Đề tài Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS

Hoạt động đội chủ yếu là các hoạt động bề nổi mang tính chất thi đua như văn nghệ, TDTT, các buổi lễ mít tinh chào mừng. Vì vậy phương tiện hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn hoạt động tốt các nhà trường cần đầu tư các phương tiện thiết yếu cho hoạt động Đội như: máy vi tính, loa đài, đầu đĩa, băng đĩa, đàn. phục vụ cho các hoạt động văn nghệ, múa hát tập thể, các chương trình chào mừng các buổi lễ.Nếu không có các phương tiện này thì hoạt động Đội sẽ buồn tẻ, đơn điệu không thu hút được các em đội viên. Nếu thuê các phương tiện này cũng không được thường xuyên và rất tốn kém, điều đó cũng rất hạn chế đến việc hoạt động và phát triển công tác Đội. Vì vậy tôi đó tham mưu với Ban giám hiệu để mua sắm các phương tiện trên phục vụ cho hoạt động Đội nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đội một cách đáng kể. Hiên nay, các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường tôi đều mở đĩa cho các em múa hát theo nhạc. Có thể nói, các phương tiện hiện đại có tác dụng thu hút các em rất tốt và hiệu quả trông thấy rõ rệt.

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 động công tác Đội ở một số trường THCS rất trầm, hoạt động không hiệu quả, thậm chí có trường đi vào bế tắc.
Công tác Đội có tác dụng rất lớn trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Tổ chức Đội hoạt động tốt sẽ góp phần thúc đẩy tất cả các hoạt động khác: Rèn luyện sức khoẻ tốt để học tập và lao động, rèn luyện kĩ năng sống để đáp ứng với cuộc sống.
Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề giáo dục và nâng cao chất lượng đạo đức cho các em càng cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Kinh nghiệm xây dựng và phát triển công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS”.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
Ban giám hiệu rất coi trọng công tác Đội TNTP nên thường xuyên quan tâm, chỉ đạo việc lập kế hoạch hoạt động của Tổng phụ trách và có sự đầu tư phù hợp cho hoạt động của Đội.	
	Tổng phụ trách đội từng được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn Đội, được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn công tác Đội nên có những kỹ năng cần thiết để hoạt động.
Tổng phụ trách Đội là người có năng lực, nhiệt tình trong các hoạt động Đội. Đặc biệt tổng phụ trách là người có chuyên môn Thể dục rất vững, có năng khiếu và hiểu biết về âm nhạc, có sự hỗ trợ của giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc nên rất thuận lợi cho các hoạt động của Đội, cụ thể: Dễ dàng hướng dẫn cho các đội viên thực hiện nghi thức đội, các tiết mục văn nghệ, múa hát tập thể....Vì thế mà các hoạt động của Đội phát triển mạnh và có nhiều thành tích đáng kể.
Đa số các đội viên rất tích cực, yêu thích các hoạt động do Đội tổ chức. Điều này tạo điều kiện rất lớn giúp cho hoạt động Đội dễ dàng hoạt động và phát triển đi lên.
2. Khó khăn:
	Là một trường miền núi khó khăn, đa số học sinh thường nhút nhát, kỹ năng hoạt động phong trào của các em còn nhiều hạn chế.
	Các phương tiện hoạt động của Đội tương đối đầy đủ nhưng đồng phục cho học sinh múa hát sân trường chưa có.
 Các em chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ của công tác đội. Đặc biệt nhiều em chưa nắm vững các yêu cầu cần thiết của người đội viên, nhất là kĩ năng đánh trống Đội.
Đứng trước thực trạng về chất lượng đội viên, hơn thế nữa là tình yêu nghề nghiệp, tôi quyết tâm nâng cao sự hiểu biết cho các em về tổ chức Đội nên ngay từ khi vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết của một số đội viên qua 7 yêu cầu của người đội viên.
Kết quả khảo sát như sau:
Tổng số đội viên
Yêu cầu đội viên
Loại tốt
Loại khá
Loại đạt yêu cầu
Loại chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30 em
- Thuộc và hát đúng Quốc ca, đội ca.
15
50,0
10
33,3
5
16,7
0
- Thắt, tháo khăn quàng đỏ.
20
66,7
7
23,3
3
10,0
0
- Chào kiểu Đội viên TNTP HCM.
15
50,0
8
26,7
5
16,7
2
6,7
- Cầm cờ, gương cờ, vác cờ, kéo cờ
12
40,0
8
26,7
7
23,3
3
10,0
- Hô đáp khẩu hiệu đội
17
56,7
8
26,7
5
16,7
0
- Các động tác các nhân tại chỗ và di động
8
26,7
7
23,3
10
33,3
5
16,7
- Đánh trống
7
23,3
5
16,7
8
26,7
10
33,3
Như vậy, qua kết quả khảo sát thì số đội viên thực hiện tốt yêu cầu đội viên còn thấp. Còn một số đội viên chưa đạt các yêu cầu của người đội viên, nhất là kĩ năng đánh trống và các động tác cá nhân tại chỗ, di động. 
Thực trạng trên là điều mà bản thân tôi, một giáo viên – Tổng phụ trách đội không thể không có những băn khoăn, trăn trở. Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng và phát triển công tác đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường THCS” của mình áp dụng vào việc hoạt động công tác Đội ở đơn vị công tác là trường THCS Bính Thuận và bước đầu đạt hiệu quả đáng khích lệ.
II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Tổng phụ trách phải thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn công tác Đội.
2. Tổng phụ trách Đội phải thực sự nhiệt tình, có năng khiếu, năng lực, phẩm chất.
3. Xây dựng và lập kế hoạch hoạt động.
4. Phương tiện hoạt động cũng thực sự cần thiết trong quá trình hoạt động Đội.
5. Tổng phụ trách phải thường xuyên duy trì, tăng cường hoạt động của đội Cờ đỏ, hoạt động nghi thức đội và múa hát tập thể.
6. Tổng phụ trách phải có sự sáng tạo trong công tác xây dựng và phát triển công tác Đội cho phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 
1. Tổng phụ trách phải thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn công tác Đội:
 Đây là điều rất cần thiết vì các lớp tập huấn công tác Đội sẽ rèn luyện các kỹ năng hoạt động Đội cho các tổng phụ trách để họ có thể định hướng và có các kỹ năng tối thiểu trong quá trình hoạt động công tác Đội. Thấy rõ được điều đó, tôi đã tham gia đầy đủ tất cả các lớp tập huấn do Hội đồng Đội các cấp và Phòng giáo dục tổ chức. Đồng thời tôi vận dụng những điều đã học tập được trong các đợt tập huấn để rèn luyện cho Đội viên của trường một cách đầy đủ, kịp thời.
Ngoài ra, tôi còn tập huấn cho các anh chị phụ trách các Chi đội nắm bắt được để cùng nhau phối hợp hoạt động.
2. Tổng phụ trách Đội phải thực sự nhiệt tình, có năng lực, năng khiếu, có phẩm chất tốt:
 Tổng phụ trách Đội phải có năng khiếu về tổ chức các hoạt động xã hội, hiểu biết về Đoàn Đội, có đủ sức khoẻ, biết vận động học sinh và các lực lượng xã hội và mọi người tham gia công tác Đội, có bằng tốt nghiệp sư phạm; đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Đoàn Đội. Năng khiếu bề nổi của Tổng phụ trách Đội cũng rất quan trọng cho sự đi lên của công tác Đội (văn nghệ, TDTT...) . Thực tế Tổng phụ trách đội càng có nhiều năng khiếu bề nổi thì hoạt động đội càng phát triển. Tuy nhiên năng khiếu không phải là điều sẵn có mà phải có quá trình khổ công luyện tập, phấn đấu. Chính vì vậy mà tôi đó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những anh chị Tổng phụ trách đi trước để áp dụng linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị.
3. Tổng phụ trách Đội phải có kỹ năng trong việc xây dựng và lập kế hoạch hoạt động:
Các kế hoạch cần phải xây dựng trong trường THCS là:
	- Kế hoạch công tác Đội năm học.
	- Kế hoạch công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội: Kế hoạch tháng, tuần.
	- Kế hoạch hoạt động của Liên đội.
	- Kế hoạch hoạt động của Chi đội.
	- Kế hoạch các bộ phận: Tổ chức Đại hội các cấp (Đại hội Chi đội, Đại hội Liên đội), kế hoạch phát động các phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, kế hoạch dự trù kinh phí,....).
	Trong các kế hoạch trên tôi chú trọng và đầu tư nhiều nhất là kế hoạch công tác Đội năm học bởi vì nó chính là cơ sở để quyết định các loại kế hoạch công tác Đội khác. Để có một bản kế hoạch hoạt động Đội trong năm học trước tiên tôi nghiên cứu kĩ công văn hướng dẫn mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung giáo dục của ngành giáo dục và Hội đồng Đội cấp trên, lấy quy trình hoạt động Liên đội, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các ngày kỉ niệm lớn trong năm làm mốc thời gian chỉ đạo kế hoạch. Tôi nhận thấy điều này rất dễ dàng cho việc lập kế hoạch và tiến hành hoạt động. Nhưng điều quan trọng nhất khi xây dựng kế hoạch hoạt động Đội năm học là giáo viên – Tổng phụ trách Đội phải nắm được tình hình đặc điểm của trường, của địa phương, làm chủ được tình hình Liên đội. Như vậy mới có thể phát triển mạnh công tác Đội.
	Bản thân giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải lên kế hoạch hoạt động tháng, tuần và nhất thiết phải có Sổ Tổng phụ trách. 
	Kế hoạch hoạt động của Liên đội và Chi đội đã có mẫu thực hiện trong cuốn sổ Liên đội và sổ Chi đội. Tôi đã hướng dẫn cụ thể cho Ban chỉ huy Liên đội và các Chi đội để các em lên kế hoạch hoạt động, điều này sẽ rất dễ dàng cho việc hoạt động Đội được tốt.
Khi thực hiện kế hoạch các bộ phận giáo viên – Tổng phụ trách Đội cần nghiên cứu, xác định rõ được mục đích, nội dung, phương pháp, quy mô, hình thức, tiến độ... Điều quyết định hiệu quả thực hiện các kế hoạch này chính là việc thu thập, xử lý thông tin. Giáo viên - Tổng phụ trách Đội phải lấy ý kiến của các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tranh thủ được ý kiến của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể trong các nhà trường, các giáo viên phụ trách các Chi đội, cán bộ Đoàn Đội cấp trên, ý kiến của các em trong Ban chỉ huy Liên đội, các em đội viên và các lực lượng có liên quan đến kế hoạch. 
Tôi đã chủ động tham mưu cho Ban Giám hiệu, xin ý kiến của đồng chí Hiệu trưởng để xây dựng kế hoạch, đồng thời phối hợp với các tổ chức để thực hiện một cách có hiệu quả công tác Đội.
4. Cần có phương tiện hoạt động trong quá trình hoạt động Đội:
Hoạt động đội chủ yếu là các hoạt động bề nổi mang tính chất thi đua như văn nghệ, TDTT, các buổi lễ mít tinh chào mừng... Vì vậy phương tiện hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng. Muốn hoạt động tốt các nhà trường cần đầu tư các phương tiện thiết yếu cho hoạt động Đội như: máy vi tính, loa đài, đầu đĩa, băng đĩa, đàn... phục vụ cho các hoạt động văn nghệ, múa hát tập thể, các chương trình chào mừng các buổi lễ....Nếu không có các phương tiện này thì hoạt động Đội sẽ buồn tẻ, đơn điệu không thu hút được các em đội viên. Nếu thuê các phương tiện này cũng không được thường xuyên và rất tốn kém, điều đó cũng rất hạn chế đến việc hoạt động và phát triển công tác Đội. Vì vậy tôi đó tham mưu với Ban giám hiệu để mua sắm các phương tiện trên phục vụ cho hoạt động Đội nhằm nâng cao hiệu quả công tác Đội một cách đáng kể. Hiên nay, các buổi sinh hoạt tập thể, múa hát sân trường tôi đều mở đĩa cho các em múa hát theo nhạc. Có thể nói, các phương tiện hiện đại có tác dụng thu hút các em rất tốt và hiệu quả trông thấy rõ rệt.
5. Tổng phụ trách phải thường xuyên duy trì, tăng cường hoạt động của Đội cờ đỏ, hoạt động nghi thức đội và múa hát tập thể:
 Điều này rất cần đến năng lực của giáo viên – Tổng phụ trách Đội. Không phải giáo viên – Tổng phụ trách nào cũng có khả năng tập nghi thức cho học sinh, nên cần phải nỗ lực, nhiệt tình tham khảo các kênh thông tin để tập cho đội viên. Sự tham gia của đội nghi thức sẽ góp phần vào sự thành công của các buổi lễ mít tinh và đại hội Đội hàng năm. 
Trong các hoạt động Đội cũng không thể thiếu các tiết mục văn nghệ. Để hoạt động có hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch tập luyện đội múa mẫu bao gồm những đội viên có năng khiếu văn nghệ trong Liên đội. Đội múa mẫu này sẽ luôn sẵn sàng tham gia trong các chương trình, các buổi lễ, góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh các hoạt động, các phong trào của Đội.
Hoạt động thường xuyên không thể thiếu được trong công tác Đội ở trường THCS chính là múa hát tập thể (múa hát sân trường). Đây là hoạt động quan trọng làm cho các em thêm hứng khởi, thắt chặt tình đoàn kết, thân ái. Vẻ đẹp của âm thanh, nhịp điệu và các động tác sẽ hình thành ý thức thẩm mĩ lành mạnh, trong sáng cho các em. Giáo viên – Tổng phụ trách đội phải thấy được tầm quan trọng đó để hướng dẫn múa hát tập thể cho các em. Muốn hoạt động múa hát diễn ra thường xuyên, hiệu quả tôi đó thực hiện các bước sau đây:
- Chọn các bài hát mà tôi đã được tập huấn trong chương trình tập huấn công tác Đội đầu năm học do Hội đồng Đội huyện Quỳ Châu tổ chức. Tôi đã cho các em múa các bài hát sau:
+ Bài Hành khúc thanh niên Nghệ An
+ Bài Hào khí tuổi trẻ Nghệ An 
- Có đầu đĩa để tải các bài hát cho các em múa theo nhịp của các bài hát trong đĩa.
- Nếu giáo viên - Tổng phụ trách Đội không có kĩ năng âm nhạc thì nhất thiết phải lựa chọn cộng tác viên am hiểu âm nhạc để cùng dạy cho các em. Bản thân tôi là một giáo viên - Tổng phụ trách Đội có chuyên môn là giảng dạy bộ môn Thể dục nhưng cũng hiểu biết về lĩnh vực Âm nhạc nên rất thuận lợi cho việc hướng dẫn các em múa hát tập thể. Ngoài ra tôi cũng không ngừng học hỏi những anh chị Tổng phụ trách đi trước và tìm hiểu thêm trên các phương tiện thông tin để có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với hoạt động công tác Đội của mình.
- Việc múa hát sân trường có quy mô rộng lớn, không thể dạy cho tất cả các em cùng một lúc. Vì vậy tôi đó chọn một đội múa mẫu khoảng 10 đội viên và hướng dẫn cho 10 em này tập múa theo nhạc một cách thành thạo.
- Sau khi đó tập hoàn thiện cho đội múa mẫu thì tôi đã tập trong toàn Liên đội. Dưới sự chỉ huy của Tổng phụ trách và giáo viên phụ trách các Chi đội các em sẽ múa từng đoạn một theo đội múa mẫu. (Lưu ý đội múa mẫu phải đứng trên sân khấu của trường để các em trong toàn Liên đội có thể quan sát và tập múa theo). Sau khi các em đã múa khá thuộc tôi phân chia đội múa mẫu ra để phụ trách và hướng dẫn các chi đội một cách cụ thể hơn.
- Do múa hát sân trường diễn ra trong giờ ra chơi giữa buổi học, thời gian ít, quy mô lại lớn nên để đỡ mất thời gian tổ chức múa hát, ngay từ đầu năm học tôi đó quy định vị trí đội hình cho Liên đội. Tôi xếp mỗi chi đội thành hai hàng dọc, nếu chi đội nào có số lượng đội viên lớn thì có thể đứng sang vị trí của chi đội khác sao cho đội hình đẹp mắt (không nhất thiết phải đứng ở vị trí của lớp mình, khi chi đội có nhiều đội viên sẽ không đẹp đội hình). Vị trí của mỗi đội viên được quy định cố định trong suốt một năm học (nếu có đội viên nào vắng thì đội hình của hàng đấy sẽ tự dồn hàng thế chỗ cho khỏi trống và đẹp đội hình). Do đặc điểm trường có cơ sở vật chất khá tốt, toàn sân trường được lát bằng gạch vuông ghép lại với nhau nên việc quy định vị trí đứng của các lớp và của các đội viên là khá thuận lợi. Vì vậy khi có trống dồn báo hiệu đến giờ múa hát tập thể, toàn Liên đội tập trung một cách khá nhanh chóng, đúng vị trí quy định, không mất thời gian.
Hoạt động của Đội cờ đỏ cũng là một hoạt động thường xuyên trong công tác Đội. Vào đầu năm học tôi đó chủ trì một cuộc họp bao gồm Ban chỉ huy Liên đội, giáo viên phụ trách các Chi đội và các đội viên đại diện cho các Chi đội để thống nhất các nội quy hoạt động để thuận lợi cho việc theo dõi các hoạt động của các Chi đội. Sau khi thống nhất các nội quy hoạt động mỗi Chi đội đã cử ra hai đội viên trong Đội cờ đỏ. Tôi đó phát cho đội cờ đỏ của mỗi chi đội Sổ cờ đỏ để theo dõi các hoạt động của các Chi đội trong tuần vào 15 phút đầu giờ các buổi học và trong các hoạt động khác (Lưu ý: Đội cờ đỏ phải hoạt động liên tục, thường xuyên và phải thay đổi chi đội mình theo dõi hàng tuần theo kế hoạch của Ban chỉ huy Liên đội đề ra). Kết quả theo dõi của Đội cờ đỏ được tổng hợp, báo cáo, đánh giá vào các tiết giao ban đội hàng tuần và được tổng phụ trách kết hợp với việc theo dõi việc học tập của các Chi đội thông qua kết quả các tiết học được nhận xét trong sổ đầu bài và trong các hoạt động khác để xếp loại chung Chi đội đó trong tuần. Tôi thông báo kết quả xếp loại các Chi đội trước toàn trường vào các tiết chào cờ thứ 2 hàng tuần.
Là một giáo viên - Tổng phụ trách Đội, tôi rất chú trọng việc giáo dục nhân cách cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá, các hoạt động thi đua, đặc biệt là thông qua các tiết chào cờ đầu tuần. Trong các tiết chào cờ, lồng vào việc nhận xét các hoạt động của các chi đội trong Liên đội trong tuần tôi nêu tên những học sinh vi phạm nhiều lần nội quy trường lớp, đồng thời nêu gương, khen ngợi những đội viên có nhiều tiến bộ và có những biểu hiện tốt để giáo dục các em. Ngoài ra tôi cũng thường xuyên lồng ghép giáo dục cho các em hiểu được mục đích to lớn của việc học tập và trau dồi đạo đức.... từ đó giúp các em hiểu biết hơn, ý thức hơn về nhiệm vụ, đạo đức của người học sinh. Đội viên học tốt, có đạo đức tốt sẽ là những đội viên tích cực trong các hoạt động Đội.
6. Tổng phụ trách phải có sự sáng tạo trong công tác xây dựng và phát triển công tác Đội:
GV - TPT Đội cần căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương để tổ chức các hoạt động đội cho hiệu quả. Đó là việc làm rất quan trọng của người TPT Đội giỏi. 
Châu Bính và Châu Thuận là 2 xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện Quỳ Châu; hầu như 100% đội viên là người dân tộc thiểu số nên đa số các em rất hào hứng và rất say mê với các trò chơi dân gian. Nắm bắt được đặc điểm tâm lí này nên trong các hoạt động thi đua chào mừng các ngày lễ lớn tôi luôn phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua trong đó tôi rất chú trọng đến các trò chơi dân gian như: ném còn, bắn nỏ, kéo co, nhảy bao bố... Các phong trào này ngay từ khi mới phát động đã được sự ủng hộ nhiệt tình của các em đội viên cũng như tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường và các phong trào này đó diễn ra sôi nổi, được sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của toàn Liên đội và điều đặc biệt là sự có mặt cổ vũ của rất nhiều nhân dân địa phương.
Ngay từ ngày đầu năm học, ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, tôi đã tổ chức cho các em tham gia nhiều trò chơi dân gian. Những trò chơi này đi vào tâm hồn các em một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc. Chính điều này góp phần không nhỏ vào sự phát triển đi lên của Liên đội. Đặc biệt năm học này Hội đồng Đội và Phòng giáo dục Quỳ Châu đã có những kế hoạch chỉ đạo tổ chức các hoạt động của Đội nhân các ngày lễ lớn trong nhà trường. Đó chính là cơ hội rất tốt để chúng tôi vận dụng một cách sáng tạo vào đơn vị mình. Các hoạt động này đã có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho các em.
Để tổ chức tốt các trò chơi dân gian cần lưu ý những yếu tố sau đây:
 - Bản thân Tổng phụ trách phải am hiểu các trò chơi dân gian, phải tìm tòi, nghiên cứu và hiểu rõ nội dung, cách thức, mục đích... của các trò chơi dân gian để tổ chức cho tốt.
- Không khí cuộc thi đóng vai trò quan trọng trong việc thành công cuộc thi nên công tác chuẩn bị cũng không kém phần quan trọng. Ngoài việc chuẩn bị địa điểm, dụng cụ...tôi yêu cầu mỗi chi đội đem 5 lá cờ để treo xung quanh khu vực diễn ra các trò chơi. Đội trống cũng làm việc nhiệt tình để cổ vũ cho cuộc thi.
- Các trò chơi dân gian thực sự là những trò chơi bổ ích, trí tuệ, được đại đa số các em thích thú nên không chỉ tổ chức để kỉ niệm các ngày lễ lớn mà cần chuẩn bị những điều kiện để các em có thể thường xuyên chơi những trò chơi dân gian đơn giản như: ném còn, kéo co, chơi ô ăn quan... Vì vậy ở phòng Đội và sân trường, sân thể dục phải chuẩn bị các dụng cụ sau đây để các em có thể chơi trong những giờ ra chơi: dây thừng để chơi trò kéo co; một số quả còn, cột để ném còn; các hình vẽ để chơi trò ô ăn quan... Chính sự chuẩn bị này giúp các em có thể chơi mà không bị mất thời gian chuẩn bị trong khi thời gian ra chơi rất ít, mặt khác việc thường xuyên chơi các trò chơi dân gian sẽ giúp các em phát triển trí tuệ, vui chơi lành mạnh, đoàn kết, và đặc biệt việc vui chơi thường xuyên này giúp các em chơi tốt hơn, dễ dàng đạt kết quả thi đua cao hơn trong các dịp tổ chức thi đua chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học.
IV. KẾT QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
Sau một thời gian mạnh dạn đổi mới công tác hoạt động Đội, đội viên trong Liên đội trường tôi đã tiến bộ rất nhiều, các em yêu trường, tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể. 
Trong đợt 26/3 vừa qua, tôi đã tổ chức cho các em tham gia hoạt động về TDTT, rèn luyện các chuyên hiệu để Chào mừng kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thì hầu hết các em rất hứng thú và tham gia hoạt động một cách rất tự giác, sôi nổi, tích cực thực hiện tốt các yêu cầu đối với người Đội viên.
Tôi đã tiến hành khảo sát sự hiểu biết của một số đội viên qua 7 yêu cầu đối với người đội viên:
Kết quả như sau:
Tổng số đội viên
7 Yêu cầu của đội viên
Loại tốt
Loại khá
Loại đạt yêu cầu
Loại chưa đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
50 em
30
60,0
15
30,0
5
10,0
0
Như vậy, các em đã nắm rất tốt các yêu cầu cơ bản của người Đội viên đến thời điểm này không em nào chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy mà các em đã hoàn tốt các yêu cầu và nhiệm vụ của tổ chức Đội đề ra.
Thành tích mà Liên đội trường THCS Bính Thuận đã đạt được thể hiện qua bảng sau:
Năm học
Thành tích đạt được
Hình thức khen thưởng
Cấp khen thưởng
2011-2012
Liên đội vững mạnh.
Giấy khen
Huyện đoàn Quỳ Châu
2012-2013
Liên đội vững mạnh.
Giấy khen
Huyện đoàn Quỳ Châu
2012-2013
Giải Nhất Hội thi “Chỉ huy Liên đội giỏi”.
Giấy khen
Huyện đoàn Quỳ Châu
Với những gì tôi đã làm được, tôi tin chắc rằng năm học này và những năm tiếp theo bản thân cá nhân tôi và tập thể Liên Đội trường THCS Bính Thuận sẽ còn đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa.
PHẦN C: KẾT LUẬN
Hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh là những hoạt động sôi nổi, đáp ứng nhu cầu lứa tuổi học sinh THCS. Bằng các hoạt động thực tiễn của Đội với các nguyên tắc tự nguyện, tự quản sẽ giúp các

File đính kèm:

  • docSKKN_KINH_NGHIEM_XAY_DUNG_VA_PHAT_TRIEN__CONG_TAC_DOI_TNTP_HO_CHI_MINH_TRONG_TRUONG_THCS_20150727_020303.doc