Bài tập ôn tập lần 3 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Tính

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1.Khi cho vật A nhiễm điện, sau đó cho nó tiếp xúc trực tiếp với vật B, ta thấy vật B nhiễm điện.Hỏi vật B nhiễm điện cùng loại với A hay khác loại, giải thích tại sao?

Câu 2.Mô tả cấu tạo và hoạt động của điện nghiệm.Điện nghiệm có cho ta biết chính xác vật nhiễm điện dương hay âm không? Tại sao?

Câu 3.Giải thích tại sao kim loại là chất dẫn điện, không kim loại là chất cách điện?Electron tự do là gì? Electron tự do thường tồn tại ở đâu? Vì sao?

Câu 4. Vận dụng các kiến thức đã học, giải thích thích sự hình thành dòng điện trong dây dẫn khi dây dẫn được nối vào hai cực của nguồn điện. Giải thích vì sao ta phải quy ước chiều của dòng điện?

Câu 5: Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ được làm bằng nhôm và được treo bằng một sợi chỉ mềm như trong hình 18.4. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.

 

docx2 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn tập lần 3 môn Vật lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trần Văn Tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG Ô TẬP LẦN 3
 Môn Vật Lý lớp 7A1, 7A2, 7A3
 Giáo viên giao bài: Trần văn Tính
 Thời gian hoàn thành: Ngày 01 tháng 03 năm 2020
A. LÝ THUYẾT 
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
- Các vật sau khi bị có xát có các tính chất sau được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích:
+ Sau khi bị cọ xát, vật có khả năng hút các vật khác.
+ Sau khi bị cọ xát, vật có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
- Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1.Khi cho vật A nhiễm điện, sau đó cho nó tiếp xúc trực tiếp với vật B, ta thấy vật B nhiễm điện.Hỏi vật B nhiễm điện cùng loại với A hay khác loại, giải thích tại sao?
Câu 2.Mô tả cấu tạo và hoạt động của điện nghiệm.Điện nghiệm có cho ta biết chính xác vật nhiễm điện dương hay âm không? Tại sao?
Câu 3.Giải thích tại sao kim loại là chất dẫn điện, không kim loại là chất cách điện?Electron tự do là gì? Electron tự do thường tồn tại ở đâu? Vì sao?
Câu 4. Vận dụng các kiến thức đã học, giải thích thích sự hình thành dòng điện trong dây dẫn khi dây dẫn được nối vào hai cực của nguồn điện. Giải thích vì sao ta phải quy ước chiều của dòng điện?
Câu 5: Một quả cầu nhỏ, rỗng, nhẹ được làm bằng nhôm và được treo bằng một sợi chỉ mềm như trong hình 18.4. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra với quả cầu này khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu.
Câu 6: Trong các thí nghiệm ở hình 18.3, các quả cầu bấc được treo bằng sợi chỉ mềm. Hãy ghi dấu điện tích của các quả cầu trong mỗi trường hợp.

File đính kèm:

  • docxnoi_dung_on_tap_lan_3_mon_vat_ly_lop_7_nam_hoc_2019_2020_tra.docx