩn bị câu chuyện.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc(1953-1954) Lịch sử lớp 9 tiết 2, trong phần 2 của phần II, khi trình bày sự kiện chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên kể những câu chuyện về tấm gương hi sinh của anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo, anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, khi kể những câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi để học sinh phát biểu suy nghĩ của mình: Nhận xét và nêu suy nghĩ của em về tấm gương hi sinh của anh Tô Vĩnh Diện và anh Phan Đình Giót? 
Kéo pháo vào trận địa
Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai trong trận đánh vào Him Lam (13/3/1954)
Tô Vĩnh Diện
Ví dụ 2: Khi dạy bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống(1075-1077) tiết 2-Lịch sử lớp 7, giáo viên trình bày sự kiện nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ vào tháng 10 năm 1077, bằng việc tấn công thành Ung Châu, lúc này giáo viên kể câu chuyện Lý Thường Kiệt có sáng kiến cho quân sĩ dùng chó làm nghi binh. Khi quân nhà Lý rút khỏi thành, ông hạ lệnh cho quân sĩ dùng chó xích chân vào các cột cờ, những chiếc trống có dùi đặt trên mặt. Chó thấy chủ đi định chạy theo nhưng bị xích dùi trống đập vào mặt trống tạo ra nhiều tiếng kêu. Quân Tống tưởng quân ta đông nên không dám tới gần, khi Lý Thường Kiệt đã rút từ lâu, quân Tống vào thành thì chỉ còn lại những chú chó bị xích. Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi: Em có suy nghĩa gì về cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt? từ đó học sinh có thể vừa nhớ sự kiện này, vừa thấy được nét đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên (thế kỉ XIII) Lịch sử lớp 7 tiết 2, khi trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến, giáo viên sử dụng bản đồ cuộc kháng chiến để miêu tả đường rút chạy của quân Nguyên trong lần xâm lược lần thứ hai, giáo viên kết hợp kể câu chuyện Hà Đặc huấn đạo huyện Phù Ninh lấy tre đan thành hình người, cứ chiều tối thì dẫn ra dẫn vào, lại dùi thủng cây to cắm tên lớn vào giữa lộ. Giặc không dám đánh nhau với quân của Hà Đặc. Câu chuyện trên giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc hơn về những đóng góp của người dân miền núi.
a2. Đối với các bài học nói về các sự kiện lịch sử có liên quan đến các chân dung nhân vật lịch sử: 
Đối với những bài học như thế này, trong SGK, giáo viên cần sưu tầm những mẫu chuyện liên quan đến nhân vật đó về thói quen, tài năng hay những cống hiến của nhân vậtđiều này có tác dụng giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn nhân vật.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, Lịch sử lớp 8 tiết 2, khi dạy cuộc phản công kinh thành Huế, giáo viên khai thác kênh hình về chân dung vua Hàm Nghi, giáo viên kết hợp kể những mẫu chuyện về vua Hàm Nghi ở căn cứ Phú Gia bị tên phản bội Trương Quang Ngọc đưa đường cho Pháp đến bắt vua và chuyện vua đã giữ lễ trước người thầy giáo dạy học của mình, rồi chuyện những ngày vua bị lưu đày ở xứ ngườiđiều này sẽ tạo ấn tượng đẹp cho học sinh về vị vua yêu nước.
Vua Hàm Nghi
Ví dụ 2: Khi dạy bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Lịch sử 9, giáo viên khai thác Người đọc Tuyên ngôn độc lập, giáo viên khôi phục lại không khí tưng bừng của ngày hội độc lập và tình cảm đầm ấm, chan hòa giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào, từ đó làm rõ biểu tượng về Hồ Chí Minh, một nhân vật Lịch sử mà có lẽ không một người dân Việt Nam là không biết đến với một thái độ tôn kính và biết ơn sâu sắc, người đã góp phần làm biến chuyển lịch sử Việt Nam hiện đại, Hồ Chí Minh là con người của thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt trong tiến trình đi lên của lịch sử nước nhà
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945
a3. Đối với các bài học có nội dung những sự kiện lớn mang tính bước ngoặt, tính thời đại, hay mở ra một triều đại mới: 
Đối với các bài học có nội dung như vậy, giáo viên sử dụng những câu chuyện liên quan đến sự kiện này và sử dụng kết hợp với bài giảng, cho học sinh quan sát tranh ảnh, nhấn mạnh nội dung mang tính bước ngoặt.
Ví dụ: Khi dạy bài 18: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, Lịch sử 9, giáo viên kể về việc các đại biểu đến dự Hội nghị đầy khó khăn, thử thách, việc gặp gỡ các đại biểu ở sân vận động Hương Cảng, khung cảnh Hội nghị thành lập Đảng tại một ngôi căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long(Hồng Công), khắc sâu ý nghĩa của việc thành lập Đảng tạo nên một bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Hay khi trình bày đến sự kiện Luận cương chính trị (10/1930), giáo viên kể câu chuyện đồng chí Trần Phú viết Luận cương chính trị ngay tại nhà tên quan Pháp số 90, phố Thợ Nhuộm-Hà Nội: Nhà cao ba tầng, tầng dưới cùng xây kiểu hầm đá, cửa sổ nhỏ, hình cửa tò vò, song sắt kiên cố, vị trí của ngôi nhà tuy hai mặt gần đường nhưng cây cối bao phủ xanh kín, một không khí tĩnh lặng, có vẻ thâm nghiêm trùm xuống cái biệt thự xinh xắn này. Chủ của ngôi nhà này là Đuy-ô, thanh tra tài chính thuộc phủ Toàn quyền Đông Dương, y rất tin tưởng tên quản gia Bân, mà anh lại là một đẩng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nên Trần Phú rất yên tâm vì có đảng viên của ta ở ngay trong cái sào huyệt thực dân này. Luận cương chính trị đang viết dở dang thì đồng chí Bân bị sa lưới, Trần Phú vội đi Hải Phòng để hoàn thành , rồi ra nước ngoài xin ý kiến Nguyễn Ái Quốc trước khi báo cáo tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất thảo luận.
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
Trần Phú(1930)
a4. Đối với các bài học có nội dung các sự kiện SGK chỉ nêu tên hoặc trình bày văn tắt, sự kiện được nêu một cách ngắn gọn, chỉ mang tính liệt kê:
 Giáo viên nên tùy thuộc vào thời gian và kể những câu chuyện nhỏ. Giáo viên sử dụng phương pháp kể chuyện, đồng thời cho các em quan sát tranh ảnh, có tác dụng làm rõ sự kiện, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh. Sau đó cho Học sinh nhận xét.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong phần I giáo viên có thể kể câu chuyện về chiến thắng Phay Khắt-Nà Ngần của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ngày 24 tháng 12 năm 1944, lúc 17 giờ bằng một trận đánh táo bạo và mưu trí, đơn vị đã tiêu diệt đồn Phay Khắt và 7 giờ sáng hôm sau lại tiêu diệt tiếp đồn Nà Ngần cách Phay Khắt 15 km, diệt 2 tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính, thu nhiều vũ khí.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 24: Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873, Lịch sử lớp 8 tiết 2, trong phần 1 có rất nhiều sự kiện vắn tắt, giáo viên có thể kể câu chuyện về vụ đốt cháy tàu Et-pê-răng diễn ra trên sông Vàm Cỏ Đông
(Nhật Tảo): Khi bọn chỉ huy Tây và bọn lính Lê Dương đang mê man giấc ngủ trưa, trên sông Vàm Cỏ xuất hiện 5 chiếc ghe lớn, đồng loạt nghĩa quân đốt cúi rơm phóng qua tàu địch, thấy tàu phát hỏa bọn lính hoảng hốt tìm đường trốn thoát, một số tên bị giết ngay tại chỗ, một số bơi vào bờ bị dân chúng bắt giết, trận hỏa công hoàn toàn thắng lợi. Kết hợp cho học sinh quan sát tranh ảnh sau:
Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Pháp
 trên sông Vàm Cỏ Đông
a5. Đối với các bài học có nội dung về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục: 
Những bài học có nội dung như thế này trong dạy học thường không hấp dẫn, khô khan, giáo viên cần có những mẫu chuyện sinh động, kết hợp xem tranh ảnh để tạo nên sự hấp dẫn cho bài học hoặc qua phần học sinh tìm hiểu các em tự kể, sau đó giáo viên đặt câu hỏi để các em nhận xét.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 6: Văn hóa cổ đại, Lịch sử lớp 6. Khi trình bày về văn hóa cổ đại, giáo viên kết hợp kể các mẫu chuyện về quá trình xây dựng, những điều bí ẩn về Kim Tự Tháp: Diện tích 569.000m2, cao 146,5m, chiều cao này tương đương với tòa nhà chọc trời 40 tầng, chân tháp hình vuông, cạnh đáy dài 230,38m, thể tích 3521000 m3, trọng lượng khoảng 6 triệu tấn, góc nghiêng 51 0 52’, Kim tự tháp do hàng chục vạn tảng đá lớn ghép lại với nhau, giữa các tảng không dùng bất kì chất dính kết nào mà khe của nó khít chặt ngay đến một mảnh giấy cũng không lách vào được. Do công trình quy mô, có người làm thử làm một phép tính, để xây tòa Kim tự tháp này ít nhất cũng phải cần tới 10 vạn công nhân làm việc liên tục trong 30 năm; những bí ẩn trong lăng mộ các Pha-ra-on, hay về đấu trường Cô-li-dê: Đấu trường Colosseum có nghĩa là to lớn, có hình bầu dục, chu vi 529 m, diện tích 20.000m2, phần nền là đá núi lửa cứng rắn, tường bao của đấu trường cao 57m, toàn bộ được xây bằng đá cẩm thạch, chia làm 4 tầng, mỗi tầng đều được ngăn cách bằng các cột đá nửa trong kiểu Tuscan, Ionic và Corinthian, tất cả chia thành 80 vòm cửa, chứa được 7000 người, đấu trường tổ chức thi đấu thể thao và biểu diễn xiếc thú nhưng chủ yếu dùng cho giác đấu-đây là một trò giải trí dã man, tàn nhẫn ở thời kì La Mã cổ đại. Năm 80 sau công nguyên đấu trường khánh thành, La Mã đã tổ chức ăn mừng trong 100 ngày liền, tầng lớp thống trị ép 3000 nô lệ, tù binh, võ sĩ giác đấu và 5000 con động vật gồm các mãnh thú như sư tử, hổ lên sân khấu biểu diễnSau cho dặt câu hỏi: Em có nhận xét về công trình Kim tự tháp và Đấu trương Cô-li-dê?
Kim tự tháp và mô hình miêu tả quá trình xây dựng
 Đấu trường COLOSSEUM
Bên trong đấu trường
Ví dụ 2: Khi dạy bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh-Tiền Lê, Lịch sử lớp 7 tiết 2. khi dạy đến kinh tế nông nghiệp, giáo viên kể câu chuyện Lễ cày tịch điền của Lê Hoàn ở cánh đồng Nội Xá. Khi dạy đến phần xã hội và văn hóa, giáo viên kể câu chuyện về sự đối đáp của sư Đỗ Thuận và sứ thần Lí Giác năm 987.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa, Lịch sử 7 tiết 1, trong phần kinh tế nói về tình hình ruộng đất của nhà Lý, giáo viên kể chuyện ruộng “Thác Đao” xuất phát từ nhân vật Lê Phụng Hiểu được vua Lý ban ruộng đất dưới hình thức ném đao: Ông có công rất lớn trong việc dẹp loạn, Lý Thánh Tông muốn ban tước cho Hiểu nhưng Hiểu không nhận, chỉ xin vua đứng trên núi Băng Sơn(Thanh Hóa) ném con dao ra xa, dao đi đến đâu thì xin lấy đất đến đấy. Nhà vua bằng lòng, Phụng Hiểu ném con dao xa hơn 10 dặm, rơi xuống làng Đa Mi y theo lời hứa, vua lấy vùng đó ban cấp cho ông, từ đó có tên ruộng “Thác Đao”, một tên gọi dùng cho các ruộng phong cấp thời Lý.
b. Sử dụng hình thức kể chuyện như thế nào cho có hiệu quả?
Căn cứ vào nội dung được trình bày ở phần 1 của phần III, tôi đề ra một số yêu cầu cần phải thực hiện khi sử dụng phương pháp kể chuyện trong giờ học Lịch sử, đó là:
- Những câu chuyện được kể cần có sự lựa chọn kĩ lưỡng, phục vụ yêu cầu của bài học, có thể lựa chọn các tình tiết cho phù hợp, lược bớt những chi tiết không cần thiết. Những câu chuyện đó phải phản ánh nội dung lịch sử có liên quan đến bài học, tránh lạm dụng và phải phù hợp với quĩ thời gian trên lớp.
- Người giáo viên phải rèn luyện cho mình một ngôn ngữ kể chuyện sao cho sinh động, hấp dẫn, có tác dụng lôi cuốn học sinh. 
- Trong khi kể chuyện có thể kết hợp cho học sinh quan sát tranh ảnh, hiện vật có liên quan đến câu chuyện của mình kể. Có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ về tình tiết hay câu chuyện vừa kể.
- Để phát huy tác dụng của hình thức kể chuyện trong các giờ học Lịch 
sử ở bậc THCS, đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, tích lũy tư liệu Lịch sử. Rèn luyện các thao tác sư phạm cần thiết, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng những phương tiện hiện đại và nhiều biện pháp khác nữa, phương pháp kể chuyện Lịch sử sẽ góp phần tạo hứng thú học tập môn Lịch sử, môn học mà hiện nay còn không ít học sinh thờ ơ, chán nản.
C. KẾT LUẬN:
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Những năm gần đây, tôi mạnh dạn đưa phương pháp kể chuyện vào trong các giờ học Lịch sử, cố gắng đầu tư nhiều thời gian hơn để nghiên cứu tài liệu, mua tài liệu, tìm hiểu trên các thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng Internet, vì thế kết quả đem lại rất khả quan, cụ thể: Năm học 2009-2010: Có 80 % học sinh tích cực hứng thú học tập, chất lượng cuối năm đạt trên 98% từ trung bình trở lên. Năm học 2010-2011 tôi tiếp 

File đính kèm:

  • docPHUONG_PHAP_KE_CHUYEN_TRONG_GIO_HOC_LICH_SU_O_TRUONG_TRUNG_HOC_CO_SO_20150727_040230.doc
Giáo án liên quan