Đề kiểm tra học kì II môn học: Sinh học khối 6

Câu 1: So sánh đặc điểm (thân, gân lá, rễ, phôi) của thực vật thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? (2.0 điểm)

Câu 2: Trong các nhóm thực vật: Rêu, Quyết, Hạt Trần, Hạt Kín, nhóm nào đa dạng và phong phú nhất? Vì sao? (1.0 điểm)

Câu 3: Làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam? (1.5 điểm)

Câu 4: Nấm phát triển được cần những điều kiện nào ? (1.5 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1819 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II môn học: Sinh học khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS ĐÀO HỮU CẢNH 	KIỂM TRA HKII 
GV: Nguyễn Thị Dạn	NĂM HỌC 2013 – 2014
	MÔN HỌC: SINH HỌC 
	KHỐI 6
	THỜI GIAN : 45 PHÚT 
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức :
 	 Thông qua bài kiểm tra giáo viên nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh từ đó có biện pháp điều chỉnh thích hợp để kết quả dạy và học được nâng cao.
2.Kĩ năng
 Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân biệt các dạng kiến thức về thực vật đã học, từ đó thấy được sự tiến hóa về cấu tạo cơ thể và sự thích nghi cao độ với môi trường sống của thực vật
3.Thái độ:
 Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi làm bài kiểm tra, yêu thiên nhiên, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật. 
II. Ma trận :
CẤP ĐỘ TƯ DUY
CHỦ ĐỀ
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chương VII. Quả và hạt 
( 6 tiết )
 Tỉ lệ: 20% 
 Điểm: 2,0đ
Biết được đặc điểm của quả thịt.
Các điều kiện để hạt nảy mầm. Phân biệt nhóm quả khô trong thực tế.
Phân biệt nhóm quả hạt phát tán nhờ động vật trong thực tế.
1 câu= 0.5đ
2 câu= 1.0đ
1 câu= 0.5đ
Chương VIII. Các nhóm thực vật (8tiết)
Tỉ lệ: 40% 
 Điểm: 4,0đ 
Biết sự đa dạng của thực vật hạt kín.
Hiểu đặc điểm rễ của lớp 1 lá mầm, hiểu được cấu tạo của cây rêu suy ra vị trí túi bào tử.
So sánh đặc điểm của thực vật thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm
1 câu= 1đ
2 câu= 1.0đ
1 câu= 2đ
Chương IX. Vai trò của thực vật(5 tiết)
Tỉ lệ: 15% Điểm : 1,5đ 
Hiểu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam.
1 câu= 1.5đ
Chương X. Vi khuẩn-nấm-địa y (7 tiết )
Tỉ lệ: 25% 
Điểm: 2,5đ
Nêu các điều kiện nảy mầm của nấm.
Hiểu cấu tạo của địa y là do nấm và tảo cộng sinh.
Phân biệt nấm có ích và nấm có hại.
1 câu= 1.5đ
1 câu= 0.5đ
1 câu= 0.5đ
Tổng số điểm
Tỉ lệ: 100% Điểm: 10đ
1câu = 0.5đ
1 câu
=2.5đ
5 câu =2.5đ
1 câu =1.5đ
1 câu =2đ
 2 câu =1đ
III. ĐỀ THI:
ĐỀ SỐ 1:
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4.0 điểm)
Em hãy chọn một câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau tương ứng với mỗi câu:
Câu 1. Quả thịt có đặc điểm:
A. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng. 	
B. Khi chín thì vỏ dày, cứng.
C. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả	
D. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả
Câu 2: Đặc điểm rễ của lớp 1 lá mầm:
A. Rễ cọc.	
B. Rễ chùm.
C. Rễ cọc và rễ chùm	
D. Rễ cái
Câu 3: Nhóm quả nào sau đây thuộc nhóm quả khô:
A. Quả chôm chôm, quả nhãn.	
B. Quả xoài, quả mít.
C. Quả đậu bắp, quả cải.	
D. Quả mận, quả ổi
Câu 4: Quả và hạt nào sau đây phát tán nhờ động vật:
A. Quả đâu, quả chi chi.	C. Quả cải, quả chò.
B. Quả ké đầu ngựa, hạt thông.	D. Quả trâm bầu, hạt hoa sữa
Câu 5: Túi bào tử của cây rêu nằm ở:
A. Cành.	C. Thân
B. Dưới lá.	D. Ngọn
Câu 6:Những điều kiện nảy mầm của hạt là:
A. Đủ nước, nhiệt độ thích hợp.	
B. Đủ nước, không khí.
C. Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm	
D. Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.
Câu 7: Loại nấm nào sau đây không phải là nấm có hại?
A. Mốc bông, cà phê, trà.
B. Nấm than ngô kí sinh trên cây ngô.
C. Nấm linh chi.
D. Nấm von sống bám trên thân cây lúa.
Câu 8 : Địa y được hình thành từ:
A. Hình thức cộng sinh giữa nấm và tảo.
B. Hình thức cộng sinh giữa tảo và cây xanh.
C. Hình thức cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn.
D. Hình thức cộng sinh giữa tảo và vi khuẩn.
PHẦN TỰ LUẬN (6.0 điểm)
Câu 1: So sánh đặc điểm (thân, gân lá, rễ, phôi) của thực vật thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm? (2.0 điểm)
Câu 2: Trong các nhóm thực vật: Rêu, Quyết, Hạt Trần, Hạt Kín, nhóm nào đa dạng và phong phú nhất? Vì sao? (1.0 điểm)
Câu 3: Làm thế nào để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam? (1.5 điểm)
Câu 4: Nấm phát triển được cần những điều kiện nào ? (1.5 điểm)	
--------------- Hết ----------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4.0 ĐIỂM)
Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
C
B
C
B
D
D
C
A
B. PHẦN TỰ LUẬN (6.0 ĐIỂM)
Câu
Nội dung
Điểm
1
Đặc điểm
Lớp 2 lá mầm
Lớp 1 l
 mầm
Thân 
Thân đa dạng: thân gỗ, leo, bò , cỏ 
Thân cỏ, thân cột
Gân lá
Hình mạng
Hình cung, song song
Rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Phôi
Có 2 lá mầm
Có 1 lá mầm
0.5
0.5
0.5
0.5
2
Hạt kín phong phú và đa dạng nhất
Vì môi trường sống rất đa dạng và đây là nhóm thực vật tiến hóa nhất
0.5
0.5
3
Ngăn chặn phá rừng
 Hạn chế khai thác rừng bừa bãi
Xây dựng các khu bảo tồn
Cấm buôn bán thực vật quý hiếm 
Cấm xuất khẩu các loại thực vật quý hiếm 
Tuyên truyên mọi người bảo vệ rừng
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
4
 Chất hữu cơ có sẵn
Nhiệt độ thích hợp
- Độ ẩm
0.5
0.5
0.5
ĐỀ SỐ 2:
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4.0 điểm)
Em hãy chọn một câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau tương ứng với mỗi câu:
Câu 1: Hạt bồ công anh có túm lông nhỏ trên đầu được phát tán nhờ vào?
A. Nhờ động vật	B. Nhờ gió
C. Nhờ nước	D. Tự phát tán
Câu 2: Khi gieo hạt gặp trời mưa to nếu dất bị úng ta phải làm gì?
A. Phải tháo hết nước ngay	B. Không cần phái tháo nước ra
C. Gieo thêm hạt vào chổ úng	D. Làm cho đất xớp thêm
Câu 3: Bào tử của cây dương xỉ phát triển thành:
A. Hạt	B. Chồi
C. Cây con	D. Nguyên tản
Câu 4 : Cơ quan sinh sản của cây thông là :
A. Nón	B. Hạt
C. Quả	D. Hoa
Câu 5 : Nhờ vào đâu mà tảo có thể tự tổng hợp được chất hữu cơ:
A. Nhân	B. Không bào
C. Chất diệp lục	D. Chất tế bào
Câu 6: Trong các ngành thực vật sau ngành nào là ngành phát triển nhất:
A. Ngành rêu	B. Ngành dương xỉ
C. Ngành hạt trần	D. Ngành hạt kín
Câu 7: Nhờ vào quá trình nào mà cây xanh có thể điều hòa được hàm lượng khí cacbonic và oxi trong không khí:
A. Quang hợp	B. Hô hấp
C. Quá trình trao đổi chất	D. Quá trình thoát hơi nước.
Câu 8: Quả và hạt nào sau đây phát tán nhờ động vật:
A. Quả đâu, quả chi chi.	C. Quả cải, quả chò.
B. Quả ké đầu ngựa, hạt thông.	D. Quả trâm bầu, hạt hoa sữa
B. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1: Nêu các cách phát tán của quả và hạt và đặc điểm thích nghi của các cách phát tán đó? (2 điểm)
Câu 3: Nêu tầm quan trọng của nấm? (2.5 điểm)	
Câu 4: Nêu hình dạng, cấu tạo, kích thước của vi khuẩn? (1.5 điểm)
--------------- Hết ----------------
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Mỗi ý đúng 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
B
A
D
A
C
D
A
B
B. TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1:
 - Phát tán nhờ gió: quả có cánh hoặc túm lông nhẹ: quả chò, trâm bầu , hạt hoa sữa. 0,5 điểm
- Phát tán nhờ động vật: quả có vị thơm ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều moc, gai, lông cứng: sim, ổi, dưa hấu, ké, trinh nữ. 0,5 điểm
- Quả tự phát tán: vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài: cây họ đậu, xà cừ, bằng lăng. 0,5 điểm
* Con người giúp quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triên khắp nơi. 0,5 điểm
Câu 2:
A. Nấm có ích
- Phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ : nấm hiển vi trong đất. 	(0,25 điểm)
- Sản xuất rượu, bia , chế biến 1 số thực phẩm , làm mem nở bột mì là nấm men.	(0,25 điểm)
- Làm thức ăn: men bia, nấm rơm ,nấm sò, mộc nhĩ.	(0,25 điểm)
- Làm thuốc: mốc xanh, nấm linh chi.	(0,25 điểm)
B. Nấm có hại
- Nấm kí sinh gây bệnh cho người và thực vật.	(0,25 điểm)
+ Nấm von trên lúa: lúa nhạt màu, bông nhỏ, lép 	(0,25 điểm)
+ Nấm mốc bông , chè, cà phê, cao su.	(0,25 điểm)
+ Ở người: hắc lào, nước ăn kẻ chân, nấm tóc. 	(0,25 điểm)
- Nấm mốc làm hỏng thức ăn đồ dùng. 	(0,25 điểm)
- Naám ñoäc gaây ngoä ñoäc: naám ñoäc ñoû, naám lim.	(0,25 điểm)
Câu 3: 
- Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, mỗi tế bào chỉ vài phần nghìn milimet.	(0,5 điểm)
- Gồm những cơ thể đơn bào riêng lẻ hay xếp thành từng đám từng chuỗi. 	(0,5 điểm)
- Tế bào có vách bao bọc, bên trong có chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.	 (0,5 điểm)

File đính kèm:

  • docde_thi_HKII_sinh_6_co_ma_tran_46_20150726_121005.doc
Giáo án liên quan