Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng về dùng từ đặt câu trong phân môn Tiếng Việt

Để học sinh viết câu đúng pháp, trước hết phải dạy cho học sinh năm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp trong câu. Nhận biết được thành phần nòng cốt câu. Cho học sinh nhận xét, phát hiện các thành phần còn thiếu trong câu. Từ đó, hướng dẫn học sinh đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.

- Ví dụ: Hằng năm, cứ vào ngày 2 tháng 9, thường tổ chức hội thi đua thuyền trên sông Hàn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng về dùng từ đặt câu trong phân môn Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tôi kiểm tra phân loại đối tượngk học sinh sau đó lập kế hoạch cho từng dạng bài tập.
	Giáo viên trong khối lớp cho rằng học sinh không hăng hái mấy với kĩ năng dùng từ đặt câu, ngoài ra còn nhiều vấn đề còn bất cập vì vậy tôi đưa ra một số cách giải quyết cũng như một số biện pháp rèn kĩ năng dùng từ đặt câu trong môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4.
	1.3/ Phạm vi nghiên cứu:
 Để giúp học tốt dùng từ, đặt câu,nhằm bồi dưỡng tâm hồn cảm xúc, vồn từ ngữ phong phú và nâng cao vốn hiểu biết cho các em. Đề tài này được nghiên cứu, áp dụng dạy môn Tiếng Vioệt ở lớp tôi ( lớp 4A) Trường Tiểu Lý Tự trọng
	II/ PHẦN NỘI DUNG:
1.2/ Thực trạng về rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu ở học sinh lớp 4:
 1/ Giáo viên: 
- Chúng ta đã và đang thực hiện đổi mới nội dung theo chuẩn kiến thức và phương pháp dạy học giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo cho học sinh hoạt động. Sự thay đổi về nội dung và hình thức ở mỗi tiết dạy đã mang lại những hiêụ quả rõ nét trong dạy và học. Tuy nhiên, vẫn còn có những giờ từ ngữ đơn điệu, đôi lúc giáo viên còn lệ thuộc một cách máy móc vào sách hướng dẫn, tính sáng tạo chưa cao, tiết học chưa sinh động, chưa cuốn hút được học sinh, nặng nề và áp đặt học sinh trong khi giảng bài khô khan, chưa gây được sự hứng thú học tập của các em.
- Một số giáo viên chỉ coi trọng phân môn Tập làm văn xem nhẹ phân môn Luyện từ và câu nên chỉ dạy theo câu mẫu, ít chú trọng rèn kĩ năng nói, kĩ năng việt viết câu, mở rộng câu, sử dụng biện phảp tu từ trong viết câu cho học sinh.
 2/ Học sinh:
- Học sinh Tiểu học đa số còn hạn chế về ngôn ngữ. Các em giao tiếp với bạn bè, thầy cô có thể tương đối tốt nhưng để diễn đạt, trình bày một vấn đề đòi hỏi sử dụng những từ ngữ, hình ảnh có tính biểu cảm một chút các em sẽ lúng túng ngay.
- Vốn từ ngữ của học sinh còn hạn chế là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong khả năng cảm thụ, nắm bắt nội dung văn bản của học sinh. 
- Một bộ phận học sinh còn kém về ngữ pháp. Các em chưa thành thạo trong sử dụng dấu câu, trong sử dụng các biện pháp tu từ và cả trong việc phân tích cấu trúc câu.
- Học sinh chưa biết phân tích đề và làm bài theo từng thể loại .
- Học sinh trình bày một đoạn văn còn lúng túng không diễn đạt được, khi viết văn hoặc đặt câu thì câu còn rườm rà, chưa đúng ngữ pháp.
- Cho một số từ ngữ, yêu cầu các em dùng từ để đặt câu.
- Kết quả khảo sát ở lớp 4A như sau ( Tháng 10- 2011)
3/ Phụ huynh:
- Là một trường vùng sâu, vùng xa của huyện , đa số phụ huynh làm nghề nông , ít có điều kiện quan tâm đến con em. Việc học của học sinh phần lớn tập trung ở trường, chủ yêu lệ thuộc sách giáo khoa, các em ít được tìm hiểu thêm ở các loại sách bài tập, sách tham khảo ngoài chương trình.
- Lại có một bộ phận phụ huynh chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Việt nên còn xem nhẹ việc hướng dẫn, bồi dưỡng và hỗ trợ con em học tập ở nhà.
 Để học sinh tiểu học đạt được yêu cầu viết câu đúng,câu hay, khi giảng dạy, giáo viên cần phải:
Hiểu và nắm chắc nội dung dạy học; các kiến thức và kĩ năng luyện từ và câu cần trang bị cho học sinh. Thấy được ý đồ của tác giả sách giáo khoa; thấy được ưu nhược của chương trình và các tài liệu dạy học khác. 
Nắm vững phương pháp dạy học, sử dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức dạy học khi dạy phân môn luyện từ và câu ở tiểu học. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức của học sinh lứa tuổi tiểu học để đảm bảo luôn thống nhất giữa nội dung và hình thức ngữ pháp, luôn gắn các ý nghĩa ngữ pháp với các dấu hiệu hình thức để nhận diện câu, đặt câu, viết đoạn văn
 - Trong quá trình dạy học , cần thống kê chính xác những lỗi phổ biến nhất mà học sinh thường sai, từ đó rút ra được phương pháp, hình thức dạy học thích hợp. Xây dựng được bài tập cụ thể, tối ưu để phòng ngừa, khắc phục dần các lỗi sai thường gặp ở học sinh.
 - Đối với những em có tiến bộ nhiều, ngoài tuyên dương tôi còn khen thưởng cho những em đó bằng phần thưởng như : Hộp bút, cuốn vở, sách tham khảo ... tuy ít nhưng nó động viên, khích lệ tinh thần học tập của các em, giúp cho những em khác noi theo để học tập. 
- Là giáo viên tiểu học, được trực tiếp dạy môn Tiếng Việt lớp 4 trong nhiều năm qua. Qua thực tế dạy học, tôi thấy rằng cần phải chú trọng hơn nữa việc rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh bởi đó là cơ sở giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cho hiện nay và cả mai sau. Với khả năng vốn có và những kinh nghiệm thực tế của bản thân tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp nâng cao hiệu quả trong việc rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu trong môn Tiếng Việt đối với học sinh lớp 4” với hi vọng được góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt trong nhà trưòng.
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 2.1 Một số biện pháp được vận dụng trong việc rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu cho học sinh lớp 4:
 2.1.1 Hệ thống lại các chuẩn kiến thức và các dạng lỗi về câu mà học sinh thường mắc phải.
 + Câu là gì?
 - Câu là đơn vị của lời nói. Câu do từ cấu tạo nên để biểu đạt một ý trọn vẹn. Khi nói, câu có một ngữ điệu nhất định phù hợp với nội dung kể, hỏi, cảm xúc hoặc cầu khiến. Trong văn viết, chữ đầu câu phải viết hoa và cuối câu có dấu để biểu thị ngữ điệu. Hội đủ các điều kiện trên thì tạo thành câu hoàn chỉnh.
 + Một số lỗi viết câu của học sinh Tiểu học:
Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, tình trạng viết câu sai của học sinh lớp 4 thường rơi vào các lỗi phổ biến như sau: 
 - Lỗi về cấu tạo ngữ pháp của câu: là những lỗi thuộc về cấu trúc câu như thiếu hoặc thừa thành phần câu,phân định các thành phần câu chưa rõ ràng hoặc săp xếp các thành phần câu chưa phù hợp.
 - Câu thiếu thành phần nòng cốt:
 * Câu thiếu thành phần chủ ngữ:
 Câu thiếu chủ ngữ thường xuất hiện khi học sinh nhầm đối tượng hoặc đối tượng chỉ mới xuất hiện trong ở trong tư duy chưa được thực hiện hóa ở lời (câu) với chủ ngữ. Trong tư duy của học sinh, đối tượng cần nói đến đã hiện rất rõ, các em chỉ quan tâm đến việc diễn tả những hoạt động, tính chất, trạng thái của đối tượng. Do vậy, các em viết câu không có thành phần chủ ngữ và yên trí rằng câu đã trọn nghĩa. Câu thiếu chủ ngữ cũng có thể do học sinh lầm tưởng trạng ngữ là chủ ngữ. 
 	Ví dụ : 
 	 	- Hôm qua, được điểm 10 môn toán.
 	- Qua cảnh đồng lúa chín vàng, càng thấy yêu quê hương.
 	* Câu thiếu vị ngữ :
 	Ví dụ :
 	- Những ngày nắng nóng, tôi và các bạn tôi cùng lứa tuổi trong xóm nhỏ.
 	* Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ :
	Ví dụ :
 	- Bằng nỗ lực phấn đấu của bản thân, nhờ sự giúp đỡ của các bạn và thầy cô giáo.
 + Lỗi về diễn đạt trong câu:
 	Do năng lực tư duy còn yếu nên các em không diễn đạt được một cách chính xác ý định của mình, diễn đạt sai nội dung, ngữ nghĩa của câu thiếu logic, thiếu chặt chẽ.
 	Ví dụ : 
- Chiếc cặp của em có hình chữ nhật, đựng đồ dùng học tập cũng bằng hình chữ nhật, cặp có in hình siêu nhân, ngăn nhỏ đựng sách, cặp có quai xách.
 - Tuổi thơ của mình gắn bó với dòng sông, mình như một dòng sông, không phải ai cũng có một dòng sông.
2.1.2 Giúp học sinh mở rộng vốn từ, luyện kĩ năng viết câu cho học sinh:
+ Giúp học sinh mở rộng vốn từ :
 Để học sinh có một kiến thức phong phú về ngôn ngữ tiếng Việt, việc đầu tiên là rèn cho các em kĩ năng nghe, nói, hiểu và viết đúng chính tả Tiếng Việt. Trên cơ sở đó, các em sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức về vốn từ, nghĩa của từ.
- Trong phần tìm hiểu nghĩa của từ, để học sinh tiếp thu và vận dụng tốt kiến thức chúng ta cần phối hợp nhiều cách tổ chức cho học sinh thảo luận, sưu tầm, luyện tập vào văn cảnh cụ thể để nắm được nghĩa của nhóm từ đó.
 - Như đã nói ở trên việc mở rộng vốn từ cho học sinh tương đối khó bởi vì khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế. Tuy nhiên, những hình thức tổ chức hoạt động học tập phù hợp cũng sẽ giải quyết được vấn đề này. Một số chủ đề có phần khó hiểu đối với các em, giáo viên định hướng về mặt ngữ nghĩa của chủ đề học sinh dễ tiếp thu và mở rộng vốn từ theo từng bài tập đã xây dựng.
 Đa số các chủ đề mở rộng vốn từ trong chương trình có vốn từ Hán Việt khá nhiều làm cho học sinh gặp khó khăn, tuy vậy giáo viên nên chọn giải pháp thực hành từ các tình huống giao tiếp thực tế sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc hiểu nghĩa của từ. 
Ví dụ: -Chủ đề “ Trung thực – Tự trọng” ( TV 4 tập 1 trang 48), giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu nghĩa của từ trung thực trong một tình huống như trong giờ kiểm tra, Lan không làm bài được, bạn bên cạnh đã làm xong và đưa cho Lan chép nhưng Lan nhất định không chép. Sau khi học sinh đã nắm được nghĩa của từ, giáo viên cho học sinh tìm thêm các từ đồng nghĩa với từ trung thực. Với cách dạy như vậy, giáo viên giúp các em không những khắc sâu kiến thức mà còn giúp nâng cao khả năng mở rộng vốn từ của các em.
 Trong một bài học về mở rộng vốn từ thường có bài tập về viết một đoạn văn ngắn nói về nội dung của vốn từ được mở rộng, đây là dạng bài tập tổng hợp vừa củng cố, vừa vận dụng vốn từ và thực hành viết câu làm văn cho nên giáo viên có sự chuẩn bị trong việc uốn nắn các em về cách dùng từ, viết câu và diễn đạt nội dung
 + Rèn kĩ năng viết câu: 
Trong thực tế , yêu cầu với học sinh lớp 4 là phải biết nói, viết diễn đạt thành câu và viết được đoạn văn. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, những lỗi viết câu ở nhiều dạng khác nhau vẫn còn xuất hiện nhiều. Và đó là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc xây dựng đoạn, hạn chế trong kĩ năng viết văn của học sinh về lâu dài nếu không được chấn chỉnh kịp thời. Khi rèn kĩ năng viết câu, giáo viên chú ý hướng dẫn cho học sinh thực hiện được những yêu cầu cơ bản sau: 
- Hướng dẫn học sinh viết câu đúng cấu tạo ngữ pháp:
Để học sinh viết câu đúng pháp, trước hết phải dạy cho học sinh năm vững các kiến thức cơ bản về ngữ pháp trong câu. Nhận biết được thành phần nòng cốt câu. Cho học sinh nhận xét, phát hiện các thành phần còn thiếu trong câu. Từ đó, hướng dẫn học sinh đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. 
- Ví dụ: Hằng năm, cứ vào ngày 2 tháng 9, thường tổ chức hội thi đua thuyền trên sông Hàn. 
 Cho học sinh nhận xét, xác định thành phần câu để học sinh tự phát hiện đây là câu thiếu thành phần chủ ngữ và cho học sinh tự chữa lại câu trên.
- Hằng năm, cứ vào ngày 2 tháng 9, thường tổ chức hội thi đua thuyền trên 
 Trạng ngữ Vị ngữ
sông Hàn
 	Sửa lại: 
- Hằng năm, cứ vào ngày 2 tháng 9, thành phố em thường tổ chức hội thi đua thuyền trên sông Hàn.
 Về mặt ngữ pháp, đa số học sinh biết viết câu theo yêu cầu bài tập. Thường thì các em hay mắc lỗi về dấu câu như: quên ghi dấu, sử dụng dấu chấm câu không theo mục đích nói của câuVới những lỗi như vậy giáo viên sửa sai tại chỗ cho học sinh. Giáo viên nêu câu hỏi, gợi ý để học sinh tự phát hiện lỗi và hướng dẫn các em tự chữa lỗi để các em nhớ và rút kinh nghiệm. Giáo viên có thể ghi lại lưu ý đối với học sinh dưới bài tập sai đó để học sinh lưu ý.
 + Trong hoạt động giao tiếp, giáo viên cần gợi mở cho học sinh tìm tòi, suy nghĩ để có sáng tạo hơn thông qua hoạt động nhóm học tập, hoạt động giao tiếp trong và ngoài lớpTạo cho các em các thói quen quan sát, đánh giá nhìn nhận một sự việc, một vấn đề nào đó và diễn đạt điều đó bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình. Tránh và hạn chế tối đa việc sử dụng từ không đúng lúc, không đúng chỗ, nói năng không trọn câu. Điều chỉnh kịp thời về những lỗi dùng từ, đặt câu cho học sinh. 
Trong câu các từ phải được sắp xếp theo những quy tắc nhất định đã được sử dụng rộng rãi, được công nhận trong văn viết và văn nói. Những quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa về trật tự các từ chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình đặt câu. Như chủ ngữ thường đứng ở đầu câu, vị ngữ thường đứng sau chủ ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ gắn kết với nhau bằng quan hệ chủ vị. Trong mối quan hệ này, chủ ngữ nêu đối tượng thông báo, còn vị ngữ chứa đựng nội dung thông báo về đối tượng ấy. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi “ Ai “, “ Cái gì”.... còn vị ngữ trả lời cho câu hỏi “ Làm gì”, “ Như thế nào”
 Biết tuân thủ, vận dụng quy tắc ngữ pháp, ngữ nghĩa thích hợp, sáng tạo, biết cách vận dụng các biện pháp tu từ nghệ thuật trong câu, ta sẽ viết câu đúng và hay.
 	 Ví dụ: Nói: “Bạn học rất khá.” Chứ không nói “Bạn rất học khá” hay “ Anh bao giờ đi? ” và “ Anh đi bao giờ?” là 2 trường hợp câu hỏi hoàn toàn khác nhau, bao giờ đi chỉ quá khứ, hành động đã xảy ra rồi. Như vậy , khi đặt câu cần phải sắp xếp trật tự từ một cách thích hợp, có dụng ý nghệ thuật, sáng nghĩa mới lôi cuốn được người đọc, người nghe.
- Hướng dẫn học sinh diễn đạt lôgic và trọn ý khi viết câu:
Giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh nói và viết sao cho mỗi câu đều hợp với quy luật suy nghĩ thông thường, làm sao ý trong mỗi câu ăn khớp với nhau về nghĩa.
Ví dụ: Viết thư cho người thân ( TV4 tập 1 trang 52), một học sinh đã viết:
- Cháu sẽ viết thư này định gửi thăm bà nhưng bà nhận được không.
Câu sai về lôgic vì nói “sẽ” viết thư nhưng thực ra là "đang" viết thư, sự việc đang diễn ra ở hiện tại nhưng "bà nhận được không" lại là sự viẹc được hỏi ở quá khứ.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng từ ngữ gợi cảm, gợi tả và cách sử dụng các biện pháp tu từ khi viết câu :
Câu do từ cấu tạo thành. Vì thế, khi nói hoặc viết một câu ta phải dùng từ cho chính xác. Tức là cách dùng từ có chọn lựa, để tìm ra từ đúng nhất, có giá trị nghệ thuật nhất phù hợp với ý cần diễn đạt.
- Ví dụ 1: Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công. (TV4 tập 1 trang 127),HS đã viết:
- Các bạn tận tụy chăm sóc, giúp đỡ Kí viết ngày càng tiến bộ hơn. 
Chữa lại là: 
Được các bạn tận tình giúp đỡ, với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, chữ viết của Kí đã ngày càng tiến bộ hơn.
- Ví dụ 2: Đặt câu thuộc chủ đề Nhân hậu- Đoàn kết(TV4 tập 1 trang 17)
HS đã viết: 
- Cậu bé với tấm lòng nhân hậu, hành động cụ thể,bày tỏ của mình đã xót thương cho thân phận của ông lão ăn xin.
Chữa lại là: 
- Với tấm lòng nhân hậu, cậu bé đã bày tỏ sự xót thương và niềm cảm thông cho thân phận của ông lão ăn xin bằng hành động cụ thể của mình.
	Ngôn ngữ tiếng Việt có số lượng từ rất phong phú, đa dạng về ngữ nghĩa. Khi hướng dẫn học sinh đặt câu giáo viên cần chú ý các hiện tượng: từ đồng nghĩa (như mênh mông, bao la, thênh thang), từ trái nghĩa (như trung thực – giả dối, lạc quan–bi quan). Ngoài ra có từ đồng âm khác nghĩa, từ gần nghĩa, từ do vay mượn tiếng nước ngoài như từ gốc Hán ( nghị lực, nỗ lực)
Một số lưu ý khi hướng dẫn học sinh viết câu:
Tiếng Việt rất phong phú về ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Khi viết câu nếu biết khéo léo chọn lựa kiểu câu phù hợp với nội dung cần diễn đạt, sử dụng các từ ngữ được chọn lọc, có hình ảnh, vận dụng sáng tạo các biện pháp tu từ nghệ thuật thì câu văn sẽ tăng tính biểu cảm và đạt hiệu quả diễn đạt cao. Để đạt được điều đó, trước hết, học sinh phải thành thạo những kĩ năng cơ bản. Trong quá trình hướng dẫn, cần lưu ý học sinh những điểm sau: 
- Sử dụng dấu câu phù hợp với mục đích nói.
- Sử dụng dấu câu đúng với chức năng ngữ pháp của các bộ phận trong câu.
- Biết cách sử dụng những trợ từ, hư từ , những từ ngừ gợi cảm, gợi tả làm cho câu văn thêm sinh động. 
Dùng từ, thường là hư từ để bổ sung ý nghĩa cho câu
Có thẻ dùng nghĩa ngữ pháp ( là, hay, bởi, tại, cùng, và,) hay nghĩa tình thái ( ồ, à, ạ, ơi,) để bổ sung ý nghĩa cho câu thêm sinh động.
Ví dụ: Tuy bạn Thảo học giỏi nên bạn không bao giờ kiêu ngạo.
Sửa lại: Tuy bạn Thảo học giỏi nhưng bạn không bao giờ kiêu ngạo.
Nói chung, khi trật tự từ chưa làm sáng tỏ được các quan hệ ý nghĩa thì hư từ có tác dụng hỗ trợ. Còn khi quan hệ ý nghĩa đã rõ ràng, thì có thể không dùng hư từ.
Ví dụ: Ông ấy là người Đà Nẵng.
 Có thể viết: Ông ấy người Đà Nẵng.
Sắp xếp trật tự từ, cụm từ sao cho thích hợp với ý muốn nói.
Trong câu, từ và cụm từ cần được sắp xếp theo một trật tự phục vụ cho việc biểu hiện các ý nghĩa, các chức năng ngữ pháp, các quan hệ ngữ pháp nhất định. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp thì phương diện này có thể thay đổi, hoặc làm cho tổ hợp từ trở nên vô nghĩa, không thể chấp nhận được.
Ví dụ: - Mình tặng cậu một quyển sách.
Cậu tặng mình một quyển sách.
Cậu thì mình tặng một quyển sách.
Mình một quyển sách tặng cậu. ( Tổ hợp từ vô nghĩa)
Trong các ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái, thì trật tự từ trong câu có tính tự do và linh hoạt hơn. Còn trong Tiếng Việt có sự linh hoạt trong trật tự sắp xếp từ, chỉ có thể có những hoàn cảnh giao tiếp nhất định và với những điều kiện nhất định mà thôi.
Câu chặt chẽ, mạch lạc:
Là cách viết câu chặt chẽ về cấu trúc ngữ pháp, từ đó câu mạch lạc về ý nghĩa, logic câu.
Không để chủ ngữ xuất hiện ở vế phụ, nếu chủ ngữ ấy đã xuất hiện ở vế chính.
Ví dụ1: Chiếc cặp được em giữ gìn cẩn thận, chiếc cặp vẫn còn mới.
Sửa lại: Được em giữ gìn cẩn thận, chiếc cặp vẫn còn mới.
Ví dụ 2: Búp bê có mái tóc màu vàng, đôi mắt của búp bê màu xanh.
Sửa lại: Búp bê có mái tóc vàng, đôi mắt màu xanh.
Không dùng từ nối “ và” để nối cụm chủ vị diễn đạt ý phụ với cụm chủ vị diễn đạt ý chính.
Ví dụ: Lan chăm chỉ học hành và Lan học giỏi.
Sửa lại: Lan chăm chỉ học hành nên Lan học giỏi.
Giáo viên tổ chức thực hành các bài tập cho học sinh trong phần luyện tập, giúp các em hiểu biết đầy đủ và chính xác các khái niệm về câu, các thành phần chính, phụ của câu, các loại câu. Từ đó, biết sử dụng trong hoạt động nói và viết một cách thành thạo.
Một số dạng bài tập minh họa để rèn kĩ năng dùng từ, viết câu: 
Bước đầu tôi ra bài tập những bài tập nhỏ, dễ làm, dần dần tôi nâng cao lên vừa sức với các em. Rèn cho các em những bài tập có liên quan đến nhược điểm mà các em thường mắc phải từ đơn giản đến phức tạp.
 	Ví dụ 1 : Trong những dòng sau đây, dòng nào đã thành câu :
 	+ Trời mùa thu
 	+ Bác rất vui khi thấy các cháu đều ngoan
 	+ Học sinh lớp 4/7.
 	+ Tất cả học sinh trường em
	+ Trong cặp có 4 quyển vở.
 	Giáo viên nêu câu hỏi : Đề yêu cầu ta làm gì (chỉ ra những dòng đã thành câu).
 	- Học sinh sẽ tìm được những dòng đã thành câu.
 	- Vì sao những dòng đó đã thành câu ? (vì đã diễn đạt được một ý trọn vẹn, người nghe hiểu được)
	- Đồng thời cũng yêu cầu học sinh nêu các dòng nào chưa thành câu? Vì sao? ( Khuyết đi bộ phận nào? )
è Từ đó khắc sâu cho các em khái niệm về câu và cách tìm.
Ví dụ 2 : Chỉ ra các bộ phận chính trong các câu sau :
 	- Nam viết thư cho bố.
	- Mặt trăng tròn toả sáng rực rỡ.
	- Cây phượng đã thay lá.
	- Trong đêm tối, con mèo nhà em đang rình chuột.
* Để chỉ ra các bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ trong các câu đó thì bắt buộc học sinh phải nhớ lại :
 	- Cách tìm chủ ngữ bằng cách đặt câu hỏi : Ai ? Cái gì ? Con gì ?
 	- Tìm vị ngữ bằng cách đặt câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ?
 	Từ đó các em dễ dàng xác định bộ phận chính chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khi làm dạng bài tập này, tôi lưu ý thêm về vị trí chủ ngữ và vị ngữ trong câu (chủ ngữ đứng trước, vị ngữ đứng sau) nhưng đôi lúc ta cũng gặp vị ngữ đứng trước, chủ ngữ đứng sau.
 	Ví dụ : 
	- Bạc phơ mái tóc người cha.
	 - Dưới bóng tre ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính.
 	Ví dụ trên giáo viên hướng dẫn cho học sinh hiểu đó còn lại là câu đảo ngữ (sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ) có tác dụng nhấn mạnh tính chất, đặc điểm, hoạt động của bộ phận chủ ngữ.
	 Ví dụ 3 : Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể : Ai làm gì ?
A
B
Đàn cò trắng
Kể chuyện cổ tích
Bà em
Giúp dân gặt lúa
Bộ đội
Bay lượn trên cánh đồng
 ( TV4 tập 1 trang172 )
 	Với dạng bài tập này rèn luyện kỹ năng viết câu đúng ngữ nghĩa. Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập này cũng như khi chấm bài tôi tránh chê bai làm học sinh chán nản dẫn đến sợ học môn Tiếng Việt. Vì vậy tôi động viên, khen ngợi tạo cho các em sự hứng thú, ham học. Em nào làm sai tôi cho em đọc câu đó và hỏi xem câu đó có logic chưa ? Nghĩa câu có phù hợp không sau đó hướng dẫn cho em làm lại và tuyên dương em đó.
 	Ví dụ 4 : Đặt một vài câu kể :
 	- Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
	- Tả chiếc bút em đang dùng
	- Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
	- Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
 ( TV4 tập 1 trang 161)
è Dạng bài tập này giúp các em dùng từ ngữ phù hợp, chính xác rèn luyện kỹ năng nói, viết thàn

File đính kèm:

  • docskkn LTC lop 4.doc
Giáo án liên quan