Đề kiểm tra Học kì II - Môn Ngữ văn Lớp 7

Câu 1

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng (1đ)

b. Phép liệt kê trong đoạn: vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.(0,5đ)

 Tác dụng của phép liệt kê: Nhấn mạnh, làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp ở Bác Hồ: Cả đời, Bác luôn sống quên mình vì sự nghiệp; tâm hồn vừa giản dị, thanh cao.( 0,5đ)

c. Những nét giản dị ở Bác: giản dị trong đời sống (bữa cơm, đồ dùng nơi ở, nơi làm việc) trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết.(1 đ)

Hs nêu cảm nghĩ

Câu 2: Học sinh ghi lại chính xác đoạn thơ bất kỳ viết về Bác ( 1đ)

 

doc2 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì II - Môn Ngữ văn Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra Học kì II.
 Môn Ngữ văn – Lớp 7 
Câu 1 (4 điểm)
 Đọc nội dung sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới.
 "Rất lạ lùng, rất kì diệu là trong 60 năm của một cuộc đời đầy sóng gió diễn ra ở rất nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta, Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.''
	(Ngữ văn 7, tập 2)
a. Phần trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? 
b. Ghi lại các từ ngữ biểu thị phép liệt kê và nêu tác dụng ? 
c. Được học văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", em hãy nêu bật những nét giản dị ở Bác mà em thấy được trong văn bản, nêu cảm nghĩ của em về những nét giản dị đó ở Người.
Câu 2(1 điểm)
	Hãy ghi lại một đoạn thơ viết về Bác Hồ mà em biết.
Câu 3 ( 5điểm ):
 Em hãy giải thích câu tục ngữ :
 " Uống nước nhớ nguồn".
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của tác giả Phạm Văn Đồng (1đ)
b. Phép liệt kê trong đoạn: vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.(0,5đ)
	Tác dụng của phép liệt kê: Nhấn mạnh, làm nổi bật những phẩm chất cao đẹp ở Bác Hồ: Cả đời, Bác luôn sống quên mình vì sự nghiệp; tâm hồn vừa giản dị, thanh cao...( 0,5đ)
c. Những nét giản dị ở Bác: giản dị trong đời sống (bữa cơm, đồ dùng nơi ở, nơi làm việc) trong quan hệ với mọi người, trong lời nói, bài viết..(1 đ)
Hs nêu cảm nghĩ 
Câu 2: Học sinh ghi lại chính xác đoạn thơ bất kỳ viết về Bác ( 1đ)
Câu 3
a. Mở bài: - Giới thiệu về ý nghĩa của tục ngữ.
- Câu tục ngữ là bài học về lòng biết ơn, thái độ trân trọng đối với người đã tạo ra thành quả cho xã hội mà bản thân mỗi chúng ta được hưởng thụ.
b. Thân bài:
* Giải thích câu tục ngữ:
- Nghĩa đen: Uống nước phải nhớ đến nguồn, nơi khởi đầu của dòng nước.
- Nghĩa bóng: Người hưởng thành quả lao động phải biết ơn người tạo ra thành quả đó.
- Thế hệ sau phải biết ơn thế hệ trước.
* Lý giải:
	Vì thành quả vật chất và tinh thần chúng ta được hưởng ngày nay là do công sức, mồ hôi, thậm chí bằng sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước tạo nên.
	Biết ơn những người đi trước là lẽ sống đúng đắn, cao đẹp, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.
* Thái độ của người uống nước đối với nguồn:
- Thái độ trân trọng biết ơn.
- Ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần bảo vệ những thành quả đã đạt được.
- Phấn đấu học tập, lao động tạo ra thành quả cho các thế hệ kế tiếp.
- Phê phán những biểu hiện trái với đạo lí dân tộc: thái độ bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận, quên quá khứ...
c. Kết bài:
- Khẳng định lại lòng biết ơn là truyền thống quý báu của dân tộc.
- Phải trau dồi thái độ biết ơn đối với những người làm ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

File đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_Hoc_ki_II.doc