Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 7 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình

Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì?

A. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.

B. Là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.

C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

Câu 8: Sơ đồ mạch điện là gì?

A. Là hình chụp mạch điện thật.

B. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.

C. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.

D. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.

Câu 9: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?

A. Than chì. C. Nhựa.

B. Gỗ khô. D. Cao su.

Câu 10: Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện?

A. Máy tính cá nhân, quạt điện, rađiô, tivi.

B. Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.

C. Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.

Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện.

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II môn Vật lí 7 - Năm học 2015-2016 - THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ tên: 
Lớp: ..
Số báo danh: ..
Phòng: .
Điểm
Điểm chấm chéo
Lời phê
I.TRẮC NGHIỆM: (4 điểm - HS làm trong 15 phút )
Câu 1: Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
Vật đó mất bớt điện tích dương. 	C. Vật đó mất bớt êlectron.
Vật đó nhận thêm êlectron. 	D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
Câu 2: Hiện tượng hút lẫn nhau của thanh thủy tinh và mảnh polyetylen bị nhiễm điện chứng tỏ:
Chúng đều bị nhiễm điện.	C. Chúng nhiễm điện cùng loại.
Chúng không nhiễm điện.	D. Chúng nhiễm điện khác loại.
Câu 3: Có bốn vật a, b, c, d đều bị nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì câu phát biểu nào dưới đây là đúng?
Vật a và c có điện tích trái dấu. 	C. Vật a và c có điện tích cùng dấu.
Vật b và d có điện tích cùng dấu. 	D. Vật a và d có điện tích trái dấu
Câu 4: Dòng điện là gì?
Là dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
Là dòng các hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.
Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 5: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?
Bóng đèn điện đang sáng. 	C. Đinamô lắp ở xe đạp. 	
Pin.	D. Acquy.
Câu 6: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
A.Mảnh nhôm. 	C. Mảnh nhựa. 	
B.Mảnh nilông.	D. Mảnh giấy khô.	
Câu 7: Dòng điện trong kim loại là gì?
Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.
Là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.
Câu 8: Sơ đồ mạch điện là gì?
Là hình chụp mạch điện thật.
Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. 
Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
Câu 9: Trong số các chất dưới đây, chất nào không phải là chất cách điện?
Than chì. 	C. Nhựa.
Gỗ khô. 	D. Cao su.
Câu 10: Trong các liệt kê dưới đây, liệt kê nào gồm toàn các dụng cụ điện mà hoạt động của chúng dựa chủ yếu vào tác dụng từ của dòng điện?
Máy tính cá nhân, quạt điện, rađiô, tivi.
Điện thoại di động, máy tính bỏ túi, máy chụp ảnh tự động, chuông điện.
Máy bơm nước, quạt điện, cần cẩu điện, chuông điện.
Bút thử điện, bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện.
Câu 11: Đơn vị đo cường độ dòng điện là gì?
Niutơn (N). 	C. Đêxiben (dB).
Héc (Hz).	D. Ampe (A). 	
Câu 12: Hiệu điện thế được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
Vôn kế.	C. Nhiệt kế. 
Ampe kế. 	D. Lực kế.
 Câu 13: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
Áp sát thước nhựa vào một cực của pin. 
Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
 D.Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm
 Câu 14: Trong các cụm vật dụng liệt kê dưới đây, cụm nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
A. Nồi cơm điện, quạt điện, rađiô, tivi.
B .Bàn là, đồng hồ điện, bút thử điện, máy bơm nước.
C. Ấm điện, máy chụp ảnh tự động, chuông điện, máy tính bỏ túi.
Bóng đèn dây tóc, bàn là, lò sưởi điện, bếp điện.
Câu 15: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
Tivi. 	B. Đèn LED.	C. Nồi cơm điện. 	D. Chuông điện.
Câu 16: Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy. Vì sao?
Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. 	C. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.
Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. 	D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.
II. TỰ LUẬN: (6 điểm – Học sinh làm bài trong 30 phút):
Câu 1: Chất cách điện là gì? Kể tên bốn loại chất cách điện.(1,5đ)
Câu 2: (1,5đ) Đơn vị đo hiệu điện thế là gì? Để đo hiệu điện thế thì dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào để đo hiệu điện thế trong mạch. 
Đổi các đơn vị sau đây:
a. 5.2A = ....... mA.
b. 350mA = ....... A.
c. 650A = ............mA
Câu 3: (1,5đ) a. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 bộ pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc khi công tắc đóng.
	 b. Hãy xác định chiều dòng điện chạy trong mạch điện vừa vẽ.
Câu 4: Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao .Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích? (1,5đ)
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Tên chủ đề
	Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Hiện tượng nhiễm điện. Dòng điện. Nguồn điện. Vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện. Dòng điện trong kim loại
Nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể của nó.
Nêu được dòng điện là gì? (X3)
- Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng(X6)
-Nêu được sơ lược về cấu tạo nguyên tử. (K3)
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. (K3)
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng. (K3)
Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát. (K4)
Số câu hỏi
2
2
1
2
2
1
10
Số điểm
%
0,5
5%
0,5
5%
1,5
15%
0,5
5%
0,5
5%
1,5
15%
5
50%
2. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện. Các tác dụng của dòng điện
-Nắm được quy ước về chiều dòng điện.
- Kể tên các tác dụng nhiệt, quang, từ, hoá, sinh lí của dòng điện và nêu được biểu hiện của từng tác dụng này. (X3)
- Nêu được dòng điện có tác dụng nhiệt và biểu hiện của tác dụng này.
Nêu được tác dụng phát sáng của dòng điện. (X6)
-Nêu được biểu hiện của tác dụng từ của dòng điện. (X4)
-Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã mắc sẵn bằng các kí hiệu đã quy ước. (K3)
-Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện. (K3)
- Nêu được ứng dụng của tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế. (K3)
Số câu hỏi
2
2
2
1
7
Số điểm
%
0,5
5%
0,5
5%
0,5
5%
1,5
15%
3
30%
3. Cường độ dòng điện. Hiệu điện thế. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở. (X3)
Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn kế ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này. (X5)
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Nêu mối quan hệ giữa các cường độ dòng điện, các hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp. (X5)
Số câu hỏi
1
1
1
3
Số điểm
%
0,25
2,5%
0,25
2,5%
1,5
15%
2
20%
Tổng số câu
4
6
10
20
Tổng số điểm
%
1
10%
2,75
27,5%
6,25
62,5%
10
100%
PHÒNG GD&ĐT MỎ CÀY BẮC
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH
 KIỂM TRA HỌC KỲ II – Năm học: 2015 – 2016
MÔN: VẬT LÝ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN:
I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
ĐA
B
C
C
D
A
A
B
D
A
C
D
A
B
D
C
C
II. TỰ LUẬN :(6đ)
Câu 1- Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. (0,5đ)
 - Ba loại chất cách điện như: gỗ khô, thủy tinh, nhựa, sứ(1,0đ)
Câu 2- Đơn vị đo hiệu điện thế là vôn (V). (0,25đ)
- Để đo hiệu điện thế người ta dùng vôn kế. (0,25đ)
- Mắc vôn kế song song với dụng cụ cần đo hiệu điện thế. (0,25đ)
a. 5,2A = 5200 mA. (0,25đ)
b. 350mA = 0,35 A. (0,25đ)
c. 650A = 650000mA. (0,25đ)
Câu3: 
Vẽ sơ đồ mạch điện đúng đạt 1 điểm.
 b. Dựa theo quy ước về chiều dòng điện, xác định đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện vừa vẽ đạt 0,5 điểm
Câu 4: Trong các phân xưởng dệt vải thường có nhiều bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã được nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn . (1,5đ)

File đính kèm:

  • docVAT LY 7.doc