Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung Học Cơ Sở

+ Nhóm 1: Nhóm cảng biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 86  90 triệu tấn/năm (2015); 118  163 triệu tấn/năm (2020); 242  313 triệu tấn/năm (2030). Các cảng chính là Hải Phòng và Hòn Gai. Hải Phòng: cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA). Cảng Hòn Gai - Quảng Ninh: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Cái Lân: là khu bến chính, chủ yếu làm hàng tổng hợp, container cho tàu 5 vạn DWT, 3.000 TEU.

+ Nhóm 2: Nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh; Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 69  80 triệu tấn/năm (2015); 132  152 triệu tấn/năm (2020); 212  248 triệu tấn/năm (2030). Các cảng chính trong nhóm là Nghi Sơn - Thanh Hóa: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Bắc Nghi Sơn là khu bến chuyên dùng cho tàu 1  3 vạn DWT phục vụ liên hợp lọc hóa dầu, xi măng. Nghệ An: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Sơn Dương, Vũng Áng - Hà Tĩnh: cảng chuyên dùng và tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

+ Nhóm 3: Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi; Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 41  46 triệu tấn/năm (2015); 81  104 triệu tấn/năm (2020); 154  205 triệu tấn/năm (2030). Các cảng chính trong nhóm là Đà Nẵng: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), về lâu dài có thể phát triển để đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ quốc tế ở khu vực Miền Trung. Dung Quất - Quảng Ngãi: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), bao gồm Dung Quất I (hiện có ở vịnh Dung Quất) và Dung Quất II (tiềm năng phát triển ở vịnh Mỹ Hàn).

+ Nhóm 4: Nhóm cảng biển Nam Trung Bộ từ Bình Định đến Bình Thuận; Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 63  100 triệu tấn/năm (2015); 142  202 triệu tấn/năm (2020); 271  384 triệu tấn/năm (2030). Các cảng chính trong nhóm là Quy Nhơn – Bình Định: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Vân Phong - Khánh Hòa: cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế (loại IA). Nha Trang, Ba Ngòi - Khánh Hòa: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

+ Nhóm 5: Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (bao gồm cả Côn Đảo và trên sông Soài Rạp thuộc Long An, Tiền Giang); Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 185  200 triệu tấn/năm (2015); 265  305 triệu tấn/năm (2020); 495  650 triệu tấn/năm (2030). Các cảng chính trong nhóm là Vũng Tàu - Bà Rịa - Vũng Tàu: cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA). Thành phố Hồ Chí Minh: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Đồng Nai: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

+ Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam). Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 54  74 triệu tấn/năm (2015); 132  156 triệu tấn/năm (2020); 206  300 triệu tấn/năm (2030). Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ - cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I).

- Phát triển giao thông vận tải biển sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, việc phát triển giao thông vận tải biển cũng tác động không nhỏ đến môi trường biển - đảo.

- Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy, với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng, mỗi năm chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động.

 

doc111 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung Học Cơ Sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bà Rịa - Vũng Tàu: cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA). Thành phố Hồ Chí Minh: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). Đồng Nai: cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). 
+ Nhóm 6: Nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm cả Phú Quốc và các đảo Tây Nam). Lượng hàng qua cảng dự kiến khoảng: 54 ¸ 74 triệu tấn/năm (2015); 132 ¸ 156 triệu tấn/năm (2020); 206 ¸ 300 triệu tấn/năm (2030). Cảng quan trọng nhất là Cần Thơ - cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). 
Hình 2.19. Cảng biển
- Phát triển giao thông vận tải biển sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước, đồng thời góp phần củng cố an ninh, quốc phòng. Tuy nhiên, việc phát triển giao thông vận tải biển cũng tác động không nhỏ đến môi trường biển - đảo.
- Việc gia tăng một cách nhanh chóng các phương tiện vận tải thủy, với hàng chục nghìn lượt tàu thuyền ra vào cảng, mỗi năm chúng đã thải ra sông, biển hàng nghìn tấn chất thải sinh hoạt, nhiên liệu, cặn dầu, nước rửa tàu lẫn chất thải rắn, mạt kim loại, sơn và các chất tẩy rửa trong quá trình hoạt động.
- Ô nhiễm môi trường biển từ các sự cố tràn dầu, từ các phương tiện giao thông vận tải biển, cảng biển có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái, tài nguyên thủy sinh, tài nguyên nước, tài nguyên đất trên một khu vực khá rộng, gây thiệt hại đến các hoạt động kinh tế. Vì vậy trong lĩnh vực giao thông vận tải biển cần phải có biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường.
4. Vùng biển, đảo có nhiều giá trị về du lịch
4.1. Các bãi biển ven bờ
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260km với nhiều bãi biển đẹp (nhiều bãi vẫn còn ở dạng hoang sơ, chưa bị ô nhiễm), độ dốc trung bình từ 10 – 30 và một hệ thống đảo ven bờ, trong đó một số đảo có giá trị về du lịch.
Dọc bờ biển nước ta có khoảng 125 bãi biển, bãi cát bằng phẳng, độ dốc trung bình đủ điều kiện để khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các bãi biển phân bố chạy suốt từ Bắc vào Nam. Từ Móng Cái đến Hà Tiên có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Đá Nhảy, Nhật Lệ, Thuận An, Cảnh Dương, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Ninh Chữ, Mũi Né, Phước Hải, Long Hải, Vũng Tàu, Phú Quốc,...
Theo đánh giá của các chuyên gia Tổ chức Du lịch Thế giới, dải bờ biển có những bãi tắm đẹp nhất nước ta kéo dài liên tục từ Đại Lãnh (dưới chân đèo Cả) và vịnh Vân Phong cho đến Phan Thiết. Đây là tiềm năng lớn để tạo nên các khu du lịch biển có thể cạnh tranh được với các khu du lịch biển của các nước trong khu vực (như Pattaya – Thái Lan hay Bali – Inđônêxia,...).
Hình 2.20: Bản đồ Du lịch Việt Nam
Trà Cổ
Trà Cổ – bãi biển được mệnh danh là trữ tình nhất Việt Nam – một vẻ đẹp còn nguyên sơ, bình dị với bãi cát trắng mịn màng trải dài phẳng lặng trong nền nước biển trong xanh. Đến đây, du khách sẽ tìm được những khoảnh khắc bình yên, thơ mộng và tha hồ thả hồn mình vào nắng, vào gió. Nằm ở cực Đông Bắc của đất nước, nơi giáp ranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh), Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành. Ven bờ biển là những cồn cát cao 3 - 4m, có làng mạc và dân cư đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, giữ cát và gần đó còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn. 
Cảnh đẹp ở đây không giống những gì bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác bởi bãi cát mịn màng bên làn nước biển trong xanh mang dáng dấp của biển miền Trung, nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp của biển miền Bắc. Sự hoà lẫn của các vùng biển ấy đã tạo cho Trà Cổ một vẻ đẹp sông núi hiền hoà, trữ tình và nên thơ. Nằm cách trung tâm Móng Cái 9km và chưa có tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ là bãi biển còn mang nhiều nét đẹp tự nhiên, kéo dài 17km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi Ngọc ở phía nam, đủ sức chứa hàng vạn khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển. 
Trà Cổ có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 220 C với nồng nàn hương biển, không gian thoáng đãng và đậm nét hoang sơ. Đến đây, du khách được thưởng thức mùi vị của biển, được đắm mình trong những buổi chiều yên lặng, được thả hồn ngắm hoàng hôn xuống mà không sợ những ồn ào của cuộc sống, những bộn bề của đô thị náo nhiệt và sẽ tìm được cảm giác thoải mái ngay cả trong những ngày hè nắng nóng nhất. 
Trà Cổ còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp, cổ kính, trong đó nổi bật là nhà thờ Trà Cổ được xây dựng từ năm 1880 và đình Trà Cổ được xây từ năm 1462.
Ở Trà Cổ, nếu muốn thưởng thức hải sản tươi sống, du khách có thể mua được ở ngay bên bờ biển khi thuyền của ngư dân đi đánh bắt về. Đây cũng có thể coi là một điều hết sức thú vị mà không phải ở bãi biển nào cũng có được. 
Vào đúng dịp hè, du khách còn có thể được tham gia hội làng Trà Cổ diễn ra vào đầu tháng 6 Âm lịch, đây cũng là một trong những lễ hội tưng bừng và lớn nhất của ngư dân miền biển ở khu vực miền Bắc. 
Di sản thiên nhiên thế giới - vịnh Hạ Long
Hình 2.21: Hòn Trống Mái
Nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, cách trung tâm Hà Nội 151km về phía đông bắc, vịnh Hạ Long là một phần của vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn, tiếp giáp với đảo Cát Bà ở phía tây nam, phần giáp với đất liền chạy dài theo khoảng 120km bờ biển. 
Vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, tập trung ở hai khu vực chính phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và phía tây nam (thuộc vịnh Hạ Long). Khu vực tập trung dày đặc các hòn đảo đá vốn nổi tiếng về cảnh đẹp hùng vĩ của những hang động tự nhiên và nhân tạo đã hình thành nên khu trung tâm vịnh Hạ Long, nơi hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Hạ Long theo nghĩa đen có nghĩa là rồng bay xuống. Truyền thuyết kể lại rằng, ngay từ những ngày đầu lập nước, người Việt đã bị giặc ngoại xâm tấn công theo đường biển. Biết được điều này, Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ đem theo một đàn rồng con xuống hạ giới giúp dân đánh giặc. Khi thuyền giặc ồ ạt tiến vào cũng là lúc đàn rồng từ trời cao bay xuống, phun ra vô số châu ngọc và thoắt cái đã biến thành muôn ngàn đảo đá trên biển. Những hòn đảo liên kết với nhau tạo nên bức tường thành vững chắc làm đoàn thuyền giặc đang lao nhanh, bị chặn đột ngột, đâm vào các đảo đá và vỡ tan tành. Sau khi dẹp xong giặc ngoại xâm, rồng mẹ và rồng con không trở về trời nữa vì quá say mê vẻ đẹp của trời nước mênh mông nơi hạ giới và quyết định ở lại chính nơi mà trận chiến đã diễn ra. Vị trí mà rồng mẹ đáp xuống là Hạ Long và nơi mà rồng con, cúi đầu bái biệt mẹ chính là Bái Tử Long. Nơi những chiếc đuôi quẫy mạnh nhô lên thành đảo Bạch Long Vĩ,...
Vịnh Hạ Long có rất nhiều đảo với độ cao khác nhau, sắp xếp theo hình díc dắc, giống như hình ảnh một con rồng quẫy đuôi trong nước. Đây là một vịnh kín có tổng diện tích 1.500km2 với hàng nghìn nhóm đảo hình thành tự nhiên (chủ yếu là đá vôi). Nhiều đảo được đặt tên theo hình dáng của chúng như đảo Cóc, đảo Voi, hòn Gà Chọi, đảo Rùa hay đảo Mái – điều này đã khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của du khách. Trên những hòn đảo cũng có nhiều bãi biển đẹp. Vịnh Hạ Long còn là một khu vực đá vôi với rất nhiều hang động đẹp như: hang Đầu Gỗ, hang Bồ Nâu, hang Trống, hang Trinh Nữ, hang Sửng Sốt, Động Thiên Cung... Mỗi hang động đều gắn liền với một truyền thuyết riêng hết sức thú vị của nó.
Vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hoá, kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội hoạ, giữa tính hoành tráng, khoẻ khoắn với sự duyên dáng, thơ mộng. Giá trị thẩm mĩ có ý nghĩa toàn cầu của vịnh đã làm say đắm lòng du khách cả trong nước lẫn quốc tế. Thi hào Nguyễn Trãi đã ca ngợi "thiên khôi địa thiết phó kỳ quan" (kì quan đất dựng giữa trời cao), còn nhà thơ Nga Paven Antơcônxki sửng sốt trước vẻ đẹp của vịnh đã viết "Muốn có ý niệm về vẻ đẹp quyến rũ của vịnh Hạ Long, ta phải lấy bờ biển Crưm của chúng ta nhân với miền Nam Kapkaz, được bao nhiêu đem luỹ thừa ba tích số đó". Nhà thơ Trung Quốc Quách Mạt Nhược thì khẳng định "So với cảnh diệu kỳ (Hạ Long) thơ có cũng như không",
Giá trị của vịnh Hạ Long còn ở sự đa dạng sinh học với hai hệ sinh thái: hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới cũng như hệ sinh thái biển và ven bờ.
Vịnh sở hữu nhiều hải sản có giá trị như cá tôm đủ loại. Trên các đảo còn có chim chóc và động vật, chủ yếu là các loại gà của địa phương, chim xanh, khỉ, gà tre, linh dương, kỳ đà, kỳ nhông. Ngọc trai và san hô cũng được tìm thấy ở một số đảo. Hạ Long là một điểm du lịch hấp dẫn vì cảnh quan nơi đây thật đẹp và hữu tình. Phong cảnh Hạ Long không bao giờ bị tẻ nhạt, mỗi mùa lại mang đến cho du khách một sắc thái riêng đầy ấn tượng,...
Bãi biển Cửa Lò
Cùng với Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu,... Cửa Lò đã được lựa chọn để xây dựng thành một bãi biển nghỉ mát lý tưởng từ năm 1907. Hơn một thế kỷ đã trôi qua gần đây, khi du lịch phát triển thành một nhu cầu xã hội, thì Cửa Lò bừng tỉnh và trở thành một trong những địa chỉ du lịch biển hàng đầu ở Việt Nam.
Về Cửa Lò vào những ngày đẹp trời, được vùng vẫy thoả thích với sóng nước hay thả bộ dọc bãi cát mịn trải dài thoai thoải 10 km dưới bầu trời trong xanh, du khách dễ dàng tìm thấy cảm giác khoan khoái, dễ chịu ngay từ những phút giây đầu tiên.
Chỉ cách sân bay Vinh khoảng 10km, cách Hà Nội 300km, cách thủ đô Viênchăn (Lào) 468km theo đường bộ và cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 300km đường biển, Cửa Lò được xem là giao điểm của các trục đường giao thông lớn. Đây là một trong những ưu thế để giúp Cửa Lò hình thành các tour du lịch nối với các khu, điểm du lịch của nước ta với các nước láng giềng.
Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp và nguồn hải sản phong phú, Cửa Lò còn là điểm hẹn lý tưởng của du khách trong những dịp lễ hội. Đến Cửa Lò vào mùa xuân, du khách sẽ được thắp hương ở đền thờ Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí – vị tướng lĩnh tài ba của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và đền thờ Thái úy Nguyên Sư Hồi – con trai trưởng Nguyễn Xí, người từng cai quản 12 cửa biển từ Sầm Sơn (Thanh Hoá) đến Cửa Tùng (Quảng Trị). Đặc biệt, du khách còn có dịp hoà mình trong lễ hội sông nước Cửa Lò diễn ra hết sức sôi động vào 30/4 –1/5 hằng năm.
Bãi biển Thiên Cầm
Bãi biển Thiên Cầm nằm ở phía Đông Nam thành phố Hà Tĩnh, cách thị trấn Cẩm Xuyên 13km, trải dài hơn 3km, từ núi Thiên Cầm ở phía bắc đến cửa Nhượng ở phía nam.
Bãi biển này nhìn chung còn là một vùng thiên nhiên hoang sơ. Nơi đây tiếng sóng dội vào hang núi khiến những chuông đá, khánh đá vọng vang trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời có tự ngàn xưa. "Thiên Cầm" có nghĩa là "đàn Trời". Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa, vua Hùng thứ XIII khi qua đây nghe tiếng sóng biển, thông reo mà cứ ngỡ tiên nữ đánh đàn, lại thấy núi giống đàn tì bà liền hạ bút phê ba chữ "Thiên Cầm Sơn". Người ta đồn rằng vào lúc trời yên biển lặng, đứng trên đỉnh đồi có thể nghe thấy những âm thanh rất lạ như thứ nhạc của Trời. Và cái tên Thiên Cầm có từ đấy.
Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển. 
Hình 2.22. Bãi biển Thiên Cầm và dãy núi Đầu Voi, Hà Tĩnh
Bãi biển dài và thoải, cát trắng và mịn, quanh năm nước biển trong xanh. Những rặng phi lao chạy dọc theo bờ biển xanh ngăn ngắt, vui đùa cùng sóng biển. Ở đây du khách không chỉ được tắm mình trong không gian trời đất, biển cả mà còn được thưởng thức những đặc sản của biển như tôm, cua, ốc, mực,... Đến Thiên Cầm, du khách đừng quên ghé thăm làng cá Nhượng Bạn đã hơn 500 năm tuổi với những đặc sản nổi tiếng. Khu vực này có chùa Yên Lạc (được xây dựng khoảng thế kỷ XV – XVI), còn lưu giữ được khá nhiều tượng Phật quý và bức tranh cổ "Thập điện Diêm vương” có niên đại hàng mấy trăm năm,...
Lăng Cô - một trong ba mươi vịnh biển đẹp nhất trên thế giới
Lăng Cô từ lâu đã nổi tiếng là một bãi biển có các điều kiện tự nhiên và phong cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam với bãi cát trắng dài tới hơn 10km, nằm cạnh Quốc lộ 1A; có làn nước biển trong xanh bao la tuyệt đẹp, bên cạnh những cánh rừng nhiệt đới rộng lớn trên các dãy núi nhấp nhô cùng với đầm An Cư rộng lớn đầy huyền bí. Chính vì thế mà Lăng Cô là vịnh thứ 3 của Việt Nam, sau vịnh Hạ Long và Nha Trang, có tên trong danh sách 30 vịnh biển đẹp nhất thế giới được vinh danh (năm 2009).
Với cảnh quan của vịnh vừa có núi, rừng, biển, Lăng Cô là địa điểm lý tưởng để phát triển nhiều loại hình du lịch như lặn biển, lướt sóng, leo núi, tắm biển
Nằm liền kề bãi tắm Lăng Cô là núi Bạch Mã với đèo Hải Vân và Hải Vân Quan, một thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Dọc theo chân núi Hải Vân, biển Lăng Cô có dải san hô, tôm hùm và nhiều loại hải sản có giá trị cao.
Trong khu vực này còn có hòn Sơn Chà – nơi vẫn bảo tồn được nhiều loại động, thực vật hoang dã. Phía sau bãi tắm là đầm An Cư và dãy núi Bạch Mã hùng vĩ. Tất cả những yếu tố đó mang lại cho Lăng Cô tiềm năng to lớn về phát triển nhiều loại hình du lịch: nghỉ mát, lặn biển, tìm hiểu hệ động – thực vật,...
Lăng Cô cũng là một phần trong chuỗi con đường di sản miền Trung từ vườn quốc gia Kẻ Bàng, động Phong Nha, cố đô Huế đến phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn và nằm trên trục hành lang kinh tế Đông – Tây đang từng bước phát huy tiềm năng và lợi thế của vùng.
Bán đảo Sơn Trà
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía đông bắc, bán đảo Sơn Trà với độ cao 693m so với mực nước biển giống như hình một cây nấm mà đầu nấm là núi Sơn Trà còn thân là những bãi cát vàng trải dài đẹp đẽ. 
Bán đảo có diện tích chừng 60km2, nơi rộng nhất theo chiều đông - tây dài khoảng 13km, chiều bắc - nam 5km. Cùng với cầu quay sông Hàn ở giữa, cầu Nguyễn Văn Trỗi ở phía nam và gần đây là sự xuất hiện của cầu Thuận Phước ở phía bắc, con đường đến với bán đảo Sơn Trà ngày càng trở nên thuận lợi cho du khách, những người đến để tận hưởng không khí của núi rừng hoà lẫn trong biển cả để ngắm một Đà Nẵng xanh, sạch, đẹp và ấn tượng đến bất ngờ.
Nắng dường như không còn gắt như hôm qua, gió cũng mơn man hơn vì chứa đầy hơi nước, không gian trở nên trong trẻo, tươi mát, cảnh vật mở ra mênh mang trước mắt. Và đây rồi thành phố trong núi, núi trong biển, Đà Nẵng hiện ra rất đỗi thân quen như từ thuở nào. Đường ven biển Thanh Bình lộng gió, trời Đà Nẵng xanh như không thể xanh hơn, nắng vàng ươm như mật ngọt khiến bao mỏi mệt tan biến. Sơn Trà là tên của bán đảo nổi tiếng ở thành phố Đà Nẵng, cùng với đèo Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam khép lại thành hình cánh cung ôm lấy vịnh Đà Nẵng trong xanh như ngọc, có cảng nước sâu Tiên Sa nằm ngay dưới chân bờ tây của bán đảo. Hướng ra Biển Đông là mũi Đà Nẵng, vịnh Bãi Bắc và vịnh Bãi Nam hai bên, doi đất nối đất liền vào đảo nằm kẹp giữa một bên là sông Hàn, bên còn lại chính là biển. Con đường mòn chạy vòng quanh bán đảo Sơn Trà có lúc bám men theo bờ biển, lúc xuyên qua những tán lá rừng rậm rạp, lúc lại vắt vẻo băng mình qua đỉnh núi, hay hờ hững treo vào vách đá như một dải lụa mềm. Con đường đã có từ rất lâu, chất lượng cũng không còn tốt, đá sạt từ trên núi xuống nằm ngổn ngang, đôi chỗ cây rừng dại bò lan che khuất cả bề mặt.
Dừng chân ở một vọng cảnh đài xinh đẹp nằm cheo leo trên vách đá, phía trên là những quả bóng khổng lồ màu trắng là các trạm ra đa viễn thông, cách sân bay quân sự cũ của Pháp không đầy 2,5km, xa xa là dãy Bà Nà trập trùng ẩn hiện trong mây. 
Hình 2.23. Bán đảo Sơn Trà
Cây cầu treo dây văng Thuận Phước dài hơn 5km nối bán đảo với quận Hải Châu trở nên nhỏ xíu như trong chuyện cổ tích, sự phồn thịnh của thành phố hiện lên dưới những mái nhà cao tầng lô nhô, dòng sông Hàn lặng lẽ chảy chia thành phố làm hai nửa, hai phần Đông - Tây mới ngày nào là hai nửa cách xa, giờ đây những cây cầu đã nối chúng hoà vào làm một. Vòng quanh chân bán đảo Sơn Trà là những bãi tắm rất đẹp và hoang sơ, gần như chưa hề được khai thác du lịch. Một số bãi thậm chí chỉ có thể tiếp cận bằng đường biển do chưa có đường từ trên núi xuống. 
Trên đỉnh của bán đảo Sơn Trà cao gần 700m so với mặt nước biển là đỉnh Bàn Cờ. Gọi là đỉnh Bàn Cờ vì nơi đây có một phiến đá phẳng lì khá rộng lớn trông giống như chiếc bàn cờ. Từ đỉnh Bàn Cờ nhìn xuôi về phương Nam càng thấy thành phố Đà Nẵng núi – biển – sông – phố kề sát bên nhau tạo nên nét rất đặc trưng của Đà Nẵng. 
Đường Điện Ngọc – Sơn Trà chạy men theo bờ biển nối Đà Nẵng tới thẳng Hội An, thậm chí nhìn thấy cả Cửa Đại nhô ra như một doi cát nhỏ trắng tinh, xinh đẹp. Cù lao Chàm gần tới mức có cảm tưởng như chỉ cần vươn tay ra với một chút may mắn là có thể chạm tay vào. 
Từ bán đảo Sơn Trà ra Cù lao Chàm gần hơn rất nhiều nếu đi từ Hội An, và khi đứng trên đỉnh Bàn Cờ nhìn về hướng Cù lao, du khách sẽ thấy điều gì đó khẽ lan ra trong cơ thể, phải chăng đó chính là tình cảm dành cho đất nước quê hương. Những đoá hoa rừng xinh đẹp ẩn nấp đâu đây với những buổi chiều hái sim tím hết đầu ngón tay, hay tiếng chim chóc ca vang ríu rít tưng bừng như buổi hoà âm tuyệt hảo, 
Non Nước – Ngũ Hành Sơn
Bãi biển Non Nước nằm kề sát danh thắng Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía đông nam. Đây là gạch nối du lịch giữa Ngũ Hành Sơn và 3 di sản văn hoá thế giới: phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn và cố đô Huế.
Bãi biển Non Nước trải dài 5km như một vòng cung, cát trắng mịn, độ dốc thoai thoải, nước trong xanh, đầy nắng và lộng gió. Môi trường nơi đây thật trong lành, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, là điều kiện thuận lợi để du khách đến nghỉ ngơi, du lịch.
Biển Non Nước thuộc biển Đà Nẵng đã được Forbes, tạp chí hàng đầu của Mỹ bình chọn là một trong những bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh năm 2005. Nơi đây hiện đang được Sandy Beach Resort đầu tư xây dựng.
Từ biển Non Nước, chỉ cần ít phút đi bộ, du khách có thể đến thăm và chiêm ngưỡng danh thắng Ngũ Hành Sơn (còn gọi là Non Nước) đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1980.
Ngũ Hành Sơn với quần thể 5 ngọn núi đá hùng vĩ được đặt tên: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thuỷ Sơn, Hoả Sơn và Thổ Sơn tượng trưng cho 5 yếu tố của vũ trụ (theo thuyết Ngũ hành). Trong lòng núi có nhiều chùa chiền cổ, hang động thâm nghiêm, huyền bí.
Ngũ Hành Sơn có địa thế đẹp, cảnh quan sơn thuỷ hữu tình. Nơi đây còn có sức hút rất lớn đối với khách hành hương tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt Lễ hội "Quán Thế Âm" tổ chức vào ngày 19 tháng hai Âm lịch hằng năm thu hút đông đảo thiện nam tín nữ và du khách gần xa về trẩy hội, tạo nên cảnh sinh hoạt đậm đà màu sắc cổ truyền quê hương. Người ta thường gọi là núi Non Nước, nhưng còn nhiều tên khác trước đó như Ngũ Uẩn Sơn, Ngũ Chỉ Sơn, Cẩm Thạch, Tam Thai. Đầu thế kỷ XIX, vua Minh Mạng đặt tên là Ngũ Hành Sơn và tên đó vẫn được dùng cho đến ngày nay. 
Dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là nơi tập trung các nghệ nhân với nghề chạm khắc đá tinh xảo nổi tiếng từ lâu đời. Nhiều sản phẩm với kích cỡ khác nhau được nghệ nhân thổi hồn vào sống động góp phần làm tăng thêm sức thu hút khách du lịch đến chốn tiên cảnh này. 
Vân Phong – Đại Lãnh
Vân Phong – Đại Lãnh, người Pháp gọi là Port Dayort (tức Bến Gối), thuộc địa phận hai huyện Vạn Ninh và Ninh Hoà, cách trung tâm TP. Nha Trang 50km. Vân Phong có địa hình rất phong phú với hệ thống đảo, bán đảo, vịnh sâu kín gió, bờ và bãi biển, cồn cát đẹp, hấp dẫn.
Vân Phong – Đại Lãnh là một trong những khu du lịch sinh thái biển đẹp nhất nước ta. Đặc biệt nơi đây có hệ sinh thái tự nhiên hoang dã thuộc vào loại hiếm có ở khu vực Đông Nam Á. Bãi biển rộng, đẹp, cát trắng mịn, nước biển xanh trong vắt, ven bờ là rừng dương xanh. Phong cảnh Đại Lãnh từ xa xưa đã được liệt vào danh thắng nổi tiếng của Việt Nam. 
Ở vịnh Vân Phong nhiệt độ ấm áp quanh năm, cảnh quan đặc sắc và môi trường tự nhiên hầu như còn giữ được nhiều vẻ nguyên vẹn thực sự, là một nơi lý tưởng để xây dựng một khu du lịch biển hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Con đường chạy từ đèo Cổ Mã đến Đầm Môn dài 18km được đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện dễ dàng hơn cho du khách đến Vân Phong tắm biển và tham quan những làng chài

File đính kèm:

  • docTAI_LIEU_GD_TAI_NGUYEN_BIEN_DAO.doc