Đề tài Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao

Có như vậy, từ những điều mà tôi dẫn dắt học sinh quan sát ở lớp, đối chiếu với điều mà các em quan sát tại nhà, ngoài xã hội, các em cân nhắc lựa chọn tình tiết diễn đạt thành bài văn.

2/ Tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ:

Giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ có ý nghĩa quan trọng đến với việc làm vân miêu tả. Do đó, đây là vốn đề tôi quan tâm nhất đối với học sinh.

 

doc22 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giúp học sinh lớp 4 học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa biết sáng tạo chọn lọc thành cái riêng của mình.
Một số học sinh trung bình, yếu viết câu chưa thành thạo nên diễn đạt chưa mạch lạc các ý trong bài văn còn nhiều hạn chế.
Từ thực tế nêu trên, để giúp học sinh học thể loại văn miêu tả đạt hiệu quả cao. Tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
1/ Hướng dẫn học sinh quan sát tìm ý.
2/ Tạo điều kiện cho sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc, từ ngữ 
3/ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong miêu tả.
4/ Bôïc lộ cảm xúc trong bài văn miêu tả.
PHẦN II: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
1/ Quan sát tìm ý:
a/ Sử dụng các giác quan để quan sát:
	Dạy học sinh quan sát chính là dạy sử dụng các giác quan để tìm ra các đặc điểm của sự vật. Thường học sinh chỉ dùng mắt để quan sát, tôi hướng dẫn các em tập sử dụng thêm các giác quan khác để quan sát.
Ví dụ: Dạy “quan sát một cây hoa” – ngoài mắt – ta còn sử dụng cả mũi để phát hiện ra mùi thơm của hoa. Quan sát cái cặp “tôi yêu cầu học sinh dùng tay sờ vào cặp để phát hiện ra độ sần sùi hay nhẵn bóng của da cặp, bật khoá chiếc cặp để nghe tiếng kêu của chiếc khoá (bằng tai).
b/ Hướng dẫn học sinh thu nhận các nhận xét do quan sát mang lại:
Khi trình bày kết quả quan sát, tôi yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi bằng nhiều chi tiết cụ thể và sử dụng ngôn ngữ chính xác gợi hình ảnh.
Ví dụ: Tả con đường từ nhà đến trường.
Tôi hỏi: Hai bên đường có gì? – Học sinh: Hai bên đường có cây cối. Đây là sự quan sát hời hợt, sơ sài. 
Tôi lại hỏi: Em hãy quan sát cảnh vật hai bên đường? Câu trả lời có chi tiết hơn nhưng chưa hay, chua cụ thể. Hai bên đường có nhiều cây cối, mấy chú chim kêu ríu rít trên cành.
Tôi gợi ý học sinh trả lời cụ thể và chi tiết hơn: “Hai bên đường cây cối xanh tươi, chúng nghiêng mình như cùng em tiếp bước. Mấy chú chim đậu trên cành hót ríu rít nghe vui tai làm sao!”
Đồng thời,tôi cũng không quên rèn sự tinh tế khi quan sát. Đó là nhận ra đặc điểm ít người nhìn thấy. Tôi minh họa bằng những đoạn văn hay vào tiết lập dàn ý hoặc trả bài viết.
Ví dụ: Nằm trong nhà , nghe tiếng lá rơi ngoài thềm, Trần Đăng Khoa mới mười tuổi đã phát hiện “Tiếng rơi rất khẽ như là rơi êm”.
Nhìn bà nội – Em Thiên Trúc (Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh) nhận ra “Năm qua đi, tháng qua đi, tôi càng cao thẳng, bà tôi càng thấp lại”. Còn em Phương Anh (Hà Nội) thì nhận xét: “Hai má bà lại hóp, thái dương hơi nhô, tay chân có chổ bắt đầu xương xẩu, nổi gân xanh”
(trính “những bài văn chọn lọc”)
c/ Quan sát trong văn miêu tả tôi luôn hướng cho học sinh tìm ra những đặc điểm riêng biệt của đồ vật, cây cối, loài vật  và bỏ qua đặc điểm chung:
Ví dụ như nhận xét con gà trống ở nhà em phải cố tìm ra mào của nó, lông của nó, thân hình nó  có gì khác với con gà ở hàng xóm?
Dạy “Quan sát cây bút chì” không phải cho các em thấy được màu sắc, hình dáng của nó mà còn nhận ra những dòng chữ in trên vỏ và các đặc điểm khác như có bị dính mực không? Có bị trầy không? Bị sứt không?  những đặc điểm ấy chỉ ruêng cây bút chì của em mới có.
Quan sát trong văn miêu tả là làm cho học sinh cần phải nhận ra đặc điểm riêng biệt. Và đây là một điều hết sức quan trọng và tôi luôn luôn rèn luyện cho học sinh và giáo dục cho học sinh. Bởi đây là một điều bức xúc, học sinh có thói quen làm văn rập khuôn theo mẫu. Nếu như “tả con gà, tả cái cặp”  thì tất cả mười chín học sinh lớp tôi đều có bài làm gần giống nhau.
Vì thế, khi dạy văn miêu tả, tôi luôn nhắc nhở gợi ý học sinh tìm ra những nét riêng biệt, những tình cảm riêng biệt đối với đối tượng được tả. Có thể những đặc điểm riêng đó đối với người khác là bình thường nhưng đối với riêng em là đặc biệt vì nó gắn bó với em bằng một kỹ niệm, một sự kiện hoặt một niềm vui, nổi buồn nào đó.
d/ Phân chia đối tượng để quan sát:
Để quan sát một cây bàng, một cây đang ra hoa hay một con gà, một bức tranh  thì tôi hướng dẫn cho học sinh cần phải phân chia các đối tượng đó thành từng bộ phận rồi lần lượt quan sát các đối tượng đó. Thông thường, có các sự phân chia đối với tả cảnh như phía trên, phía dưới,nửa phải nửa trái, phần trung tâm, bên trong, bên ngoài. Tôi thường lấy những đoạn văn miêu tả trong các bài tập đọc để minh hoạ cho học sinh tham khảo .
Ví dụ: quan sát một thị trấn ven biển. Tác giả viết “Bên trong là vách đá dựng đứng, cao sừng sững. Bên ngoài là biển rộng mênh mông tạo thành một góc vuông vức ”(Thị trấn Cát Bà – Tập đọc lớp 4 tập 1)
Còn Nguyễn Thái Vận thì tả rừng cọ quê mình: “Thân cọ vút thẳng trờihai, ba chục mét cao, gió bảo không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi lá đã xoà sát mặt đất. Lá cọ tròn xoè ra nhiều phiến nhọn dài ”(Rừng cọ quê tôi-Tập đọc lớp 4 tập 1).
e/ Lựa chọn trình tự quan sát :
Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp. Tôi đưa ra cho học sinh lựa chọn một số trình tự quan sát chung nhất.
Trình tự không gian: Là quan sát từng bộ phận đến toàn bộ, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới hoặc ngược lại.
Ví dụ: Ngồi trên máy bay nhìn xuống Trần Lê Văn đã quan sát toàn cảnh Hà Nội: “Nhỏ xinh như mô hình triển lãm” rồi lại quan sát: “Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ” rồi đến: “Núi Thầy, Núi Ba Vì, Sông Đà, dãy Núi Hoà Bình” (Đi máy bay Hà Nội – Điện Biên – Tập đọc lớp 4 tập 1).
Đề bài: “Tả cái cặp”. Tôi luôn hướng dẫn học sinh quan sát đặc điểm chung của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngoài vào trong, cái cặp có hình gì? Màu gì? Có mấy ngăn? Mỗi ngăn dùng để làm gì?
Trình tự thời gian: Quan sát cảnh vật, cây cối. Theo mùa trong năm. Quan sát sinh hoạt con gà, con lợn. theo thời gian trong ngày: sáng, trưa, chiều.
Ví dụ 1: Quan sát mặt nước biển trong ngày. Nhà văn Thuỵ Chương viết: “Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển có màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thị biển đổi sang màu xanh lục” (Cửa Tùng – Tập đọc lớp 4 tập 1).
Ví dụ 2: “Tả cây bàng” Trần Nguyên Đào viết: “Trước ngõ nhà Long có cây bàng, cây bàng cao, ngọn chấm mái nhà, táng xoà như chiếc ô. Mùa hè, Long thích ngồi học dưới bóng rợp của chiếc ô xanh ấy. Mùa thu, thỉnh thoảng một cơn gió lướt qua làm vài chiếc lá bàng rụng xuống. Long thường nhặt những chiếc lá vàng xuộm làm quạt phe phẩy hay kết thành chiếc mũ đội đầu. Sang mùa đông, trời càng lạnh, lá bàng càng rụng nhiều cho người đem về đốt sưởi”.
* Nhưng dù quan sát ở trình tự nào đi nữa tôi luôn nhắc cho học sinh tập trung vào từng bộ phận chủ yếu và trọng tâm.
f/ Sử dụng tranh, ảnh trong văn miêu tả:
(Biện pháp này năm học 2008 – 2009 tôi bắt đầu thực hiện)
Đối với thể loại văn miêu tả, đồ dùng dạy học chủ yếu cho học sinh quan sát, nghiên cứu trong giờ học là mẫu vật thật như cái cặp, quyển sách, cây hoa, con lợn. Tuy nhiên, nhiều đối tượng cần miêu tả không thể cho học sinh quan sát trực tiếp tại lớp, mà cho học sinh phải tự quan sát tại gia đình, ngoài xã hội (con lợn, cây chuối đang có buồng, con đường làng, vườn rau). Song, đối tượng qua sát ngoài xã hội không có hình ảnh cho học sinh quan sát tại lớp thì giáo viên cũng gặp phải những khó khăn nhất định.
Vì vậy, khi hướng dẫn tại lớp, tôi thường căn cứ vào những đặc điểm chung của đối tượng mà gợi mở, dẫn dắt học sinh. Nhưng để gợi mở dẫn dắt có hiệu quả thì phải sử dụng tranh, ảnh giúp học sinh nhớ lại những điều quan sát từ trướng (gia đình, xã hội). Đó chính là cơ sở để cho các em suy nghĩ, phân tích, tổng hợp lại các đặc điểm của sự vật và rèn luyện làm bài tập làm văn.
Việc sử dụng tranh, ảnh cho giờ tập làm văn cũng hết sức công phu. Tranh, ảnh phải đảm bảo các vật thể mà học sinh đã quan sát tại gia đình, ngoài xã hội. Có như vậy, việc sử dụng tranh, ảnh mới đem lại hiệu quả.
Ví dụ 1: Để minh hoạ cho bài văn “tả con mèo” tôi cần phải sưu tầm được hình ảnh nhiều loại mèo khác nhau để giới thiệu cho học sinh: mèo mướp, mèo tam thể, mèo đen, mèo vàng và những hình ảnh hoạt động khác nhau như: mèo đang rình chuột, mèo đang vồ mồi, mèo mẹ đang đùa với mèo con
Ví dụ 2: Dạy bài: “Tả con đường quen thuộc từ nhà đến trường” thì tôi cũng cần có nhiều hình ảnh về: con đường làng quanh co khúc khuyủ, con đường có nhiều chiếc cầu nhỏ, đường đá đỏ hai bên toàn là tràm, chuối . Đặc biệt, chú trọng nhiều tranh ảnh về con đường gần gũi với thực tế địa phương.
Có như vậy, từ những điều mà tôi dẫn dắt học sinh quan sát ở lớp, đối chiếu với điều mà các em quan sát tại nhà, ngoài xã hội, các em cân nhắc lựa chọn tình tiết diễn đạt thành bài văn.
2/ Tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ:
Giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ và lựa chọn vốn từ ngữ có ý nghĩa quan trọng đến với việc làm vân miêu tả. Do đó, đây là vốn đề tôi quan tâm nhất đối với học sinh.
a/ Tạo điều kiện để học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả:
Biện pháp đầu tiên là giúp học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc là các bài văn hay của các nhà văn như: “Chim rừng Tây Nguyên – Thiên Lương; rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi; Những cánh bướm bên bờ sông – Vũ Tú Nam”. Số lượng từ ngữ trong bài rất phong phú, cách sử dụng chúng rất sáng tạo. Dạy các bài tập đọc đó, tôi thường chỉ ra các từ ngữ miêu tả, chọn một, hai trường hợp đặc sắc nhất để phân tích cái hay, sự sáng tạo của nhà văn khi dùng chúng. Có như vậy mới giúp học sinh nhớ được một từ ngữ, một hình ảnh, thậm chí cả câu văn hay sau mỗi bài tập đọc.
Ví dụ: Dạy bài: “Những chú gà xóm tôi” tôi đi sâu phân tích cách dùng từ ngữ của tác giả để tả về con gà anh Bốn Linh, gà ông bảy Hoá, gà bà Kiên. Mỗi con đều có đặc điểm riêng.
Dạy bài: “Những cánh bướm bên bờ sông” thì tôi đi sâu phân tích cách dùng từ ngữ để tả hình dáng, màu sắc khác nhau của các loài bướm. Mỗi con có đặc điểm riêng: con xanh biếc, con vàng sẫm, bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng
Cũng còn có rất nhiều bài tập đọc cho ta thấy cách dùng từ ngữ miêu tả rất hay và thật đa dạng. Tôi luôn tận dụng vốn quý này để nhân vốn từ ngữ của từng học sinh bằng cách cho học sinh ghi vào sổ tay những từ ngữ hoặc những câu văn hay. Đồng thời tôi thường xuyên theo dõi và xem quyển sổ tay của học sinh trước mỗi giờ tập làm văn. Có như vậy mới giúp học sinh tích dần vốn từ ngữ của mình.
Dạy phân môn từ ngữ cũng là một dịp để các em không chỉ hiểu rõ từ mà còn mở rộng chúng khi dùng những từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.
Ví dụ: Khi miêu tả người tôi thường nêu lên cho học sinh thấy bên cạnh từ “đẹp” còn có hàng lọat từ ngữ khác: xinh xắn, dễ coi, dễ nhìn. Bên cạnh từ “ẳm” còn có nhiều từ: bế, bồng, ôm, nâng, địu, cõng
Việc học và mở rộng vốn từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả của học sinh (róc rách, rì rầm, thánh thót, ngân nga; ngoằn ngoèo, chót vót, thăm thẳm, mênh mông, ngọt ngào). Những từ ngữ này giúp rất nhiều cho học sinh khi tả các con vật, cây cối, tả người, tả cảnh
Đọc tác phẩm văn học truyện ngắn, thơ cũng là dịp để học sinh tích luỹ vốn từ ngữ miêu tả. Với biện pháp này, tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh đọc ở nhà, xem các bài đọc thêm, tham khảo những bài văn hay.
 	b/ Hướng dẫn học sinh lựa chọn vốn từ ngữ khi miêu tả :
	Có vốn từ ngữ phải biết dùng đúng chỗ, đúng lúc. Muốn vậy, phải coi trong việc lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt cũng như khi lam bài văn mịêu tả. Việc xác định một từ ngữ hay hình ảnh phải trải qua thời gian tìm tòi,chọn lọc thì hình ảnh, từ ngữ đó mớùi thích hợp,mới gợi hình gợi cảm.
	Như ví dụ nêu trên,để tả một người “đẹp” nên dùng từ ngữ nào trong hàng loạt các từ: dễ mến, dễ nhìn, xinh xắn, dễ coi,?Sau mỗi tiết tập làm văn tôi tranh thủ lấy ví dụ những đoạn văn hay phân tích cho học sinh thấy cái hay khi biết lựa chọn từ.
Ví dụ : Tả hình dáng cụ già.Bạn Phương Anh (Hà Nội) biết lựa chọn từ ngũ để tả: “Bà tôi ngoài bảy mươi tuổi.Khi nghe tiếng gọi thân thuộc của tôi,bà nhìn tôi,đôi mắt nheo nheo vì chói nắng,cặp lông mày rậm lốm đốm bạc của bà nhíu lại.Vừa nói bà vừa cười để lộ hàm răng đen đã khấp khểnh. Dáng người nhỏ nhắn của bà đang lom khom tưới rau,bắt sâu.”
Tả bác nông dân, bạn Nguyên Tuấn(Long An) viết :”Bác trạc năm mươi tuổi, khác với người thành thị, bác có thân hình cường tráng , vạm vỡ, rắn chắc làm sao! Gương mặt trông hơi khắc khổ, da sạm nắng, tay chân chắc nịch bị phủ một lớp bùn đất vì bác đang cày”
Qua hai ví vụ trên và qua các bài làm văn thực tế của học sinh, tôi thấy việc lựa chọn từ ngữ miêu tả thường là so sánh các từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa để chọn lọc ra từ ngữ hay và thích hợp vì đối với bà già thì phải dùng từ đôi mắt nheo nheo, đôi lông mày rậm lôùm đôùm bạc, lom khom tưới rau để thấy rõ hình dáng của cụ già; tả bác nông dân phải dùng từ: cường tráng, vạm vỡ, rắn chắc, khắc khổ, sạm nắng để thể hiện rõ hình dáng của một người nông dân tay lấm, chân bùn
Cách đặt câu hỏi của giáo viên trong văn miêu tả (miệng) không chỉ có tác dụng định hướng quan sát mà còn ảnh hưởng đến việc tìm tòi, hình ảnh khi miêu tả. Do đó, khi dạy, tôi không đặt câu hỏi về kiến thức khoa học mà đặt câu hỏi có tác dụng tìm ra những chi tiết miêu tả.
Ví dụ: Tả con gà trống nhà em. Giả sử tôi hỏi:
Câu hỏi 1: Con gà có những bộ phận nào?
Câu hỏi 2: Nhìn con gà, em thấy nó có đặc điểm gì về màu lông, thân hình dáng đi, dáng đứng nó như thế nào?
Ơû câu hỏi 1 chỉ nhằm hỏi kiến thức khoa học nên dành riêng cho môn tự nhiên xã hội. Câu hỏi này không có tác dụng gợi cho học sinh tìm các từ ngữ miêu tả.
Ơû câu hỏi 2 học sinh biết tìm ra từ ngữ miêu tả. Đồng thời gợi cho các em biết liên tưởng đến con gà anh Bốn Linh, gà ông Bảy Hoá, gà bà Kiên dựa vaò bài tập đọc đã học (Những chú gà xóm tôi - Tập đọc - lớp 4).
3/ Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong miêu tả:
Để viết một đoạn văn hay, một bài văn hấp dẫn đòi hỏi trong từng đoạn văn phải có sử dụng một số hình thức nghệ thuật như so sánh, nhân hoá, thì bài văn mới sinh động. Nếu như một bài văn tả loài vật chỉ dừng lại ở việc miêu tả đầu, mình, đuôi, chân thì giống như liệt kê các bộ phận của một con vật thường gặp ở môn khoa học, không giống như một bài văn miêu tả. Vì thế, hướng dẫn các em biết sử dụng các hình thức nghệ thuật trong văn miêu tả là hết sức cần thiết.
a/ Sử dụng biện pháp so sánh trong văn miêu tả:
Dạy tả “Quang cảnh trường em trước buổi học”, có em nêu: “Vài vệt nắng sớm chiếu xuống cành lá”, “Gió thổi nhẹ”. Nội dung như thế đã đạt, câu văn gọn gợi ý. Nhưng để sinh động hơn, tôi gợi ý – học sinh có thể sửa lại: “Vài vệt nắng sớm như ve vuốt những lá cành xanh tươi còn lấm tấm những giọt sương đêm”. “Gió thổi nhẹ như lay động lá cành” .
Bên cạnh đó, tôi thường lấy những đoạn văn miêu tả hay trong các bài tập đọc để học sinh tham khảo:
Ví dụ 1: Tả hình dáng người bà, tác giả viết: “giọng nói bà tôi đặc biệt trầm bỗng nghe như tiếng chuông đồng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dể dàng như những đoá hoa và cũng rực rỡ đầy nhựa sống” (Bà tôi – Tiếng Việt – lớp 5 tập 1).
Ví dụ 2: Tô Hoài miêu tả chim chích bông như sau: “Hai chân xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại” [Chim chích bông – Tập đọc lớp 3, tập 2 (cũ)].
b/ Sử dụng biện pháp nhân hoá trong văn miêu tả:
* Dùng biện pháp nhân hoá để tả hình dáng bên ngoài:
Ví dụ: “Cộng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đang vươn tay múa. Chim gà đảy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư, rụt cổ nhìn xuống chân”. (Sân chim – Tiếng việt lớp 5 – Tập 1).
* Nhân hoá để tả tâm trạng: “Những giọt sương rơi như những giọt lệ ai đó đang tiễn người đi xa”. “Dòng sông chảy lặng lờ như đang nhớ về một con đò năm xưa”.
(Những bài văn hay lớp 5).
4/ Bộc lô cảm xúc trong văn miêu tả:
Bài văn hay không thể thiếu được cảm xúc của người viết, không chỉ nêu cảm xúc ở phần kết luận mà cần thể hiện trong từng câu, từng đoạn. 
Điều này khi làm văn miệng, tôi luôn gợi ý để học sinh nêu cảm xúc của mình.
Ví dụ:
Sống trong ngôi nhà ấm cúng, đầy tình thương yêu của cha mẹ, em nghỉ đến ai? (Những mảnh đời bất hạnh của trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa, phải sống lang thang nơi mái hiên, gầm cầu).
Đi trên con đường làng quen thuộc, em cảm thấy thế nào? (hình ảnh, âm thanh của nó đã trở nên gần gủi, thân thiết với em).
Đứng dưới cây đa rợp bóng, em cảm thấy thế nào? (cây đa là niềm tự hào của làng quê em, ai đi đâu xa cũng nhớ về côïi đa quê mình).
Với biện pháp này tôi cũng không quên lấy những đoạn văn hay ở các bài tập đọc để học sinh tham khảo. 
Ví dụ 1: “Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại náo nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên sao được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”. (Nhớ lại buổi đầu đi học – Tập đọc lớp 3 – tập 1).
Ví dụ 2: “Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới dòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu, lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi” (Bãi dâu – Tập đọc lớp 3 – tập 2 cũ).
Ví dụ 3: “Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yêu như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ơû đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh.” (Về thăm bà–Tập đọc lớp 4 tập 1).
Tương tự như vậy, khi da

File đính kèm:

  • docSKKN lop 4 cuc hay.doc