Đề tài Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung

Kiểm tra đánh giá là chức năng của cán bộ quản lý để nắm được kết quả thực hiện của giáo viên, học sinh qua đó rút kinh nghiệm và có giải pháp thích hợp tác động đến từng đối tượng. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và đề ra các công việc cụ thể quy định thời gian và phân công trách nhiệm rõ ràng theo dõi tất cả các công việc đề ra như công tác giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ,công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh theo hướng tích cực, theo dõi khu vực phân công trực vệ sinh, phân công trực buổi của giáo viên, theo dõi thực hiện nội quy của trường, đạo đức tác phong .BGH kiểm tra chặt chẽ và đánh giá thường xuyên có địa chỉ cụ thể để từng cá nhân thấy rõ mức độ công việc mình đã và đang làm tới đâu, không đánh giá chung chung mà đánh giá cụ thể, chính xác, khách quan yêu cầu thời điểm hoàn thành công việc. Có như thế điều hành công việc mới trôi chảy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trì trệ, kéo dài thời gian, thực hiện theo cách này ban đầu có một số giáo viên cho là chỉ trích, thiếu tế nhị song sau khi phân tích kỹ để đảm bảo sự công bằng trong phân công lao động và thể hiện năng lực của từng cá nhân thì phải nghiêm túc, thực hiện đúng theo điều lệ nhà trường và tất cả cùng hướng về học sinh. Nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình, góp phần xây dựng nhà trường .

doc17 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1833 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số giải pháp tích cực thực hiện chủ đề “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” cho học sinh trường THCS Quang Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó tiết đầu lên lớp sớm giúp các em truy bài, cần chú ý vào đối tượng học sinh yếu để giúp đỡ ; Việc theo dõi nề nếp, thực hiện nội quy của trường là việc làm có từ lâu ở tất cả các trường.Tuy nhiên giải pháp giáo dục kỷ luật tích cực là việc làm mới đòi hỏi tính kiên trì, vận động, thuyết phục làm sao cho học sinh của trường ngày càng tự giác, có ý thức trong việc học tập, rèn luyện, bảo vệ cảnh quan, cơ sở vật chất nhà trường, đảm bảo duy trì sĩ số, đảm bảo chỉ tiêu Phổ cập giáo dục. Sáng kiến kinh nghiệm là việc ghi lại những giải pháp đã thực hiện trong nhiều năm của thầy và trò trường Quang Trung đã được tổng kết và rút kinh nghiệm từ thực tiễn qua nhiều năm có hiệu quả và tiếp tục chỉ đạo thực hiện cho những năm tiếp theo. Những giải pháp trong sáng kiến kinh nghiệm là sự vận dụng sáng tạo trong thực tiễn chỉ cần nhận thức tốt, có lòng nhiệt tình, tận tâm với nghề, có suy nghĩ tìm tòi cái mới, là thực hiện được chứ không quá khó, không tốn kém về vật chất. 
5/ Nội dung nghiên cứu (Các giải pháp thực hiện): 
-Những giải pháp thực hiện dưới đây đã được minh chứng qua thực tiễn nhiều năm, đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong thời kỳ mới ở địa phương và từng bước đi vào chiều sâu, nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh trong hoạt động giáo dục đem lại nhiều kết quả. Một số việc làm cụ thể:
 5.1/Tạo nhận thức cho những người trong cuộc thực hiện phong trào:
 Nhận thức là việc làm đầu tiên để bắt đầu một quá trình. Người ta thường nói “Tư tưởng không thông mang bình đông không cũng nặng”. Có nhận thức tốt thì mới thực hiện công việc được tốt, mọi công việc sẽ không thành công khi nhận thức còn mơ hồ, làm việc miễn cưỡng, gượng ép đôi lúc còn chống chế, gây tiêu cực.Thấy rõ tầm quan trọng của vấn đề nên ngay từ đầu năm học chúng tôi triển khai cụ thể những giải pháp thực hiện đến từng giáo viên trong các cuộc họp hội đồng, đến từng học sinh trong các lần sinh hoạt tập thể, đến phụ huynh trong hội nghị đầu năm và có ký cam kết thực hiện cụ thể :
 -Với đội ngũ : Xác định đây là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường bởi vì hành vi của thầy,cô giáo ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như việc hình thành nhân cách của học sinh, nên việc tạo nhận thức cho giáo viên là việc làm hết sức cần thiết, thông qua các quy định về đạo đức nhà giáo, điều lệ trường phổ thông, tiêu chí đánh giá chuẩn giáo viên, cụ thể hóa các nội dung của phong trào xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực. Ở đây đòi hỏi người giáo viên phải thể hiện năng lực của mình trong bốn tiêu chí: Tư tưởng chính trị, Phẩm chất đạo đức, Năng lực công tác, Khả năng hoạt động xã hội. Quán triệt cho đội ngũ ý thức xây dựng Trường học thân thiện không phải chỉ nói suông mà qua những hoạt động cụ thể trước tiên xây dựng mối quan hệ thầy trò không phải là bề trên - kẻ dưới, kẻ cho –người xin mà mối quan hệ phân công- hợp tác, thầy thiết kế - trò thi công. Để làm tốt công việc này thì yêu cầu giáo viên phải tận tâm với nghề, vượt qua khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình, đó là soạn giảng đảm bảo theo đổi mới phương pháp, dạy học tích cực, tham gia tốt các hoạt động ngoại khóa để giáo dục học sinh, biết chia sẽ lắng nghe ý kiến của các em. Dạy học nhẹ nhàng hiệu quả, dạy học phân hóa quan tâm đến nhiều đối tượng, hiểu hoàn cảnh và đặc điểm của từng em để có giải pháp giáo dục thích hợp, việc kiểm tra đánh giá dựa trên cơ sở khoa học đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng mang tính thuyết phục trước học sinh lưu ý : Chấm điểm bài kiểm tra không phải để bắt lỗi học sinh để la mắng mà chấm điểm để phát hiện những chỗ chưa đúng – sửa lại cho đúng, không dùng lời nặng nề đối với học sinh nhất là đối tượng học sinh yếu, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không phân biệt đối xử, có thái độ bao dung, vị tha làm sao mỗi tiết học là niềm vui, niềm mong đợi của các em, xác định rằng học sinh là người đánh giá thầy cô chính xác và khách quan nhất. 
 -Với phụ huynh: Xây dựng nhận thức về nhiệm vụ của trường trong năm học, xác định quan điểm phụ huynh phải có trách nhiệm với nhà trường trong công tác xã hội hóa giáo dục, có trách nhiệm quản lý học sinh làm tròn nghĩa vụ học tập khi ở gia đình. Tại hội nghị phụ huynh học sinh đầu năm đã triển khai cụ thể các hoạt động của trường, phát huy dân chủ, xin ý kiến đóng góp của phụ huynh với tinh thần thẳng thắn, để nhà trường rút kinh nghiệm và tìm sự đồng thuận, tìm tiếng nói chung, nếu phụ huynh nào vắng thì trường tiếp tục mời vào thời gian thích hợp để nói cho cụ thể, tránh tình trạng khoán trắng cho trường, bên cạnh đó để tính phối hợp có hiệu quả, nhà trường đã xin số điện thoại của tất cả phụ huynh để thông tin 2 chiều kịp thời, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình. 
 -Với học sinh : Giáo dục các em từng bước theo kiểu mưa dầm thấm lâu, kiên trì giáo dục thông qua các hoạt động. Để tạo cho các em nhận thức và tự giác thực hiện về những vấn đề như bảo vệ cơ sở vật chất, tiết kiệm điện nước, giữ gìn cảnh quan, vệ sinh trường lớp là một quá trình bền bỉ, kiên trì. Từ nêu rõ lợi ích việc thực hiện đến giao nhiệm vụ, cần lưu ý giao việc gì thì phải cụ thể, quy định thời gian làm xong? Có theo dõi, kiểm tra đánh giá chặt chẽ tránh tình trạng giao việc tràn lan, làm cũng như không làm thì sẽ mất hiệu quả giáo dục, lâu ngày sẽ hình thành thói quen trì trệ.
 Như vậy việc nhận thức tốt và đồng bộ của giáo viên, học sinh, phụ huynh thì tất cả công việc đều thực hiện trôi chảy và có hiệu quả như ông cha ta đã dạy : 
 “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
5.2 Xây dựng lớp học thân thiện gắn với hình thức giáo dục kỹ luật tích cực: 
 Thực tiễn hành động và qua kinh nghiệm cho thấy muốn thực hiện tốt phong trào xây dựng Trường học thân thiện –Học sinh tích cực thì phải bắt đầu từ xây dựng Lớp học thân thiện. Bởi vì nơi đây thể hiện hành động cụ thể của từng em trong việc xây dựng lớp học của mình. Có nhiều lớp học tốt thì ngôi trường sẽ tốt. Chúng tôi chỉ đạo việc xây dựng lớp học thân thiện ở trường với những nội dung cụ thể sau : 
-Lớp học luôn được trang trí sạch đẹp có khẩu hiệu, ảnh Bác Hồ, có hoa treo tường, có bảng thi đua hàng tuần, không viết,vẽ bậy lên bàn ghế, lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát, đủ ánh sáng cho học sinh học tập, sử dụng điện nước đúng lúc, tiết kiệm. Có đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho học tập như khăn trải bàn, bảng phụ để hoạt động nhóm, nam châm, nước sạch để học sinh uống, chậu nước để giáo viên rửa tay. Cơ sở vật chất được giữ gìn bảo quản nhiều năm ít hư hỏng, các dụng cụ dùng chung chổi , ky, giỏ đựng rác luôn sẵn sàng, bố trí ở nơi thích hợp gọn gàng, ngăn nắp. Để theo dõi việc học tập và rèn luyện của học sinh, BGH có phiếu điểm cá nhân cho từng học sinh với hình thức học sinh tự theo dõi chéo với nhau để cuối tuần thông tin lại cho GV, để kịp thời uốn nắn những lỗi vi phạm, quy định giờ ra chơi học sinh không được ở trong phòng để hạn chế việc chạy nhảy lên bàn, giáo dục theo chủ điểm hàng tháng bằng những câu danh ngôn để học sinh học tập và làm theo.Từ những việc làm này và được kiểm tra thường xuyên nên đã đem lại hiệu quả rất cao, học sinh có ý thức bảo vệ tài sản của lớp mình và xây dựng lớp học ngày càng sạch đẹp, đảm bảo vệ sinh hàng buổi nên từ nhiều năm nay không có hiện tượng học sinh viết,vẽ bậy trên tường, trên bàn. Tài sản của lớp được bảo quản tốt, bàn ghế được bảo trì nhiều năm ít sửa chữa tốn kém.
 Giáo dục kỷ luật tích cực nhà trường có cách làm như sau:
 Ở tuổi THCS học sinh có những chuyển biến lớn về mặt tâm lý,về thể chất lứa tuổi này các em đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết nhưng bồng bột, thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động nếu như chúng ta không có các biện pháp quản lý thích hợp lơ là đôi chút các em dễ bị hư hỏng, việc xấu nếu không chấn chỉnh kịp thời thì dễ lây lan.Tuy nhiên cần suy nghĩ nếu học sinh vi phạm mà chúng ta xử lý theo cách cứng nhắc chỉ biết kỷ luật và đánh giá hạnh kiểm thì dễ nhưng việc làm mang tính thuyết phục, chỉ cho các em thấy điều sai, tạo cơ hội để sửa sai, để tiến bộ, giữ các em ở trường mới là điều khó, lúc này việc vận dụng tất cả kinh nghiệm, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo là điều cần thiết, theo yêu cầu giáo dục hiện nay muốn việc duy trì sĩ số, thực hiện các tiêu chí của phổ cập giáo dục đảm bảo thì chỉ có giải pháp là giữ học sinh, tổ chức nhiều hoạt động thu hút các em đến trường.Trong đó giáo dục kỷ luật tích cực là giải pháp có tính hiệu quả cao.
 Đầu năm tổ chức cho học sinh học thuộc nội quy nhà trường, trong quá trình thực hiện có sự kiểm tra của giáo viên GD Công dân, Tổng phụ trách, Ban nề nếp, mỗi tuần đề ra một chuyên đề thực hiện nề nếp và kiểm tra thường xuyên không để lỗi vi phạm của học sinh kéo dài, kịp thời xử lý, ngăn chặn những hành vi mới phát sinh như việc thực hiện tác phong (áo, quần, dép,tóc,bảng tên, khăn quàng, phù hiệu, ăn quà vặt, bì đựng bài kiểm tra, sách vở học tập, nề nếp để xe, thực hiện chuyên cần, trực nhật vệ sinh ...) Đối với học sinh vi phạm lần 1 thì tập trung nhắc nhở, lần 2 viết kiểm điểm về lỗi vi phạm, phân tích chỗ sai, chỗ đúng cho thời gian để sữa chữa khuyết điểm, lần 3: thông tin đến phụ huynh và tiến hành xử lý vi phạm, đầu tiên cho học sinh tự nhận hình thức, sau đó thực hiện như: lao động trồng cây, xớt cỏ, vét mương, dọn khu vực vệ sinh, tưới cây, chăm sóc bồn hoa ... Vận dụng cách làm này đạt được 2 lợi ích đó là học sinh được lao động sửa sai và cố gắng hơn để không vi phạm vì đây là việc làm tự nguyện có sự phối hợp của phụ huynh và cảnh quan nhà trường thêm sạch đẹp.
 Xây dựng hộp thư thân thiện : Nhà trường thực hiện việc này để cho học sinh tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nhằm điều chỉnh kịp thời việc dạy của thầy,cô và thực hiện nề nếp, học tập của học sinh việc duy trì đều đặn hộp thư thân thiện được quy định như sau:
 Đối tượng gởi thư phản ánh cho trường là tất cảhọc sinh, tập thể lớp. Các đơn thư phản ánh phải có địa chỉ cụ thể, nội dung phải phản ánh khách quan, trung thực về những vấn đề đã, đang và sắp xảy ra để nhà trường điều chỉnh kịp thời, phản ánh tất cả các việc có liên quan đến dạy và học, thời gian phản ánh ở mọi nơi, mọi lúc và đều đặn trong tuần. Cam kết sẽ bảo mật thông tin và bảo vệ những học sinh có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, sau một tuần vào chiều thứ bảy, ban nề nếp mở hộp thư thân thiện, tiến hành xử lý thông tin sau đó tổng hợp hình hình rồi đánh giá. Kết quả cho thấy qua nhiều năm hoạt động của hộp thư thân thiện đã phát huy tác dụng rất lớn, đã kịp thời điều chỉnh việc dạy trên lớp của một số giáo viên chưa tận tâm với học sinh, điều chỉnh việc xử lý chưa khéo của giáo viên gây bất bình trong phụ huynh và học sinh. Phát hiện sớm những mâu thuẩn của học sinh ở ngoài nhà trường để kịp thời ngăn chặn và phát hiện những học sinh bỏ tiết chơi game, bỏ học đi tắm suối để kịp thời xử lý ....
 Hộp thư thân thiện đã phản ánh chính xác diễn biến các hoạt động của học sinh để kịp thời điều chỉnh và giúp nhà trường làm tốt công tác dự báo, góp phần xây dựng nề nếp, giáo dục đạo đức học sinh.Trong ba năm học qua nề nếp học sinh trong nhà trường luôn được giữ vững, không có trường hợp đánh lộn trong và ngoài trường, không có học sinh vi phạm pháp luật, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu các em đến trường rất đoàn kết và thân thiện giúp đỡ nhau trong học tập, đa số ngoan hiền. Đây là thế mạnh của trường, của giáo dục trong bối cảnh hiện nay là điều yên tâm và đáng mừng.
5.3Thực hiện đồng loạt các giải pháp giúp đỡ học sinh học tập tốt 
 Với phương châm học mà chơi- chơi mà học. Nhằm tạo không khí thỏa mái trong học tập, tránh gò bó chỉ thu gọn trong lớp ở các tiết học, mà học ở mọi nơi, mọi lúc. Để thu hút học sinh đến trường, có ý thức tự giác trong học tập. Chúng tôi luôn suy nghĩ tìm ra các giải pháp để giúp đỡ các em trong điều kiện thực tế của trường, không nên áp đặt tuổi già, ngại khó của giáo viên mà đơn giản hóa các hoạt động giáo dục. Tổ chức các hoạt động giáo dục với nhiều hình thức và bao quát đến từng đối tượng học sinh.
 -Với học sinh yếu: đây là diện học sinh cần quan tâm vì các trường hợp bỏ học, trốn tiết, vi phạm nội quy, lưu ban đều từ đối tượng học sinh này. Ngay từ đầu năm, bộ phận chuyên môn đã tiến hành khảo sát phân loại đối học sinh yếu, lập danh sách ở từng lớp. Diện học sinh yếu nếu không có giải pháp thích hợp thì các em sẽ không tiếp thu kịp kiến thức, các em chán học dẫn đến bỏ học. Mặt khác tình hình của trường, việc phụ đạo học sinh yếu gặp nhiều khó khăn do đội ngũ mỏng, số tiết dạy đã đủ tiêu chuẩn, giáo viên ở xa trường, phải bồi dưỡng học sinh giỏi nên việc mở thêm lớp học sinh yếu để giáo viên dạy phụ đạo là việc khó thực hiện được nên chúng tôi chỉ đạo làm theo cách sau: 
 GV bộ môn đang giảng dạy ở tất cả các khối lớp có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu của bộ môn mình ở từng tiết lên lớp, có giải pháp thích hợp, nhẹ nhàng, giao nhiệm vụ vừa sức, giúp đỡ động viên các em trong học tập, biết khen sự tiến bộ của của học sinh.Tuyệt đối không có biểu hiện phân biệt, so sánh với học sinh yếu. Giao chỉ tiêu chất lượng đến từng giáo viên. Gắn chất lượng với mức độ hoàn thành công việc được giao. BGH kiểm tra theo dõi hàng tháng qua việc đánh giá chất lượng bài kiểm tra định kỳ để có điều chỉnh hợp lý. 
- Cùng với Chi đoàn phân công các em Đoàn viên học sinh giỏi 9 kèm cặp,giúp đỡ các em học sinh yếu 6,7 chúng tôi phân công nhóm đoàn viên phụ trách các lớp học sinh yếu và tiến hành phụ đạo 3 môn Toán,Văn, Anh theo thời khóa biểu, có kiểm tra cụ thể. Chi đoàn xây dựng kế hoạch phát động thi đua đến cuối năm cho học sinh yếu 6,7 bình chọn anh chị Đoàn viên nào giúp đỡ học sinh yếu tiến bộ ,dạy dễ hiểu, có sự thu hút sẽ được Chi đoàn khen thưởng. 
 -Với học sinh giỏi: Xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, là sự sống còn của nhà trường. Phân tích rõ mối quan hệ biện chứng cho thấy: muốn có học sinh giỏi thì phải có giáo viên giỏi (tất nhiên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quyết định vẫn là người thầy). Nếu người thầy có tâm huyết, có sự đam mê trong bồi dưỡng thì tất yếu sẽ có học sinh giỏi còn ngược lại người thầy còn tính toán việc gạo tiền, dạy để cho có,cho xong việc theo phân công thì không bao giờ có học sinh giỏi. Trên thực tế do điều kiện phụ huynh còn khó khăn hơn nữa chủ trương của ngành cấm dạy thêm học thêm trái quy định. Chúng tôi kêu gọi tinh thần tự giác của thầy cô, gắn kết quả học sinh giỏi với năng lực của từng giáo viên trong việc xếp loại thi đua cuối năm. Thực hiện nhiệm vụ không nên đòi hỏi chế độ, trong ba năm học qua, học sinh giỏi của trường từng bước chuyển biến tích cực đã có học sinh được bồi dưỡng thi tỉnh, có học sinh thi đỗ vào trường chuyên, sau nhiều năm vắng bóng.Vị thứ đội học sinh giỏi của trường được từng bước nâng lên so với toàn huyện.
-Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
 Tổ chức HĐNGLL chính khóa được thực hiện thường xuyên đảm bảo theo phân phối chương trình, đúng theo chủ điểm. Ngoài ra ban HĐNGLL tổ chức nhiều hoạt động đa dạng về hình thức để thu hút học sinh trong giáo dục. Với giờ chào cờ của mỗi tuần nếu như tiết nào cũng chấn chỉnh nề nếp, răn đe học sinh và cứ đến hẹn lại lên không thay đổi cách thức sinh hoạt dẫn đến nhàm chán việc giáo dục sẽ không có hiệu quả nên chúng tôi đưa các nội dung hoạt động trong giờ chào cờ vào kế hoạch của chuyên phân công giáo viên thực hiện cụ thể trong một tháng như sau:
 Tuần 1: Chào cờ đầu tháng tập trung học sinh, giáo viên toàn trường tham dự nhằm đánh giá tổng kết những việc làm được, chưa làm được trong tháng rút kinh nghiệm chỉ đạo, đề ra nhiệm vụ cho tháng đến theo các chủ điểm hoạt động. 
 Tuần 2: Nói chuyện dưới cờ theo khối rà soát các việc đã làm trong tuần qua, sau đó là hoạt động theo kế hoạch như: tuyên truyền y tế phân công nhân viên y tế đảm nhận, tiếp theo là giới thiệu sách theo chủ điểm nhằm phát triển văn hóa đọc , thực hiện giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống thông qua tiểu phẩm với các vấn đề quan tâm của xã hội hiện nay như an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bạo lực học đường, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên  Thông qua các tiểu phẩm có tích giáo dục tích cực, các em sẽ được học qua làm, qua hoạt động sẽ tác dụng sâu hơn. Tiết sinh hoạt tập thể cuối tuần yêu cầu giáo viên thực hiện đúng quy trình nhưng có sự cải biến sao cho phù hợp, cho các em sinh hoạt với hình thức tọa đàm, nêu gương để thu hút học sinh, tránh rập khuôn, máy móc tiết nào cũng xử lý, kiểm điểm gây tâm lý căng thẳng với học sinh, một số em thường bỏ giờ sinh hoạt lớp vì tiết ấy hay bị thầy cô chỉ trích, rầy la. 
 Tuần 3,4: Tổ chức đố vui ôn tập để thực hiện tốt công tác này chuyên môn nhà trường thành đã thành lập ngân hành câu hỏi đố vui ở các cấp độ biết, hiểu, vận dụng và cập nhật hàng tuần. Phân công giáo viên thiết kế chương trình và tổ chức trình chiếu, hiện nay trường có 200 bảng phụ và bộ chuông để đảm bảo phục vụ cho đố vui ôn tập bằng hai hình thức rung chuông vàng và trả lời câu hỏi bằng cách bấm chuông nhanh. Tổ chức các HĐGDNGLL là việc làm thường xuyên góp phần giáo dục học sinh rất cao chính các hoạt động này thu hút và các em đến trường được thầy cô giáo quan tâm các em cảm nhận đi học là hạnh phúc mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
5.4 Chăm sóc, trồng và bảo vệ cây xanh, thường xuyên giữ gìn vệ sinh, cảnh quan trên sân trường thông qua việc giao trách nhiệm đến từng lớp
 Gần 15 năm thành lập, cảnh quan của trường ngày càng xanh, sạch, đẹp đây cũng là việc làm thành công và là niềm tự hào của trường. Xác định phương châm “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Chỉ có sạch mới có đẹp nên việc chăm sóc cảnh quan giữ vệ sinh sạch sẽ là việc làm hàng ngày. 
 Thứ nhất chúng tôi quy định lớp học phải luôn sạch sẽ không bụi bẩn, không có giấy rác, không viết vẽ bậy lên tường, lên bàn ghế hàng buổi các lớp phân công tổ trực quét dọn vệ sinh lớp và khu vực vệ sinh theo phân công, đổ rác đúng quy định nên sân trường lúc nào cũng sạch sẽ, cấm học sinh ăn quà vặt trong giờ ra chơi, Tận dụng tối đa giờ ra chơi để làm các công việc hữu ích, sau khi tập thể dục giữa giờ là tổ chức các hoạt động tập thể như trò chơi dân gian, múa hát tập thể, đá cầu, nhảy dây, đọc sách hoặc tranh thủ dọn vệ sinh khu vực vào những ngày lá cây rụng nhiều. 
 Việc chăm sóc bồn hoa được các lớp thực hiện thường xuyên; lúc nào cũng có hoa nở. Ban HĐNGLL lập kế hoạch chấm điểm hàng tháng, liên tục nhắc nhở nên các em có ý thức tự giác chăm sóc và làm cho bồn hoa của lớp mình ngày càng đẹp thêm. Qua nhiều năm triển khai đến hôm nay việc thực hiện vệ sinh cảnh quan đã trở thành thói quen và nề nếp sạch sẽ từ chỗ bước đầu là phân công nhắc nhở mới làm thì bây giờ đã thành tính tự giác của từng em, trên đường đi vào sân trường thấy rác là các em tự giác mang bỏ vào giỏ nên trường lúc nào cũng sạch đẹp.Tính tự giác còn thể hiện rất rõ trong năm 2013, trường có ba lần lũ vào ngập sâu.Trước khi lũ đến các em tự giác kê bàn ghế của lớp mình lên cao để tránh ngập ướt, sau lũ là tự giác đến trường cùng với thầy cô múc nước dội bùn non trong lớp, trên sân để kịp thời học tập,việc khắc phục hậu quả sau lũ chưa quá một buổi, ít tốn kém đây là là giải pháp duy nhất của việc sống chung với lũ của nhà trường.
5.5 Kiểm tra đánh giá thường xuyên các hoạt động của nhà trường trong suốt năm học 
 Kiểm tra đánh giá là chức năng của cán bộ quản lý để nắm được kết quả thực hiện của giáo viên, học sinh qua đó rút kinh nghiệm và có giải pháp thích hợp tác động đến từng đối tượng. Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch và đề ra các công việc cụ thể quy định thời gian và phân công trách nhiệm rõ ràng theo dõi tất cả các công việc đề ra như công tác giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi ,công tác chủ nhiệm, giáo dục đạo đức học sinh theo hướng tích cực, theo dõi khu vực phân công trực vệ sinh, phân công trực buổi của giáo viên, theo dõi thực hiện nội quy của trường, đạo đức tác phong ....BGH kiểm tra chặt chẽ và đánh giá thường xuyên có địa chỉ cụ thể để từng cá nhân thấy rõ mức độ công việc mình đã và đang làm tới đâu, không đánh giá chu

File đính kèm:

  • docSKKN_THAN_2014_20150727_022219.doc