Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9
B. ĐỀ BÀI
Câu 1: (1 điểm)
Em hiểu gì về nét phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ” của Nguyễn Đình Chiểu
Câu 2: (2 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 10 -15 dòng) cảm nhận của em về hình ảnh “ bếp lửa” và “ ngọn lửa” trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt.
Câu 3: (2 điểm)
Thuật ngữ là gì ? Tìm 4 thuật ngữ trong môn ngữ văn?
Câu 4: (5 điểm)
Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
Họ và tên: Đinh Thị Hằng Bộ môn: Ngữ văn 9 Đề số 1: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm. KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI A. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Truyện Kiều - Nhớ giá trị tác phẩm. - Nhớ nội dung câu thơ. Hiểu được bút pháp nghệ thuật tả người của Nguyễn Du Phân tích tâm trạng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích (8 câu cuối) Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% 4 6.5 65% 2.Chuyện người con gái Nam Xương Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:2 Tỉ lệ: 20% 1 2 30% 3.Truyện Lục Vân Tiên - Nhớ được số câu thơ của tác phẩm - Nắm được tính cách nhân vật Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10% 2 1 10% 4. Hoàng Lê nhất thống chí Nhận diện thể loại Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% 1 0,5 5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 5 câu 2,5 điểm 25% 1 câu 0,5 điểm 5% 1 câu 2 điểm 20% 1 câu 5điểm 50% 8 câu 10 điểm 100% B. ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào ý đúng sau mỗi câu hỏi: Câu 1: Tác phẩm nào trong những tác phẩm sau đây đã đưa tiếng Việt đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật ? A. Truyền kì mạn lục. B. Truyện Kiều C. Chuyện người con gái Nam Xương. D. Truyện Lục Vân Tiên. Câu 2: Câu thơ: “Làn thu thủy, nét xuân sơn” miêu tả vẻ đẹp của ai ? A. Thúy Vân. B. Mã Giám Sinh. C. Thúy Kiều. D. Hoạn Thư. Câu 3: Bút pháp nghệ thuật nào đã được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. B. Bút pháp gợi tả. C. Bút pháp tả thực. D. Bút pháp ước lệ tượng trưng. Câu 4: Truyện Lục Vân Tiên( theo bản thường dùng hiện nay) gồm bao nhiêu câu thơ lục bát? A. 2082 B. 2083 C. 2084 D. 2085 Câu 5: Vẻ đẹp nào của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga ? A. Người anh hùng tài năng, có tấm lòng nhân nghĩa. B. Người anh hùng văn võ song toàn. C. Người làm việc nghĩa vì mục đích chờ trả ơn. D. Người lao động bình thường nhưng có tấm lòng nhân nghĩa. Câu 6: Tác phẩm: “Hoàng Lê nhất thống chí” được viết theo thể loại nào? A. Tiểu thuyết trinh thám. B.Truyện thơ Nôm. C. Tiểu thuyết chương hồi. D. Truyện ngắn. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2đ) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của chuyện “Người con gái Nam Xương” (của tác giả Nguyễn Dữ) ? Câu 2: (5đ) Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều qua 8 câu thơ cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). C. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) : Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ Câu 1: B; Câu 2: C; Câu 3: D; Câu 4: A; Câu 5: A; Câu 6: C. II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Giá trị nội dung: Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. (1 điểm) - Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình. (1 điểm). Câu 2: * Yêu cầu: HS viết đoạn văn trình bày cảm nhận về tâm trạng của Thúy Kiều đảm bảo các nội dung sau: - Điệp ngữ liên hoàn “buồn trông” gợi 4 bức tranh buồn: + Buồn trông cùng với hình ảnh con thuyền thấp thoáng xa gợi nỗi buồn lưu lạc, nỗi nhớ nhà, nhớ quê. + Nhìn cánh hoa trôi nàng liên tưởng đến bản thân mình trôi dạt, lênh đênh giữa dòng đời vô định (hình ảnh ẩn dụ). + Nhìn nội cỏ dầu dầu giữa chân mây mặt đất vô cùng rộng lớn xa xăm hay chính là tâm trạng bi thương trước tương lai mờ mịt của nàng-> Thiên nhiên nhuốm nỗi buồn nên ủ dột héo úa. + Tiếng sóng “ầm ầm” xô bờ dữ dội gợi lên trong lòng nàng tâm trạng lo sợ, hãi hùng trước những tai hoạ lúc nào cũng rình rập ập xuống đầu nàng. * Hướng dẫn chấm: - Điểm 3: Đoạn văn có nội dung đầy đủ, diễn đạt trôi chảy. - Điểm 2: Đoạn văn đảm bảo nội dung theo yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy. - Điểm 1: Đoạn văn nội dung sơ sài, diễn đạt lủng củng. - Điểm 0: không viết hoặc viết lạc đề. Đề số 2: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm. ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 9 A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Phương châm hội thoại C1 C4 1,5 Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp C2 C1 1,5 Tổng kết về từ vựng C3 C5 C6 C7 C8 C4 C3 C2 5đ 1 0,5 0,5 Số câu 4 4 2 1 1 12 Số điểm 2 2 2 3 1 10 B. ĐỀ KIỂM TRA I.Trắc nghiệm: ( 4 đ) Mỗi câu trả lời đúng (0,5đ) 1.Phương châm về lượng là: A. Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa. B.Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. C. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. D. Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác. 2. Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn 3. “Tuyệt”nghĩa là dứt, không còn gì: A. Tuyệt mật B. Tuyệt tác C. Tuyệt trần D. Tuyệt giao 4.Trong những tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là tục ngữ: A. Tấc đất, tấc vàng B.Cá chậu, chim lồng C. Ếch ngồi đáy giếng D. Trông gà hóa cuốc 5.Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau: A. Từ Hán Việt chiếm một tỉ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt B. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán C. Từ Hán Việt không phải là bộ phận của vốn từ tiếng Việt D. Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán 6. Hai câu thơ sau đây tác giả đã sử dụng phép tu từ gì?(0,5) Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa.( Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận) A. So sánh, ẩn dụ B. Nhân hóa, ẩn dụ. C. So sánh, nhân hóa. D. So sánh, hoán dụ. 7.Trong câu thơ sau Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “Chỉ cần trong xe có một trái tim” A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nói quá D.Nhân hóa 8. Từ nào dưới đây là từ tượng hình: A. Mảnh khảnh B. Thì thầm C. Thánh thót D. Ha hả II. Tự luận: ( 6đ) “ Gần miền có một mụ nào Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh Hỏi tên rằng : “ Mã Giám Sinh” Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần” Trong đoạn thơ trên, những câu nào sử dụng lời dẫn trực tiếp? Nhờ dấu hiệu nào mà em biết được đó là lời dẫn trực tiếp? ( 1đ). 2.Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu thơ sau: Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa! (3đ) 3.Cho biết cách nói nào sau đây có sử dụng phép nói quá? (1đ) Chưa ăn đã hết, , không một ai có mặt, sợ vãi mồ hôi, đứt từng khúc ruột 4. Viết một đọan văn ngắn từ 5-7câu có sử dụng phương châm hội thoại. Cho biết đó là phương châm hội thoại nào.(1đ) C. ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM I. TRẮC NGHIỆM: 4Đ Mỗi câu đúng 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 P.án đúng A B D A B C B A II. TỰ LUẬN : (6đ) Câu 1: “ Mã Giám Sinh” “ Huyện Lâm Thanh cũng gần”(0,5đ) Những lời dẫn nguyên văn để trong dấu ngoặc kép, có từ “rằng”trước lời dẫn (0,5đ) Câu 2: Điệp ngữ : Nhóm” (1đ) Khẳng định vai trò người bà trong đời sống của đứa cháu. (3đ) Câu 3: Nói quá: Chưa ăn đã hết (0,5đ) Đứt từng khúc ruột (0,5đ) Câu 4: Viết được đoạn văn có sử dụng phương châm hội thoại (1đ) Đề số 3: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm. KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI A. MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Thơ Nhớ đoạn trích nằm trong tác phẩm nào, thời gian sáng tác. Chỉ ra được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Nhớ âm hưởng của bt Hiểu đc sự độc đáo của bài thơ Hiểu đc ý nghĩa của từ trong câu thơ Nêu nội dung chính của khổ thơ Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 2 Số điểm 1,25 Số câu 2 Số điểm 0,5 Số câu 1 Số điểm 1,0 Số câu 5 Số đ 2,75 27,5 % Chủ đề 2 Truyện Nêu định được tình huống truyện của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”, Làng Hiểu đc thái độ của nv ông Hai trong vb Làng nêu được tác dụng của tình huống truyện của truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”, Làng Viết được đoạn văn trình bầy cảm nhận về nhân vật anh TN trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa”; nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu 1/2 Số điểm 1,0 Số câu 1 Số đ 0,25 Số câu 1/2 Số điểm 1,0 Số câu 1 Số điểm 5 Số câu 3 Sốđ 7,25 72,5 % Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu 2,5 Số điểm 2,25 25% Số câu 3,5 Số điểm 2,75 35% Số câu 1 Số điểm 5,0 30% TS câu 6,0 TS điểm 10 100% B. ĐỀ KIỂM TRA Phần 1: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Khoanh tròn vào đầu chữ cái có câu trả lời đúng. Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1.1 đến 1.3) Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. (Ngữ văn 9 tập 1) 1.1. Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? A. Đoàn thuyền đánh cá B. Đồng chí C. Bếp lửa D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính 1.2. Bài thơ có chứa đoạn thơ trên được sáng tác vào thời gian nào? A. 1955 B. 1957 C. 1958 D. 1959 1.3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ: Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa A. So sánh B. nhân hóa C. hoán dụ D. điệp ngữ Câu 2: Tác giả Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo - những chiếc xe không kính - nhằm mục đích gì? A.Làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm mà sôi nổi, trẻ trung. B. Nhấn mạnh tội ác của giặc Mĩ trong chiến tranh. C. Làm nổi bật sự vất vả, gian lao của những người lính lái xe. D. Làm nổi bật những khó khăn thiếu thốn về điều kiện vật chất và vũ khí của những người lính trong cuộc kháng chiến. Câu 3: Em có nhận xét gì về âm hưởng của bài thơ " Đoàn thuyền đánh cá"? A. Trong trẻo, hùng hồn. C. Nhẹ nhàng, trầm bổng B. Hào hùng, trong trẻo, trầm bổng D. Khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. Câu 4. Nội dung các từ "câu hát" trong bài thơ" Đoàn thuyền đánh cá" có ý nghĩa gì? A. Biểu hiện sức sống căng tràn của thiên nhiên . B. Biểu hiện niềm vui, sự phấn chấn của ngời lao động . C. Thể hiện sức mạnh vô địch của con ngời. D. Thể hiện sự bao la , hùng vĩ của biển cả. Câu 5: Câu : “ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn” thể hiện thái độ gì của ông Hai ? A . Đau xót . B . Tỏ ra vui mừng . C . Căm thù bọn xâm lược . D . Căm ghét vì làng theo Tây . Phần 2: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (1,0 đ) Từ đoạn trích câu 1 - phần I , em hãy nêu nội dung chính của khổ thơ? Câu 2 (2,0 đ) Qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, em hãy nêu tình huống truyện và cho biết tác dụng của tình huống đó. Câu 3 (5,0 đ) Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. C. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm) Câu Đáp án Biểu điểm 1 1.1 1.2 1.3 A C A,B 0,25 0,25 0,5 2 A 0,25 3 D 0,25 4 B 0,25 5 B 0,25 Phần II: Tự luận ( 8,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Nội dung chính của khổ đầu bài thơ: Cảnh mặt trời xuống biển lúc hoàng hôn thật rực rỡ và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn 1,0 Câu 2 - Nêu được tình huống truyện: + 2 cha con gặp nhau sau 8 năm, bé Thu nhận ra ông Sáu là cha khi Thu nhận ra thì cũng chính là lúc ông phải lên đường đi tập kết -> Tình cảm mãnh liệt của Thu với cha + Ở nơi căn cứ ông Sáu dồn hết tâm sức vào làm cho con chiếc lược ngà, nhưng chưa kịp chao cho con ông đã hi sinh phải nhờ nguời bạn chao lại cho bé Thu - Nêu được tác dụng của tình huống truyện: Làm bộc lộ sâu sắc, thắm thiết tình cha con của anh Sáu với bé Thu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. 1,0 1,0 Câu 3 * Đoạn văn trình bày được các ý: + Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: Cô đơn, khắc nghiệt quanh năm chỉ làm bạn với cây cỏ và sương mù giá lạnh. Anh phải đi ốp cả vào nửa đêm. + Anh thanh niên là người yêu công việc, gắn bó với công việc + Anh là người sống rất ngăn nắp gọn gàng. Anh yêu đời, yêu cuộc sống và biết tìm + Niềm vui trong cuộc sống bình dị: Trồng hoa, nuôi gà, đọc sách. + Anh mến khách, cởi mở, chân thành, chu đáo, biết quan tâm tới mọi người.) + Anh thanh niên còn là chàng trai khiêm tốn. -> Anh thanh niên với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc. (Cần có dẫn chứng) * Hình thức: viết đúng hình thức một đoạn văn 1,0 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0 Đề số 4: Nội dung đề và đáp án, biểu điểm. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I A. MA TRẬN. Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Tiếng Việt: Thuật ngữ Khái niệm thuật ngữ. Tìm 4 thuật ngữ trong môn ngữ văn. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Ý 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Ý 2 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Văn bản: Truyện và thơ hiện đại Đặc điểm phẩm chất nhân vật. Cảm nhận về hình ảnh trong đoạn trích thơ. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu:1 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% Số câu:2 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% Số câu: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30% Làm văn Tạo lập văn bản tự sự qua tác phẩm văn học. Tích hợp các kiến thức về văn Tự sự để làm bài văn Tự sự Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50% Số câu: 1 Số điểm: 5 Tỉ lệ : 50% Tổng Tổng số câu: 4 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ : 100% B. ĐỀ BÀI Câu 1: (1 điểm) Em hiểu gì về nét phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ” của Nguyễn Đình Chiểu Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn ngắn (Khoảng 10 -15 dòng) cảm nhận của em về hình ảnh “ bếp lửa” và “ ngọn lửa” trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt. Câu 3: (2 điểm) Thuật ngữ là gì ? Tìm 4 thuật ngữ trong môn ngữ văn? Câu 4: (5 điểm) Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. C. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung cần đạt Số điểm 1 Vân Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mang trong mình truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau truyền tụng, học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho chúng ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai hoạ và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày nay, mẫu người như thế không phải là không có. Đọc báo, nghe đài, đọc sách chúng ta vẫn gặp họ đâu đó ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương. 1 2 - Hình ảnh bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc đầy chi chút của bà. - Hình ảnh ngọn lửa với ý nghĩa trừu tượng và khái quát; cho nên hình ảnh người bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa. 1 1 3 Ý 1 - Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học công nghệ và được dùng trong văn bản khoa học công nghệ. 1 Ý 2 - Lấy được ví dụ: nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.. 1 4 * Yêu về kĩ năng: - Học sinh viết hoàn chỉnh bài văn tự sự, sử dụng đúng ngôi kể theo yêu cầu của đề, có kết hợp yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm ... - Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu về kiến thức: A/ Mở bài : - Đưa dẫn được lí do có cuộc gặp gỡ. - Ước muốn được kể cho mọi người nghe cuộc gặp gỡ, trò chuyện đầy cảm động và lí thú đó. B/ Thân bài: - Cảm nhận ban đầu khi gặp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa. - Kể lại nội dung cuộc trò chuyện: + Điều đặc biệt trong những chiếc xe của bác? Nguyên nhân? + Không có kính- mọi khó khăn của thiên nhiên đến với các bác: Gió, mưa, bụi...Điều gì giúp các bác vượt qua những khó khăn ấy? + Hiện thực khốc liệt của chiến trường : bom giật, bom rung, những chiếc xe từ trong bom rơi... khiến xe không còn kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước...Vậy động cơ nào giúp những chiếc xe của các bác vẫn băng băng ra chiến trường? + Vẫn biết cuộc kháng chiến chống Mĩ là vô cùng gian khổ, ác liệt và kéo dài không biết đến khi nào mới kết thúc, vì sao các bác vẫn có niềm tin, vẫn vững tin để chiến đấu? - Bộc lộ suy nghĩ của mình về sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người chiến sĩ cách mạng, về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước. C/ Kết bài: - Bộc lộ cảm xúc sâu đậm của mình về cuộc gặp gỡ đầy lí thú và cảm động đó. * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với bài viết có bố cục rõ ràng, lời kể tự nhiên, dẫn dắt câu chuyện hợp lí, biết kết hợp các hình thức đối thoại, độc thoại, miêu tả nội tâm, nghị luận và biểu cảm. 0,5 0,5 0,5 2,5 0,5 0,5
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_9.docx