Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I

10/ Đoạn văn sau được viết theo kiểu nghị luận nào?

 Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

 A. Chứng minh. B. Giải thích. C. Bình luận. D. Phân tích.

 12/ Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ở thời kì nào?

 A. Trong cuộc kháng chiến hiện tại. B. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các ch. trường.

 C. Trong quá khứ. D. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc.

 13/ Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất là gì?

 A. Nói lên sự khó nhọc trong công việc lao động sản xuất của nhà nông.

 B. Đúc kết những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lđsx.

 C. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên với người. D. Mô tả các hiện tượng thiên nhiên.

 14/ Hãy chỉ ra kiểu liệt kê trong câu: Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y khinh y.

 A. Liệt kê hai chiều. B. Liệt kê tăng tiến. C. Liệt kê theo từng cặp. D. Liệt kê không tăng tiến.

 15/ Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

 A. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

 B. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.

 C. Là một phép lập luận sử dụng dẫn chứng sáng tỏ một vấn đề nào đó.

 D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

 

doc8 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 641 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề luyện tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích truyện trong chèo được khai thác từ đâu?
	A. Ca dao, dân ca.	B. Thần thoại.	C. Truyện cổ tích và truyện Nôm.	D. Truyền thuyết.
 6/ Dấu chấm lửng trong câu văn sau có tác dụng gì? Cuốn tiểu thuyết được viết trên cuốn bưu thiếp!
	A. Tỏ y khẳng định	B. Tỏ y ngạc nhiên	C. Tỏ y hài hước	D. Tỏ y ca ngợi
 7/ Cụm từ Những trò lố được Nguyễn Ái Quốc sử dụng trong nhan đề Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu với dụng y gì?	
	A. Để gây sự chú y ở người đọc.	B. Để nói lên quan điểm của Va – ren về những việc làm của mình.
	C. Để trực tiếp v.trần b.chất xấu xa của Va – ren. D. Để nói lên q.điểm của ng.đọc về những v.làm của Va – ren.
 8/ Lớp em có nhu cầu muốn nhà trường sửa lại hệ thống điện của lớp. Em sẽ thay mặt các bạn trong lớp viết loại văn bản hành chính nào sau đây?
	A. Thông báo	B. Báo cáo.	C. Đề nghị	D. Đơn
 9/ Câu văn Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.thuộc kiểu câu nào?
	A. Câu chủ động	B. Câu đặc biệt	C. Câu rút gọn	D. Câu bị động
 10/ Đoạn văn sau được viết theo kiểu nghị luận nào?
	Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	A. Chứng minh.	B. Giải thích.	C. Bình luận.	D. Phân tích. 
 12/ Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là ở thời kì nào?
	A. Trong cuộc kháng chiến hiện tại.	B. Trong cuộc chiến đấu dũng cảm của bộ đội ta trên khắp các ch. trường.
	C. Trong quá khứ.	D. Trong cuộc chiến đấu của nhân dân miền Bắc.
 13/ Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất là gì?
	A. Nói lên sự khó nhọc trong công việc lao động sản xuất của nhà nông. 
	B. Đúc kết những kinh nghiệm quí báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lđsx.
	C. Bàn về mối quan hệ giữa thiên nhiên với người.	D. Mô tả các hiện tượng thiên nhiên.
 14/ Hãy chỉ ra kiểu liệt kê trong câu: Người ta khinh y, vợ y khinh y, chính y khinh y.
	A. Liệt kê hai chiều.	 B. Liệt kê tăng tiến.	 C. Liệt kê theo từng cặp.	 D. Liệt kê không tăng tiến.
 15/ Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
	A. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
	B. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
	C. Là một phép lập luận sử dụng dẫn chứng sáng tỏ một vấn đề nào đó.
	D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
 16/ Luận điểm của đoạn văn sau nói về điều gì? ...Là một phương tiện trao đổi tình cảm, y nghĩ với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ, những cách nói của các dân tộc anh em và của các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ...Chúng ta có thể khẳng định rằng: Cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây là một chứng cớ khá rõ ràng về sức sống của nó.
	A. TV là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước mắt ở mặt ngữ âm. 	 B. Từ vựng TV giàu chất thơ, nhạc, họa.
	C. TV có khả năng dồi dào về phần cấu tạo, ngữ pháp cũng như hình thức diễn đạt. D. TV là một thứ tiếng hay. 
 17/ Tại sao dẫn chứng Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan / Đường bạch dương sương trắng nắng tràn lại chứng tỏ TV đẹp?
	A. Ngữ pháp chính xác.	B. Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm với người nghe.
	C. Dẫn chứng sinh động	D. Giàu chất nhạc.
 18/ Trong các câu có từ bị sau, câu nào không phải là câu bị động?
	A. Chiếc thuyền đã bị sóng nhấn chìm.	B. Mình bị ngã từ cầu thang.
	C. Cả rừng cây bị bọn lâm tặc tàn phá gần hết.	D. Chiếc lô cốt đã bị đánh sập.
 19/ Hình thức ngôn ngữ trong đoạn văn sau là gì: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tả như trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay!Khúc sông này hỏng mất!
	A. Ngôn ngữ nhân vật	 B. Ngôn ngữ biểu cảm C. Ngôn ngữ đối thoại D. Ngôn ngữ người dẫn truyện.
 * Đọc kĩ đoạn văn từ Con người của Bác .... trong thế giới này rồi trả lời các câu hỏi tiếp:
 20/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
	A. T.thần yêu nước của nh.dân ta. B. Sống chết mặc bay C. Đức tính g.dị của Bác Hồ D. Ý nghĩa văn chương.
 22/ Ai là tác giả của văn bản trên?
	A. Hồ Chí Minh	B. Phạm Văn Đồng	C. Đặng Thai Mai	D. Hoài Thanh
 23/ Đoạn trích trên thuộc phương thức biểu đạt chính nào?
	A. Tự sự	B. Miêu tả	C. Biểu cảm	D. Nghị luận
 24/ Vì sao em biết đoạn văn thuộc ptbđ mà em đã khoanh ở câu trên?
	A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc.	B. Vì đoạn văn tái hiện lại đ.điểm, trạng thái của đối tượng.
	C. Vì đoạn văn nêu y kiến đánh giá, bàn luận	D. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm.
 25/ Về y nghĩa, trạng ngữ trong câu Ở việc làm nhỏ đó...người phục vụ. thuộc loại trạng ngữ nào?
	A. Thời gian.	B. Nơi chốn	C. Nguyên nhân	D. Mục đích.
 26/ Câu văn Nhưng chớ có hiểu lầm...ẩn dật. thuộc kiểu câu nào?
	A. Câu chủ động	B. Câu đặc biệt	C. Câu rút gọn	D. Câu bị động
 27/ Câu văn: Bác sống đời sống giản dị....nhân dân thuộc kiểu câu nào?
	A. Câu chủ động	B. Câu đặc biệt	C. Câu rút gọn	D. Câu bị động
 28/ Vì sao những chứng cứ được đưa ra trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ lại giàu sức thuyết phục?
	A. Luận cứ toàn diện	B. Những điều tác giả nói được đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài gắn bó với t/g
	C. Dẫn chứng phú, cụ thể, chính xác.	D. Cả A,B,C đều đúng.
 29/ Nội dung của hai câu tục ngữ Không thầy đố mầy nên và Học thầy không tày học bạn. Có mqh ntn với nhau?
	A. Hoàn toàn trái ngược nhau	 B. Bổ sung y nghĩa cho nhau C. Hoàn toàn giống nhau. D. Gần giống nhau.
 30/ Trong câu văn: Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân cũng như của thời đại là giản dị dấu phảy sau chữ chân lí có thể thay bằng dấu nào?
	A. Dấu hai chấm	B. Dấu gạch ngang	C. Dấu chấm lửng	D. Dấu chấm phẩy
II/ Tự luận:
	1/ Đặt một câu chủ động rồi biến đổi thành câu bị động.
	2/ Đặt một câu có cụm C-V làm thành phần: chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
	3/ Câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. thuộc loại câu gì?
	4/ Hãy giải thích y nghĩa của bài ca dao sau: 
 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
 Người trong một nước phải thương nhau cùng.
	5/ Chép thuộc lòng 4 câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động, sản xuất. Nêu nội dung và nghệ thuật của mỗi câu.
	6/ Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Có mấy cách chuyển từ câu chủ động sang câu bị động?
	7/ Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Không thầy đố mầy làm nên.
	8/ Giải thích làm rõ nội dung của câu nói: Học! Học nữa! Học mãi.
	...Là một phương tiện trao đổi tình cảm, y nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng tích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ ràng về sức sống của nó.	( Ngữ Văn 7, tập 2) 
 1/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
	A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.	D. Ý nghĩa của văn chương.
 2/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Hồ Chí Minh.	B. Phạm Văn Đồng.	C. Hoài Thanh.	D. Đặng Thai Mai.
 3/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A. Miêu tả.	B. Nghị luận.	C. Biểu cảm.	D. Tự sự.
 4/ Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
	A. Là một phương tiện trao đổi tình cảm, y nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. 	B. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn.
	 C. Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng tích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ ràng về sức sống của nó.
D. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. 
 5/ Luận điểm của đoạn văn trên nói về điều gì?
	A. Tiếng Việt là một thứ tiếng hay.	 B. Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm.
	C. Tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo ngữ pháp cũng như về hình thức diễn đạt.
	D. Từ vựng tiếng Việt dồi dào về giá trị thơ, nhạc, họa.
 6/ Câu văn Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu đặc biệt.	B. Câu chủ động.	C. Câu bị động.	D. Câu rút gọn.
 7/ Bộ phận Về phương diện này trong câu Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. làm phần gì trong câu?
	A. Chủ ngữ.	B. Vị ngữ.	C. Bổ ngữ.	D. Trạng ngữ.
 8/ Câu Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. Nhân hóa.	B. Liệt kê.	C. So sánh.	D. Chơi chữ.
 9/ Dấu chấm lửng trong câu văn trên có tác dụng gì?
	A. Đánh dấu một số bộ phận đặc biệt trong câu.	B. Tỏ y rằng còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết.
	C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong câu.	D. T/hiện chỗ lời nói bị bỏ dở, ngập ngừng hay ngắt quãng.
 10/ Cụm danh từ những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt trong câu Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.làm thành phần gì trong câu?
	A. Bổ ngữ.	B. Vị ngữ.	C. Định ngữ.	D. Chủ ngữ.
	Đọc kĩ đoạn văn tiếp rồi trả lời các câu hỏi tiếp:
	...Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
 11/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
	A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.	D. Ý nghĩa của văn chương.
 12/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Hồ Chí Minh.	B. Phạm Văn Đồng.	C. Hoài Thanh.	D. Đặng Thai Mai.
 13/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A. Miêu tả.	B. Nghị luận.	C. Biểu cảm.	D. Tự sự.
 14/ Đoạn văn trên chủ yếu viết theo kiểu nghị luận nào?
	A. Chứng minh.	B. Giải thích.	C. Bình luận.	D. Phân tích.
 15/ Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn?
	A. T/thần yêu nước cũng như các thứ của quí. B. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 
	C. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. 
	D. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày.
 16/ Luận điểm của đoạn văn trên nói về điều gì?
	A. Tinh tần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân ta từ xưa đến nay.
	B. Nhiệm vụ của Đảng là phải làm cho t/thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong k/chiến.
	C. Tinh tần yêu nước là một truyền thống quí báu của nhân dân miền Bắc nước ta.
	D. Nhiệm vụ của mỗi người HS là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân được phát huy mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống.
 17/ Trong câu Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. tác giả sử dụng phép tu từ nào?
	A. Nhân hóa.	B. Tăng cấp.	C. Tương phản.	D. Tăng cấp.
 18/ Trong đoạn văn trên có mấy câu rút gọn?
	A. Một.	B. Hai.	C. Ba.	D. Bốn.
 19/ Câu Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. thuộc kiểu câu gì?
	A. Câu đặc biệt.	B. Câu chủ động.	C. Câu bị động.	D. Câu rút gọn.
 20/ Nhận xét nào đúng với hai câu văn: Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.?
	A. Là hai câu chủ động. B. Là hai câu bị động. C. Là hai câu ghép chính phụ. D. Là hai câu đặc biệt.
	Đọc kĩ đoạn văn tiếp rồi trả lời các câu hỏi tiếp:
	Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”...Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc xâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì lúc đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.	( Ngữ Văn 7, tập hai )
 21/ Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
	A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.	B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
	C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt.	D. Ý nghĩa của văn chương.
 22/ Tác giả của đoạn văn trên là ai?
	A. Hồ Chí Minh.	B. Phạm Văn Đồng.	C. Hoài Thanh.	D. Đặng Thai Mai.
 23/ Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
	A. Miêu tả.	B. Nghị luận.	C. Biểu cảm.	D. Tự sự.
 24/ Trong câu Suy cho cùnglà giản dị dấu phẩy sau chữ chân lí có thể thay bằng dấu gì?
	A. Dấu ba chấm	B. Dấu chấm phẩy	C. Dấu gạch ngang	D. Dấu hai chấm
 25/ Dấu ba chấm trong đoạn văn trên dùng để làm gì?
	A. Tỏ y còn nhiều trường hợp tương tự chưa liệt kê hết.	B. Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng.
	C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.	D. Thể hiện lời nói còn bỏ dở.
 26/ Dòng nào thể hiện rõ nhất nội dung của đoạn văn trên?
	A. Sự giản dị trong đời sống của Bác Hồ.	B. Sự giản dị trong tác phong của Bác Hồ.
	C. Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác Hồ.	D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người của Bác.
 27/ Câu Không có gì quí hơn độc lập, tự do đặt trong đoạn văn có vai trò là gì?
	A. Luận điểm.	B. Luận cứ.	C. Luận chứng.	D. Cả ba đáp án trên.
 28/ Trong câu Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân có thể đứng ở vị trí nào trong câu?
	A. Chỉ đứng ở cuối câu.	B. Có thể đứng ở cuối hoặc đầu câu.
C. Có thể đứng ở đầu câu. 	D. Có thể đứng ở đầu câu.
 29/ Trong các từ sau, từ nào là từ láy?
	A. Giản dị.	B. Thâm nhập.	C. Sâu sắc.	D. Chờ đợi
 30/ Trong câu Giản dị trong đời sốngtrong lời nói và bài viết tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?
	A. So sánh.	B. Liệt kê.	C. Ẩn dụ.	D. Hoán dụ.
 31/ Từ nào dưới đây không phải là từ Hán Việt?
	A. Vô địch.	B. Nhân dân.	C. Bộ óc.	D. Chân lí.
 32/ Câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân” đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ẩn dụ 	B. So sánh .	C. Nhân hóa 	D. Hoán dụ 
 33/ Câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ đã sử dụng biện pháp nghệ tu từ gì?
A. Ẩn dụ . 	B. So sánh .	C. Nhân hóa 	D. Hoán dụ .
 34/ Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược với câu tục ngữ “ Uống nước nhớ nguồn” 
A. Uống nước nhớ kẻ đào giếng . 	B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
C. Ăn cháo đá bát . 	D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
 35/ Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa giống với câu tục ngữ :“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
A. Ăn cây nào rào cây nấy. B. Ăn cháo đá bát . C. Ăn vóc học hay. D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm xay giần sàng.
 36/ Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa giống với câu tục ngữ :“Một mặt người bằng mười mặt của”
A. Nhiều áo thì ấm,nhiều người thì vui.	B. Người khôn dồn ra mặt 
C. Người sống ,đống vàng.	D. Dao năng liếc thì sắc,người năng chào thì quen. 
 37/ Ý nghĩa câu tục ngữ “Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống “ nói lên điều gì ?
A. Tầm q.trọng của bốn y.tố :Nước, phân ,cần, giống. B. Khi gieo trồng cần phải đúng thời vụ và cày xới kỉ.
C. Kinh nghiêm dự đoán thời tiết ; Mưa ,nắng, bão ,lụt . 
D. Kinh nghiêm trong sản xuất là làm ruộng kết hợp đào ao, nuôi cá ,làm vườn .
 38/ Trong những tác giả của các văn bản em đã học ,hãy xác định tác giả nào quê ở Long An?
 A. Võ Thanh Phong	B. Hoaøi Thanh	C. Phaïm Vaên Ñoàng	D. Ñaëng Thai Mai
 39/ Bài văn“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ được viết trong thời kì nào ?
A. Thời kì chống Mĩ .	B. Thời kì kháng chiến chống Pháp .
C. Thòi kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.	D. Những năm đầu thế kỉ XX .
 40/ Vấn đề nghị luận của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nằm ở vị trí nào ?
A. Câu mở đầu tác phẩm B. Câu mở đầu đoạn hai . C. Câu mở đầu đoạn ba . D. Câu mở đầu đoạn bốn .
 41/Trong các câu sau đây ,câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn “Sự giàu đẹp của tiếng Việt “.
A. Tiếng Việt thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp .
B. Tiếng Việt gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú .
C. Tiếng Việt có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt .
D. Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp ,thứ tiếng hay .
 42/ Câu tục ngữ nào đề cao giá trị về hình thức bên ngoài của con người ?
A. Người đẹp vì lụa ,lúa tốt vì phân .	B. Một mặt người bằng mười mặt của .
C. Thương người như thể thương thân .	D. Chết trong hơn sống đục .
 43/ Câu tục ngữ nào đề cao giá trị về hình thức bên ngoài của con người ?
A. Một mặt người bằng mười mặt của .	B. Cái răng cái tóc là góc con người.
C. Thương người như thể thương thân .	D. Chết trong hơn sống đục .
 44/ Câu tục ngữ nào đề cao lòng nhân ái của con người ?
A. Một mặt người bằng mười mặt của .	B. Cái răng cái tóc là góc con người.
C. Thương người như thể thương thân .	D. Chết trong hơn sống đục .	
 45/ Câu tục ngữ nào diễn đạt nghĩa bằng hình ảnh so sánh ?
A. Đói cho sạch ,rách cho thơm . 	B. Thương người như thể thương thân .
C. Không thầy đố mầy làm nên . 	D. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi .
 46/ Đọc hai câu tục ngữ sau đây : Học thầy không tày học bạn . Không thầy đố mầy làm nên .
Em hãy cho biết ý nghĩa hai câu tục ngữ trên như thế nào với nhau ?
A. Đối lập nhau. B. Giống nhau .	C. Bổ sung nhau D. Mâu thuẩn nhau.
 47/ Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa giống với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
A. Ăn cây nào rào cây ấy 	B. Uống nước nhớ nguồn
C. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi. 	D. Ăn cháo đá bát.
 48/ Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa trái ngược với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
A. Ăn cây nào rào cây ấy 	B. Uống nước nhớ nguồn
C. Muốn lành nghề chớ nề học hỏi. 	D. Ăn cháo đá bát.
 

File đính kèm:

  • docTU LUYEN VAN 7 HKII_12781472.doc