Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Hào

A – ĐỀ BÀI

A – ĐỀ BÀI

I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đúng trong các câu sau:

Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật

Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:

A. Luôn truyền theo đường gấp khúc

B. Luôn truyền theo đường thẳng

C. Luôn truyền theo đường cong

D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng:

A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật

B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật

C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật

D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

 

docx4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Vật lý lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Vĩnh Hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
Trường THCS Vĩnh Hào
------------------
ĐỀ KIỂM TRA HKI
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: VẬT LÝ 7 (lần 2)
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------------------------
A – ĐỀ BÀI
A – ĐỀ BÀI 
I. Trắc nghiệm khách quan (2 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước ý đúng trong các câu sau:
Câu 1: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta
D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy B. Cái gương C. Mặt trời D. Bóng đèn đang bật
Câu 3: Trong một môi trường trong suốt và đồng tính thì ánh sáng:
A. Luôn truyền theo đường gấp khúc
B. Luôn truyền theo đường thẳng
C. Luôn truyền theo đường cong
D. Có thể truyền theo đường cong hoặc đường gấp khúc
Câu 4: Chọn câu trả lời đúng:
A. Ảnh của vật qua gương phẳng lớn hơn vật
B. Ảnh của vật qua gương phẳng nhỏ hơn vật
C. Ảnh của vật qua gương phẳng bằng vật
D. Ảnh của vật qua gương phẳng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 5: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật 
C. ảnh thật lớn hơn vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 6: Tại sao ở các góc đường có khúc cua hẹp người ta lại lắp các loại gương cầu lồi mà không dùng các gương phẳng?
A. Vì các gương cầu lồi cho ảnh rõ nét hơn
B. Vì các gương cầu lồi cho ảnh lớn hơn vật
C. Vì các gương cầu lồi giá thành rẻ hơn gương phẳng
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn gương phẳng có cùng kích thước
Câu 7: Nguồn âm của cây đàn ghi – ta là:
A. Dây đàn B. Hộp đàn
C. Ngón tay gảy đàn D. Lớp không khí bị nén bên trong hộp đàn
Câu 8: Tia tới hợp với đường pháp tuyến một góc 400 thì góc tới bằng bao nhiêu độ
A. 800. B. 500. C. 400. D. 200.
II.Tự luận
Bài 9: a, Vẽ ảnh của vật AB qua gương phẳng. 
b, Tại sao ở loài voi, khi con đầu đàn tìm thấy thức ăn hoặc phát hiện ra nguy hiểm chúng thường báo cho nhau bằng cách dậm chân xuống đất. 
Bài 10 : a, Một bạn đứng vỗ tay trước miệng một cái giếng sâu cạn nước. Sau 0,7 s kể từ lúc vỗ tay thì bạn ấy nghe thấy tiếng vang. Hỏi giếng sâu bao nhiêu mét? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
b, Một người bạn của con đang muốn ghi âm một bài hát. Nhưng căn phòng khá rộng, và có tiếng vang khiến lời hát nghe không được rõ. Con sẽ khuyên bạn làm như thế nào để có thể làm giảm được tiếng vang trong căn phòng? 
Câu 11: Một bạn đang học bài. Nhà hàng xóm hát karaoke rất ồn khiến bạn đó không thể tập trung học bài được. Bạn sẽ làm gì để làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp này?
B – Đáp án – Biểu điểm
I.Trắc nghiệm khách quan (2,0 đ): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án 
C
B
B
C
D
D
A
C
II.Tự luận 
Câu 9: 
Vì vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất khí. Nên khi dậm chân xuống đất, cả đàn sẽ nhận được tín hiệu nhanh hơn.
Câu 10: 
Tóm tắt: t = 0,7s
v = 340m/s
s = ?
Độ sâu của giếng là:
s = = = 119 (m)
Câu 11: Cách làm giảm ô nhiễm tiếng ồn:
Đóng kín các cửa, cửa nên làm bằng vật liệu cách âm để giảm sự truyền âm vào trong nhà
Treo rèm ở cửa
Trong và ngoài nhà nên đặt các vật liệu hấp thụ âm tốt.
PHÒNG GD & ĐT VỤ BẢN
Trường THCS Vĩnh Hào
------------------
ĐỀ KIỂM TRA 8 TUẦN HKII
NĂM HỌC: 2019 – 2020
MÔN: VẬT LÝ 7 (lần 2)
Thời gian làm bài: 45 phút
----------------------------------
A – ĐỀ BÀI
I – Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện như thế nào?
A. Cùng loại B. Khác loại 
 C. Không nhiễm điện D. Vừa cùng loại vừa khác loại. 
Câu 2: Hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại thì:
A. Đẩy nhau B. Hút nhau 
C. Không đẩy, không hút D. Vừa đẩy, vừa hút 
Câu 3: Vật bị nhiễm điện là vật 
A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác.
B. có khả năng hút các vật nhẹ khác.
C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác.
D. không có khả năng hút hoặc đẩy các vật nhẹ khác.
Câu 4: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A.Ruột ấm điện. B. Công tắc. 
C. Dây dẫn điện của mạch điện trong gia đình. D. Đèn báo ti vi.
Câu 5: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A.Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm electron.
C. Vật đó mất bớt electron. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
Câu 6:  Chọn câu trả lời đúng
Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện:
A. Pin B. Ắc – qui C. Đi – na – mô xe đạp D. Quạt điện
Câu 7: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần vào một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
A.Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt.
B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm.
D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
Câu 8: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút vật b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào sau đây đúng?
A.Vật a và c có điện tích trái dâu. B. Vật b và d có điện tích cùng dấu.
C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật a và d có điện tích trái dấu.
II – Tự luận
Câu 9: Có mấy loại điện tích? Các vật nhiễm điện đặt gần nhau tương tác với nhau như thế nào? Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? 
Câu 10: Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính hay cửa sổ hay màn hình vi tính, ta vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?
Câu 11: Khi	 
 a. hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau.
b. thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi bị cọ xát bằng vải khô đặt gần nhau.
 Hiện tượng trên xảy ra như thế nào, tại sao ?
B – ĐÁP ÁN
I – Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi câu đúng được 0.25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
B
B
D
B
D
B
C
II – Tự luận
Câu 9: 
- Có hai loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. 
- Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm (thừa) êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt (thiếu) êlectron.
Câu 10: Vì khi ta lau chùi đã cọ xát khăn lau vào gương soi, kính cửa sổ, hay màn hình ti vi, khi đó chúng bị nhiễm điện vì vậy chúng hút các bụi vải.
Câu 11: a. Hai mảnh ni lông, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. 
Vì sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện cùng loại nên đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
b. Thanh thủy tinh và thanh nhựa, sau khi cọ xát bằng vải khô và đặt gần nhau thì chúng hút nhau. 
Vì sau khi cọ xát bằng vải khô thì chúng nhiễm điện trái dấu nên đặt gần nhau thì chúng hút nhau.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ky_2_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_truo.docx