Đề kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016
6/ Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào?
A. Ngăn cách thành phần chính trong câu.
B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu.
C. Kết thúc câu.
7/ Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
Thủy Tinh dâng nước cao .Sơn Tinh làm núi cao lên
8/ Gạch chân những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu.
Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sỹ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sỹ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh.
9/ Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ: nguyên nhân-kết quả:
Vì bạn Nga không thuộc bài .
Trường .... Lớp : 5. Họ tên: . Điểm: Thứ ..ngày ..tháng . năm 2016 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Năm học: 2015 – 2016 Phần đọc thầm Đề: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. Em hãy đọc bài “ Phong cảnh đền Hùng” ( SGK Tiếng Việt 5,tập II,trang 68,69). Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý đúng từ câu 1 đến câu câu 6 và trả lời các câu hỏi 7, 8, 9, 10. 1/ Tìm những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng ? A. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. B. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên phải đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. C. Cả hai câu trên đều đúng. 2/ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào ? “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba” A. Mọi người dù đi đâu, ở đâu cũng nhớ về quê cha đất tổ. B. Mùng mười tháng ba là ngày giỗ của các vua Hùng. C. Cả hai ý trên đều đúng. 3/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nội dung bài văn ? A. Ca ngợi niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. B. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ. C. Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 4/ Câu ghép “Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa” có các vế câu nối với nhau bằng cách nào? A. Bằng cách sử dụng quan hệ từ. B. Bằng cách sử dụng cặp từ hô ứng. C. Bằng cách nối trực tiếp, không cần từ nối. 5/ Dòng nào dưới đây chứa các từ láy có trong bài văn? A. Dập dờn, chót vót, vòi vọi, sừng sững, cuồn cuộn, xa xa. B. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa. C. Dập dờn, chót vót, xanh xanh, xa xa, thăm thẳm. 6/ Dấu phẩy trong câu “Trong đền, dòng chữ Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa” có ý nghĩa như thế nào? A. Ngăn cách thành phần chính trong câu. B. Ngăn cách trạng ngữ với các thành phần chính trong câu. C. Kết thúc câu. 7/ Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu ghép. Thủy Tinh dâng nước cao.Sơn Tinh làm núi cao lên 8/ Gạch chân những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu. Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sỹ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sỹ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. 9/ Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ: nguyên nhân-kết quả: Vì bạn Nga không thuộc bài. Trường .... Lớp : 5. Họ tên: . Điểm: Thứ ..ngày ..tháng . năm 2016 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 Năm học 2015 – 2016 Phần viết 1 . Chính tả nghe – viết: Thời gian 15 phút Bài viết: “Ai là thủy tổ loài người” ( SGK Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 70 ) Ai là thủy tổ loài người 2. Tập làm văn: Thời gian 25 phút Đề bài: Tả một đồ vật quen thuộc của em ( Cặp sách, bút, thước, bàn học,) Baøi laøm HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2015-2016 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc) I. Đọc thành tiếng: (5đ) * Hình thức kiểm tra: GV chọn các đoạn văn trong SGK /TV 5- tập 2, ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng HS bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do GV đã đánh dấu. * GV đánh giá, cho điểm dựa vào các yêu cầu sau: + Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm). (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai quá 5 tiếng: 0 điểm). + Ngắt hơi đúng các câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm. (Ngắt hơi sai từ 2 đến 3 chổ: 0,5 điểm; ngắt hơi sai quá 4 chỗ: 0 điểm). + Giọng đọc có biểu cảm: (1 điểm). (Chưa biểu cảm: 0,5 điểm). + Tốc độ đọc khoảng 120 chữ / 1 phút: 1 điểm. (Đọc trên 1 phút: 0,5 điểm; gần 2 phút: 0 điểm). + Trả lời đúng câu hỏi do giáo viên nêu: (1 điểm). (Chưa rõ ràng: 0,5 điểm; sai: 0 điểm). II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ bài văn rồi khoanh vào trước ý với mỗi câu đúng câu 1,2,3,4,6 và trả lời câu hỏi 7, 8, 9,10 . Mỗi câu được 0,5điểm. Riêng câu 4 được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C C C C A B Câu 7: Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu. Câu 8: Trong một sáng đào công sự, lưỡi xẻng của anh chiến sỹ xúc lên một mảnh đồ gốm có nét hoa văn màu nâu và xanh, hình đuôi rồng. Anh chiến sỹ quả quyết rằng những nét hoa văn này y như hoa văn trên hũ rượu thờ ở đình làng anh. (cụm từ anh chiến sỹ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu) Câu 9: VD:Vì bạn Nga không thuộc bài nên bài kiểm tra bị điểm kém. * Chú ý : Điểm bài đọc là tổng điểm của đọc thầm ( làm bài tập ) và điểm đọc thành tiếng. Điểm bài đọc là một số tự nhiên, nếu điểm là một số thập phân thì làm tròn theo quy định như sau: Ví dụ: + 5,25 điểm thì được làm tròn là 5. +5,5 điểm hoặc 5,75 điểm thì được làm tròn là 6 điểm . HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2015-2016 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần viết) 1. Chính tả: 5 điểm - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đọan văn 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần,dấu thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,25 điểm. * Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khỏang cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,..bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 5 điểm. Được 5 điểm nếu đạt các yêu cầu sau: + Đúng yêu cầu, đúng bố cục bài văn. + Sử dụng từ ngữ làm nổi bật một ñoà vaät mình yêu thích. + Trình tự miêu tả hợp lý. + Diễn đạt trôi chảy, lời văn tự nhiên, tình cảm chân thật. + Chữ viết đẹp, trình bày hợp lý. + Không mắc lỗi chính tả. + Độ dài bài viết từ 15-20 câu trở lên. Dựa vào yêu cầu về nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của bài tập làm văn cụ thể (có thể theo các mức điểm từ 0,5- 1- 1,5đến 5 điểm). - Điểm bài Viết là tổng điểm phần viết Chính tả và Tập làm văn, điểm là một số tự nhiên. Nếu điểm bài Viết là một số thập phân thì làm tròn như sau: Ví dụ: + 5,25 điểm thì được làm tròn là 5. + 0,5 hoặc 0,75 điểm thì được làm tròn là 1 điểm . * Lưu ý: Điểm chung toàn bài Tiếng Việt bằng điểm bài Đọc cộng với điểm bài Viết chia hai, điểm toàn bài là một số tự nhiên nhưng nếu điểm là một số thập phân thì làm tròn 0,5 hoặc 0,75 điểm thành 1 điểm. Hết
File đính kèm:
- DE_THI_GIUA_HKII_LOP_5_MON_TIENG_VIET.doc