Đề tài Công tác tổ chức bán trú trong trường mầm non

Nắm được quy định về chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Hiểu được tầm quan trọng của việc tổ chức cho trẻ ăn bán trú và nắm được một số loại sổ phục vụ cho công tác tổ chức bán trú tại trường mầm non

Nắm được các tính, cách đánh giá khẩu phần ăn, cách xây dựng thực đơn đảm bảo các tiêu chuẩn về dinh dưỡng.

Biết được một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh trong chế biến

Nắm được cách tổ chức giờ ăn đảm bảo an toàn và lồng ghép giáo dục trẻ các kỹ năng tự phục vụ

 

ppt61 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Công tác tổ chức bán trú trong trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình 2016 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ 
Nhu cầu KNNL tại trường/ngày/trẻ 
(60 - 70% nhu cầu cả ngày) 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ 
Nhu cầu KN N. lượng tại trường/ngày/trẻ 
(60 - 70% nhu cầu cả ngày) 
3 - 6 tháng 
555 Kcal 
333-388,5 Kcal 
500-550 Kcal 
330-350 Kcal 
6 - 12 tháng 
710 Kcal 
426-497 Kcal 
600-700 Kcal 
420 Kcal 
12 - 36 tháng 
1180 Kcal 
708-826 Kcal 
930-1000 Kcal 
600-651 Kcal 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng 
Nhóm tuổi 
Chương trình 2009 
Chương trình 2016 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ 
Nhu cầu KNNL tại trường/ngày/trẻ 
(50 - 60% nhu cầu cả ngày) 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng/ngày/trẻ 
Nhu cầu KN N. lượng tại trường/ngày/trẻ 
(50 - 55% nhu cầu cả ngày) 
3 - 6 tuổi 
1470 Kcal 
735 – 882 Kcal 
1230-1320 Kcal 
615-726 Kcal 
Nhu cầu khuyến nghị năng lượng 
Cơ cấu các chất 
TRẺ 
NHÀ TRẺ 
Tỷ lệ cung cấp năng lượng/tổng năng lượng khẩu phần 
Chương trình 2009 
Chương trình 2016 
Chất đạm 
 (Protein) 
12 -15 % 
13 - 20 % 
Chất béo 
 (Lipid) 
35 - 40 % 
30 - 40 % 
Chất bột 
(Glucid) 
45 - 53 % 
47 - 50 % 
Cơ cấu các chất 
TRẺ 
MẪU GIÁO 
Tỷ lệ cung cấp năng lượng/tổng năng lượng khẩu phần 
Chương trình 2009 
Chương trình 2016 
Chất đạm 
(Protein) 
12 -15 % 
13 - 20 % 
Chất béo 
(Lipid) 
20 - 30 % 
25 % - 35 % 
Chất bột 
(Glucid) 
55 - 68 % 
52 % - 6 0 % 
6 - 12 tháng: bú mẹ và ăn bổ sung 2 – 3 bữa 
12 - 36 tháng: Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ 
Phân bố năng lượng giữa các bữa ăn tại trường: 
+ Bữa ăn buổi trưa : 30 % - 3 5 % nhu cầu năng lượng cả ngày. 
+ Bữa ăn buổi chiều : 25% - 30% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
+ Bữa phụ : 5% - 10% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
Số bữa ăn trẻ nhà trẻ 
Chương trình 2009 
Chương trình 2016 
Số bữa ăn tại trường 
Tối thiểu 1 bữa chính và 1 bữa phụ 
1 bữa chính và 1 bữa phụ 
Năng lượng cung cấp từ bữa chính 
35% đến 40% năng lượng cả ngày 
30% đến 35% năng lượng cả ngày 
Năng lượng cung cấp từ bữa phụ 
10% đến 15% năng lượng cả ngày 
15% đến 25% năng lượng cả ngày 
Số bữa ăn trẻ mẫu giáo 
Bữa ăn sáng 
Chương trình GDMN không quy định việc tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ tại trường. Trong điều kiện cho phép (về nhu cầu của phụ huynh, điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất...) cơ sở GDMN có thể tổ chức bữa ăn sáng cho trẻ. Khi tổ chức phải được sự thống nhất của Ban giám hiệu, tập thể giáo viên và phụ huynh. 
Yêu cầu của bữa sáng 
- Thời gian, nhân lực tổ chức bữa sáng không được ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt theo Chương trình GDMN đã quy định. 
- Bữa sáng cung cấp khoảng 15% - 20% nhu cầu năng lượng cả ngày. 
- Tổng nhu cầu năng lượng tại trường của 1 trẻ trong một ngày kể cả ăn sáng không quá 80% nhu cầu năng lượng cả ngày đối với trẻ nhà trẻ và 70% nhu cầu năng lượng cả ngày đối với trẻ mẫu giáo. 
Yêu cầu của bữa sáng 
- Bữa sáng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (đạm, đường, béo, vitamin). 
- Có thể cho trẻ uống thêm sữa vào bữa sáng để cung cấp đủ năng lượng và bổ sung can xi, tốt cho sự phát triển của trẻ. 
Tầm quan trọng của việc tổ chức ăn bán trú cho trẻ 
Trẻ ăn bán trú tại trường sẽ được đảm bảo đúng chế độ sinh hoạt trong ngày, ăn ngủ theo giờ giấc một cách hợp lý, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ 
Trẻ được hưởng một chế độ ăn cân đối các chất dinh dưỡng theo khẩu phần ăn đã tính toán và điều chỉnh hợp lý, đảm bảo cho trẻ phát triển bình thường, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng 
Phát triển kỹ năng giao tiếp, góp phần hình thành kỹ năng sống cho trẻ 
Tăng tỉ lệ huy động trẻ đến trường 
Đảm bảo sự công bằng trong chăm sóc giáo dục trẻ 
Điều kiện đảm bảo tổ chức ăn bán trú cho trẻ 
Có các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức ăn bán trú được cơ quan y tế công nhận (bếp ăn, trang thiết bị phục vụ cho công tác bán trú...). Các đồ dùng, trang thiết bị dùng cho bán trú nên trang bị đồng bộ, sử dụng chất liệu an toàn như nhôm, inox, không sử dụng chất liệu nhựa tái sinh hoặc các đồ dùng đã quá cũ. 
Nguồn thực phẩm sử dụng phải rõ nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hợp đồng chặt chẽ giữa nhà trường với đơn vị cung ứng 
Điều kiện đảm bảo tổ chức ăn bán trú cho trẻ 
Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn, đảm bảo cho việc chăm sóc trẻ ăn bán trú tại trường 
Có đủ đội ngũ nhân viên dinh dưỡng có chứng chỉ nấu ăn và đáp ứng với số lượng trẻ trong trường, đủ điều kiện sức khỏe, biết xây dựng thực đơn, biết tính khẩu phần ăn. 
Sổ sách bếp bán trú 
Sổ báo ăn 
Sổ chợ 
Sổ tính ăn 
Sổ xây dựng thực đơn 
Sổ lưu mẫu thức ăn 
Sổ nhập, xuất kho 
Sổ tính khẩu phần ăn 
Hợp đồng mua bán thực phẩm 
Quyết toán ăn cuối tháng 
Sổ báo ăn 
Dùng để theo dõi số trẻ ăn bán trú hàng ngày. Người báo ăn phải ký bên cạnh xuất ăn đã báo. 
Cuối tháng, tổng hợp sổ sẽ có tổng số ăn toàn trường và của từng lớp trong tháng 
Sổ chợ 
Ghi chép những thực phẩm mua trong ngày. 
Sổ chợ phải có chữ ký giao nhận “tay ba”: Người bán, người nhận thực phẩm, người giám sát (phó hiệu trưởng phụ trách). 
Sổ chợ phải thể hiện đầy đủ các lần mua thực phẩm (VD: Nếu mua thêm thực phâm thì phải thể hiện rõ trong sổ) 
Sổ tính ăn 
Tính lượng lương thực, thực phẩm ăn một ngày ở trường của trẻ tương ứng với số tiền đóng góp. 
Số tiền mua thực phẩm trong ngày thừa, thiếu khoảng 1 xuất ăn, không để thừa, thiếu quá nhiều ảnh hưởng đến khẩu phần ăn của trẻ 
Tính ăn nhà trẻ và mẫu giáo riêng vì số lượng bữa ăn, nhu cầu khuyến nghị khác nhau 
Sổ xây dựng thực đơn 
Khẩu phần tính toán lượng thực phẩm, chế biến dưới dạng các món ăn, sau khi sắp xếp thành bảng món ăn từng bữa, hàng ngày, hàng tuần gọi là thực đơn. 
Sổ xây dựng thực đơn lưu lại các thực đơn đã xây dựng trong cả năm học 
Sổ lưu mẫu thức ăn 
Hàng ngày sau khi lưu mẫu, người làm nhiệm vụ lưu mẫu thức ăn phải ghi vào sổ tên thức ăn, ngày giờ lưu và ký sổ. 
Sau 24h, những thức ăn này được phép hủy và phải ghi vào sổ giờ hủy, người hủy. 
Khi lưu, hủy thức ăn phải có chữ ký của người giám sát 
(Lượng mẫu tối thiểu: thức ăn đặc: 150 gam; thức ăn lỏng: 250 ml) 
Sổ xuất, nhập kho 
Những thực phẩm như gạo, bánh đa, nước mắm, bột canh, dầu ăn (là thực phẩm không cần thiết phải ăn hết ngay trong ngày)... có thể mua với số lượng dùng cho vài ngày và phải nhập vào kho, sau đó xuất kho theo thực tế ăn hàng ngày. 
Hàng ngày nhà bếp lấy thực phẩm từ kho thì người giữ kho phải ghi số lượng xuất và ký giao nhận và có sự giám sát của người phụ trách. 
Cuối tháng, đối trừ giữa sổ nhập và sổ xuất kho còn dư bao nhiêu (tồn kho) thì chuyển sang tháng sau. 
Sổ tính khẩu phần ăn 
Những đơn vị sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn thì việc tính khẩu phần ăn sẽ được thực hiện hàng ngày. 
Những đơn vị không sử dụng phần mềm ít nhất mỗi tháng sẽ tính khẩu phần ăn một lần trong 5, 6 ngày liên tiếp cho chế độ ăn của nhà trẻ và mẫu giáo(nếu có điều kiện thì khuyến khích tính khẩu phần ăn hàng ngày như thực hiện trên phần mềm) 
Hợp đồng mua bán thực phẩm 
- Nên ký hợp đồng theo năm học 
Phải đảm bảo tính chặt chẽ: Có các căn cứ pháp lý; có thông tin rõ ràng về người mua, người bán; có ràng buộc rõ ràng về chất lượng sản phẩm, thời gian giao nhận, hình thức, thời gian thanh toán và trách nhiệm của từng bên... 
Phải được ký lại nếu hết thời gian, thay đổi hiệu trưởng hoặc thay người cung ứng 
X Â Y DỰNG KHẨU PHẦN, THỰC ĐƠN B Á N TR Ú CHO TRẺ MẦM NON 
 Khẩu phần ăn 
Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cần thiết của một người trong một ngày nhằm đáp ứng các nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng hằng ngày cần thiết cho cơ thể 
Khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ mầm non (bán trú) bao gồm: khẩu phần ăn tại trường + khẩu phần ăn ở nhà 
Tác dụng của việc tính khẩu phần ăn 
Xác định xem năng lượng đạt được có đáp ứng nhu cầu về khuyến nghị theo chương trình GDMN hay không 
Biết được tỉ lệ các chất dinh dưỡng cung cấp cho trẻ có cân đối, hợp lý hay không 
- Căn cứ vào kết quả tính khẩu phần ăn để điều chỉnh lại thực đơn, số lượng mỗi loại thực phẩm cho hợp lý . 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý phải đảm bảo: 
- Khẩu phần phải đạt năng lượng theo nhu cầu khuyến nghị của lứa tuổi 
- Đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (đạm, đường, béo, vitamin), tối thiểu 5 trên 8 nhóm thực phẩm (nhóm lương thực; nhóm hạt các loại; nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa; nhóm thịt các loại, cá và hải sản; nhóm trứng và các sản phẩm của trứng; nhóm củ quả màu vàng, da cam, màu đỏ hoặc rau tươi có màu xanh thẫm; nhóm ra củ quả khác; nhóm dầu mỡ các loại), trong đó nhóm chất béo là bắt buộc. 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
- Tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng P- L- G theo nhu cầu khuyến nghị. Tùy theo thực tế có thể chọn tỉ lệ các chất theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn nên đảm bảo tỉ lệ mỗi chất nằm trong khoảng quy định và cân đối giữa các chất (tổng tỉ lệ % các chất đã chọn phải bằng 100%) 
+ Mẫu giáo: P: 13- 20% + Nhà trẻ: P: 13- 20% 
 L: 30- 40% L: 25- 35% 
 G: 47- 50% G: 52- 60% 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
- Cân đối thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn 
+ Cân đối tỉ lệ protein động vật và thực vật: Khẩu phần ăn trẻ mầm non nên có tỉ lệ Pđv/P tổng số từ 60% trở lên 
+ Cân đối tỉ lệ lipit động vật và thực vật: Đối với trẻ mầm non, tỉ lệ cân đối giữa Lđv và Ltv được khuyến nghị là 70% và 30% 
+ Cân đối t ỉ lệ glucid khẩu phần: Trẻ nhà trẻ 47 - 50% năng lượng từ glucid / tổng năng lượng khẩu phần ; Trẻ mẫu giáo 52 - 60% năng lượng từ glucid /t ổng năng lượng khẩu phần. Nên sử dụng đa dạng các loại thực phẩm trong nhóm ngũ cốc và khoai củ, hạn chế sử dụng đường tinh chế 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
- Cân đối vitamin và chất khoáng (C, A, B, sắt, kẽm, iod...) : Các loại rau, quả có màu vàng đỏ có nhiều tiền vitamin A, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay có nhiều vitamin C, sắt và canxi... Cần lưu ý là vitamin C sẽ bị mất mát khi rau bị giập nát. Do đó, sử dụng rau tươi cho bữa ăn của trẻ, nấu xong ăn ngay. Rau và quả chín còn là nguồn cung cấp chất xơ quý, có tác dụng chống táo bón và phòng xơ vữa động mạch 
- Đánh giá khẩu phần ăn đạt được theo khẩu phần ăn dự kiến nếu chênh lệch khoảng 5% là chấp nhận được. 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
* Một khẩu phần ăn hợp lý còn phụ thuộc vào: 
- Vùng miền (VD: vùng nóng hơn thì nhu cầu L sẽ ít hơn) 
- Tiền ăn của trẻ 
VD: Mức tiền ăn đóng góp thấp thì chọn mức năng lượng tối thiểu, bổ sung năng lượng bằng nhóm chất béo. 
Khẩu phần ăn cân đối, hợp lý 
- Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường 
Ví dụ: 
+ Các trường có tỉ lệ trẻ MG thừa cân, béo phì cao, chọn mức năng lượng thấp (50% NL cả ngày) và năng lượng cung cấp từ lipid ở mức giới hạn dưới (25%). 
+ Các trường có tỉ lệ trẻ MG suy dinh dưỡng cao: chọn mức năng lượng cao (55% NL cả ngày), năng lượng cung cấp từ protid ở mức tối đa (20%). 
 Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn 
Xây dựng thực đơn phù hợp nhu cầu và chế độ ăn của lứa tuổi. 
Lên thực đơn theo tuần để tránh lặp lại món ăn và chủ động cho việc chuẩn bị thực phẩm. Thực đơn trong ngày cần phải thay đổi thực phẩm để trẻ khỏi chán (VD: sáng ăn thịt, chiều ăn cá...); bữa trưa và bữa phụ cần có sự điều chỉnh cho hợp lý để vừa đảm bảo năng lượng vừa phù hợp với số tiền trẻ ăn trong ngày (VD: bữa trưa sử dụng thực phẩm đắt tiền thì bữa chiều chọn thực phẩm ít tiền hơn) 
Thực đơn sử dụng những thực phẩm sẵn có của địa phương, phù hợp theo mùa và dựa trên mức đóng góp của trẻ 
Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn 
Thực đơn phải đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, đảm bảo khẩu phần ăn c ủa trẻ 
Thay đổi thực đơn không đơn thuần là thay đổi thực phẩm mà cần thay đổi cả dạng chế biến của cùng một loại thực phẩm (luộc, xào, rán...); t hay đổi sự kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. 
Trong một ngày nên sử dụng thực phẩm giống nhau cho các chế độ ăn để tiện cho việc đi chợ (chế độ ăn cho nhà trẻ, mẫu giáo...) 
Cần lưu ý để không chọn các thực phẩm xung khắc với nhau trong một ngày 
Lưu ý 
 Yêu cầu tối thiểu: Bữa chính đạt tối thiểu 5 - 7 loại thực phẩm và bao gồm các món: cơm, món mặn, món canh. 
Bữa chính tiêu chuẩn : Nếu đủ điều kiện, bữa chính nên đáp ứng các tiêu chuẩn sau: có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có từ 3 đến 5 loại rau, củ và bao gồm các món: cơm, món xào , món mặn, canh và tráng miệng. 
Lưu ý 
Nếu có điều kiện sử dụng sữa và các chế phẩm của sữa để tăng thêm khẩu phần canxi . 
Thực đơn tại trường mầm non nên hạn chế tối đa thực phẩm chế biến sẵn (mỳ tôm, xúc xích, bim bim, bánh kẹo ngọt, giò, chả...) 
Niêm yết công khai thực đơn tuần ở cửa lớp để phụ huynh cùng phối hợp trong việc tổ chức bữa ăn cho trẻ tại nhà (khẩu phần đã thực hiện tại trường so với khẩu phần khuyến nghị cả ngày, thay đổi món ăn so với ở trường...) 
Trẻ mầm non nên sử dụng dưới 3 gram muối/ngày. 
Lưu ý 
Các đơn vị xây dựng khẩu phần ăn bằng phần mềm cần rà soát để cập nhật các tiêu chuẩn về dinh dưỡng theo Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo Chương trình GDMN sửa đổi. 
Không sử dụng những phần mềm chưa được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền. 
Các bước tính khẩu phần ăn 
Thông thường người ta thể hiện giá trị sinh năng lượng của thức ăn và nhu cầu năng lượng bằng đơn vị kilocalo (calo) 
* Thức ăn cung cấp cho cơ thể dưới dạng P, L, G: 
1 gram P cung cấp 4 calo 
1 gram L cung cấp 9 calo 
1 gram G cung cấp 4 calo 
Tổng tiêu hao cho các hoạt động cần thiết của cơ thể gọi là nhu cầu năng lượng. 
Các bước tính khẩu phần ăn 
Bước 1: Lựa chọn mức năng lượng phù hợp 
 Ví dụ : Các trường có tỉ lệ thừa cân, béo phì nhiều thì nên chọn mức năng lượng nghiêng về giới hạn thấp. Các trường có tỉ lệ suy dinh dưỡng nhiều thì nên chọn mức năng lượng nghiêng về khoảng giới hạn cao 
Các bước tính khẩu phần ăn 
Bước 2: Lựa chọn tỉ lệ cân đối, hợp lý của các chất cung cấp năng lượng P- L- G. Ước tính năng lượng cung cấp từ nguồn protein, lipid, gluxid khẩu phần. 
 Dựa vào năng lượng ước tính từ nguồn protein, lipid, gluxid khẩu phần tính ra khối lượng cần có của mỗi chất trong khẩu phần 
Các bước tính khẩu phần ăn 
Bước 3: Lên thực đơn theo tuần 
Bước 4: Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thực phẩm để tính lượng thực phẩm cần có cho khẩu phần ăn. 
 Tính toán, cân đối các thực phẩm sao cho đạt tiêu chuẩn về năng lượng, sự cân đối giữa các chất sinh năng lượng, giữa thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật và phù hợp với mức tiền ăn của trẻ. 
Hướng dẫn tính khẩu phần ăn 
Trên thực tế hiện nay, các trường mầm non chưa tính được khẩu phần ăn theo ngày mà mới chỉ đang thực hiện tính khẩu phần ăn trung bình trong 1 tuần đầu tiên của tháng, dựa vào đó để điều chỉnh cho những tuần tiếp theo. 
Hướng dẫn tính khẩu phần ăn 
Ví dụ : Tính khẩu phần ăn cho trẻ mẫu giáo 
- Lựa chọn mức năng lượng trẻ cần đạt ở trường là 700 Kcal 
- Lựa chọn tỉ lệ các chất cung cấp năng lượng P- L- G là 15- 28- 57 
- Tính khối lượng mỗi chất (P, L, G) cần có trong khẩu phần như sau: Lấy tổng số Kcal của khẩu phần lựa chọn nhân với tỉ lệ lựa chọn của chất đó, chia cho 100, rồi chia tiếp cho số Kcal do 1 gam chất đó cung cấp. 
+ Một gram P cung cấp 4 kcal, vì thế số gram P có trong khẩu phần là: (700 x15 : 100) : 4 = 26.25 g 
Hướng dẫn tính khẩu phần ăn 
+ Một gram L cung cấp 9 kcal, vì thế số gram L có trong khẩu phần là: (700 x 28 :100) : 9 = 21.77 g 
+ Một gram G cung cấp 4 kcal, vì thế số gram G có trong khẩu phần là: (700 x 57 :100) : 4 = 99.75 g 
Tính khẩu phần ăn của trẻ trung bình trong 1 tuần theo bảng tính khẩu phần ăn, đối chiếu với chuẩn đã lựa chọn, nếu chênh lệch khoảng 5% là được. 
Nhận xét kết quả tính khẩu phần ăn (tỉ lệ năng lượng, các chất so với chuẩn; tỉ lệ Pđv/P tổng số) và đề ra hướng khắc phục. 
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 
Các khu vực bếp phải có biển đề rõ ràng 
Có sự cách biệt giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, chia ăn với khu vệ sinh, thay trang phục, khu nhà ăn (nếu có) để tránh ô nhiễm chéo 
Các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm phải bền vững, dễ lau chùi, tẩy trùng; phải làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm ra thực phẩm 
Rửa tay trước khi chế biến thực phẩm 
Có bàn để sơ chế thực phẩm 
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 
Đủ dụng cụ chế biến, đủ nước sạch 
Thường xuyên quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp 
Thùng rác có nắp đậy và được xử lý hàng ngày 
Không để súc vật và bất kỳ loại thuốc hoặc hóa chất nào ở trong bếp 
Nếu đun bếp than thì than củi chứa riêng ở ngoài bếp, cửa lò lấy xỉ than ở ngoài bếp. Đậy kín thực phẩm và nước sạch khi chọc lò để đảm bảo vệ sinh 
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 
Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm phải an toàn, phù hợp, dễ làm sạch, tẩy trùng và bảo dưỡng 
Các chất dùng để tẩy rửa và sát trùng dụng cụ chứa thực phẩm phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, cách biệt với nơi chế biến, bảo quản thực phẩm. Chỉ sử dụng chất tẩy rửa dụng cụ đã được Bộ y tế cho phép. 
Kho chứa, đựng và bảo quản thực phẩm phải được thiết kế phù hợp và thuận lợi cho quá trình chế biến thực phẩm, dễ áp dụng các biện pháp xử lý vệ sinh, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại 
Đảm bảo vệ sinh trong chế biến 
- Hệ thống thông gió phải phù hợp với đặc thù của cơ sở để phòng ngừa hạn chế đến mức tối thiểu nguy cơ ô nhiễm thực phẩm do không khí hay nước ngưng tụ; hướng thông gió phải đảm bảo gió không được thổi từ khu vực nhiễm bẩn sang khu vực sạch. Hệ thống thông gió được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời và làm vệ sinh 
 Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm  
- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng 
- Quá trình chế biến, nấu nướng, tổ chức ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 
- Rà soát, kiểm soát chặt chẽ các chương trình quảng cáo, giới thiệu, bán sản phẩm thực phẩm trong khu vực trường học. 
Đảm bảo các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm  
- Phối hợp với các cơ quan chức năng y tế trên địa bàn giám sát, đảm bảo sản phẩm thực phẩm sử dụng trong cơ sở GDMN phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản ở điều kiện phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất. 
Lưu ý 
Cần có sự phân công cụ thể, rõ ràng nhiệm vụ của từng người trong quản lý bếp ăn bán trú 
Những trường trong năm học trước thu gạo riêng cần làm tốt công tác tuyên truyền với cha mẹ học sinh để trong năm học tới không thu gạo mà quy thành tiền để dễ cho việc quản lý bán trú. 
CHĂM SÓC TRẺ TRONG BỮA ĂN 
Yêu cầu tại khu vực ăn 
- T hoáng đãng, sạch sẽ. Tránh tổ chức ăn tại khu vực gần nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, khu vực bị ô nhiễm. 
- Có đủ bàn, ghế cho trẻ . Tuyệt đối không để trẻ đứng hoặc ngồi ăn ở dưới đất. Đối với trẻ nhỏ, ghế phải có tay vịn và tựa vững chắc. 
- Bàn ghế sắp xếp hợp lý để cô giáo dễ quan sát trẻ trong khi ăn. 
- Bàn , ghế phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi tổ chức ăn. 
Đồ dùng phục vụ bữa ăn  
- Có đủ bát, thìa, cốc uống nước riêng cho mỗi trẻ. Nên chuẩn bị dư số bát, thìa so với số trẻ để giáo viên nếm thức ăn trước khi chia cho trẻ và đề phòng trẻ làm rơi, đổ. 
- Đồ dùng ăn , uống của trẻ đảm bảo vệ sinh . Nên sấy tiệt trùng bát, thìa của trẻ trước khi ăn. 
- C ó dụng cụ c hia thức ăn cho trẻ. 
- Có khăn lau miệng riêng cho mỗi trẻ. 
Vệ sinh, đảm bảo an toàn 
- Giáo viên rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình các bước rửa tay. 
- Trẻ được rửa mặt, rửa tay trước khi ăn. 
- Nên nhắc trẻ đi vệ sinh trước khi ngồi vào bàn ăn. 
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong khi ăn 
- Có các biện pháp phòng tránh hóc sặc cho trẻ. 
Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và kỹ năng tự phục vụ 
- Trong quá trình tổ chức giờ ăn của trẻ , GV quan tâm lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và kỹ năng tự phục vụ của trẻ phù hợp với từng độ tuổi. 
- Động viên, khích lệ trẻ làm các công việc nhẹ nhàng, vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc. 
- Trong quá trình trẻ tự phục vụ, GV quan sát, hướng dẫn trẻ để phòng tránh các nguy cơ mất an toàn. 
Một số lưu ý đối với giáo viên khi tổ chức giờ ăn cho trẻ 
– Kiên trì tập cho trẻ quen dần với các loại thực phẩm ch

File đính kèm:

  • pptde_tai_cong_tac_to_chuc_ban_tru_trong_truong_mam_non.ppt