Đề Olympic học sinh tiểu học lớp 5 - Trường Tiểu học Thái Thịnh

A. Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1.Trong các câu sau, câu nào có từ "nhà" được dùng theo nghĩa gốc ?

 A. Nó biết mình là con nhà nghèo.

 B. Nhà rông là biểu tượng của người dân Tây Nguyên.

 C. Nhà Lê chăm lo việc học hành.

 D. Nhà tôi đi vắng đã mấy ngày.

Câu 2. Trong các câu sau, câu nào có bộ phận in nghiêng là một từ?

 A. Bạn Nam đang đá bóng.

 B. Đá bóng là môn thể thao được mọi người yêu thích.

 C. Bạn Hùng đang dùng thước để vẽ đường thẳng.

 D. Đường thẳng nên rất dễ đi.

 A. Câu B và câu C B. Câu A và câu D C. Câu A và câu C

Câu 3. Trong các câu văn sau, câu nào là câu ghép:

A. Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như đốm lửa vàng, lửa đỏ.

B. Mùa cau, hoa cau rụng đầy sân.

C. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.

Câu 4. Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Olympic học sinh tiểu học lớp 5 - Trường Tiểu học Thái Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC
Thời gian làm bài: 70 phút
(Đề này gồm 2 trang)
A. Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1.Trong các câu sau, câu nào có từ "nhà" được dùng theo nghĩa gốc ?
	A. Nó biết mình là con nhà nghèo.
	B. Nhà rông là biểu tượng của người dân Tây Nguyên.
	C. Nhà Lê chăm lo việc học hành.	
 D. Nhà tôi đi vắng đã mấy ngày.
Câu 2. Trong các câu sau, câu nào có bộ phận in nghiêng là một từ?
	A. Bạn Nam đang đá bóng.
	B. Đá bóng là môn thể thao được mọi người yêu thích.
	C. Bạn Hùng đang dùng thước để vẽ đường thẳng.
	D. Đường thẳng nên rất dễ đi. 
 A. Câu B và câu C B. Câu A và câu D C. Câu A và câu C 
Câu 3. Trong các câu văn sau, câu nào là câu ghép:
A. Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như đốm lửa vàng, lửa đỏ.
B. Mùa cau, hoa cau rụng đầy sân.
C. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
Câu 4. Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
 Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những thân cành.
A. Nhân hóa B. So sánh C. Cả so sánh và nhân hóa
Câu 5. Tính tổng: : 2 + : 3 + : 4 + .......... + : 2010 + : 2011 được kết quả là: 
A. B. C. 
Câu 6. Tích sau có tận cùng là chữ số nào?
 0,3 x 1,3 x 2,3 x 3,3 x ... x 28,3 x 29,3
	A. 3	B. 9	C. 1
Câu 7. Một khối kim loại hình hộp chữ nhật có khối lượng là 80 kg. Hỏi một khối kim loại hình hộp chữ nhật cùng chất có các kích thước kém 2 lần thì có khối lượng là bao nhiêu ki- lô-gam ? 
A. 40 kg B. 10 kg C. 20 kg
Câu 8. Đội tuyển học sinh giỏi lớp 5 sau khi học được 2 tháng thì loại số bạn. Sau lại loại thêm số bạn còn lại thì còn lại 6 bạn. Hỏi lúc đầu đội tuyển có bao nhiêu bạn?
 A. 14 bạn	 B. 24 bạn	 C. 8 bạn	
Câu 9. Đồ dùng để nấu nướng hoặc ăn uống thường được làm từ kim loại nào ?
 A. Sắt B. Đồng C. Nhôm
Câu 10. Từ năm 1930, lãnh đạo cách mạng nước ta là:
 A. Phan Bội Châu B. Nguyễn Ái Quốc C. Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 11. Biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở phía:
A.Bắc, đông và nam. 
B. Đông, nam và tây nam 
C. Đông, nam và đông nam.
Câu 12. TA
Câu 13. TA
Câu 14. Để đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện giao thông, ở những nơi giao nhau với đường sắt không có rào chắn, nếu có tàu hỏa đang đến thì các phương tiện phải dừng lại cách đường ray ngoài cùng ít nhất là bao nhiêu ?
A. 3m B. 4m C. 5m
B. Phần 2. Tự luận ( 13 điểm)
Câu 1 (3 điểm ). Hồng đọc xong một quyển truyện trong 3 ngày. Ngày đầu Hồng đọc được số trang và thêm 1 trang. Ngày thứ hai Hồng đọc được số trang và thêm 3 trang nữa. Biết rằng số trang sách Hồng đọc ngày thứ ba chỉ bằng số trang sách Hồng đọc ngày đầu. Hỏi : 
a. Mỗi ngày Hồng đọc bao nhiêu trang ? 
b. Quyển truyện Hồng đọc có bao nhiêu trang ? 
Câu 2 (3 điểm). Cho hình thang vuông MNPQ vuông góc tại M và Q; MN = PQ. Kéo dài QM và PN cắt nhau tại K.
a) So sánh diện tích hai tam giác MNP và MQP
b) So sánh diện tích hai tam giác MNK và MPK.
c) Diện tích hình thang MNPQ bằng 128 cm2.Tính diện tích tam giác KNM .
Câu 3 (6 điểm). Em rất yêu ngôi nhà của mình bởi đó là tổ ấm, là hạnh phúc được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em. Hãy tả ngôi nhà đó của em.
------------------- Hết-------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH TIỂU HỌC
 (Hướng dẫn chấm gồm 3 trang)
PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Mỗi câu trả lời đúng cho 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Đáp án
B
A
A
A
C
B
B
A
C
C
B
C
B. PHẦN TỰ LUẬN: (13 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(3 điểm)
a. (2 điểm)
+ Ngày đầu Hồng đọc được số trang và thêm 1 trang, ngày thứ hai Hồng đọc được số trang và thêm 3 trang nữa. Như vậy ngày thứ ba Hồng đọc kém số trang của quyển sách số trang là :
 1 + 3 = 4 (trang) 
+ Suy ra ngày thứ ba Hồng đọc kém ngày đầu số trang là :
 4 + 1 = 5 (trang)
+ Ta có sơ đồ :
Ngày thứ ba đọc:
Ngày thứ nhất đọc:
 5 trang
+ Ngày thứ ba Hồng đọc số trang là:
 5 : ( 3 - 2) x 2 = 10 (trang)
+ Ngày thứ nhất Hồng đọc số trang là:
 10 + 5 = 15 (trang)
+ Ngày thứ hai Hồng đọc số trang là:
 (15- 1) + 3 = 17 (trang)
b. (1 điểm)
+ Quyển truyện Hồng đọc có tất cả số trang là:
 10 + 15 + 17 = 42 (trang)
 Đáp số: a. Ngày thứ nhất: 15 trang
 Ngày thứ hai: 17 trang
 Ngày thứ ba: 10 trang
 b. Quyển truyện: 42 trang
0,5 điểm
0,5 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
1 điểm
2
(3 điểm)
 a. (1 điểm) 
+ Ta có hình vẽ: 
 K
 M N
 Q P
+ SMNP = SMQP (Vì có chiều cao bằng nhau cùng bằng chiều cao của hình thang MNPQ; đáy MN = QP) 
b. (1 điểm)
SMNK = SMPK (Vì cùng chung đáy KM, chiều cao MN = QP ) 
c. (1 điểm)
+ Theo phần a, ta có: SMNP = SMQP
Mà SMNPQ = SMNP + SMQP
Nên SMNP = SMNPQ = SMNPQ
Do đó SMNP = 128 X = 64 (cm2) 
+ Theo phần b, ta có: SMNK = SMPK 
Mà SMPK = SKMN + SMNP
Nên SKMN = SMNP = SMNP
Do đó SKMN = 64 X = 32 (cm2) 
Lưu ý: Học sinh có thể có cách giải khác hợp lí, chính xác vẫn cho điểm tối đa
0,25 điểm
0,75 điểm
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3:
(7,0 điểm)
 Viết được bài văn đầy đủ 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó:
Mở bài: Giới thiệu ngôi nhà của mình sẽ tả.
Thân bài: 
- Tả được đặc điểm bao quát của ngôi nhà
- Tả đặc điểm bên trong của ngôi nhà ( Theo trình tự nhất định)
- Kết hợp thể hiện tình cảm- sự gắn bó- .... ,của bản thân em,của mọi thành viên trong gia đình trong ngôi nhà.
Kết bài: Nêu được tình cảm, cảm xúc về ngôi nhà của mình.
* Lưu ý: 
+ Học sinh diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, câu văn đúng ngữ pháp; thể hiện được sự quan sát tinh tế, hồn nhiên; có sử dụng các biện pháp nghệ thuật ( so sánh, nhân hoá); không sai chính tả thì cho điểm tối đa.
+ Bài viết sai từ 3 đến 5 lỗi chính tả: Toàn bài trừ 0,5 điểm.
+ Bài viết sai từ 5 lỗi chính tả trở lên: Toàn bài trừ 1,0 điểm.
+ Tuỳ theo mức độ bài làm của học sinh, giám khảo cho điểm theo các mức : 7 – 6,5 – 6 – – 1 – 0,5.
+ Bài văn lạc đề: không cho điểm. 
	1 điểm
1 điểm
3 điểm
1 điểm
1 điểm

File đính kèm:

  • docde_olympic_hoc_sinh_tieu_hoc_lop_5_truong_tieu_hoc_thai_thin.doc