Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- HS đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người kể và lời các nhân vật, thể hiện được tính cách nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa : Ca ngợi những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

- GDHS biết quan tâm giúp đỡ người khác.

II. ĐỒ DÙNG : TBNN.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ :2 HS đọc và trả lời câu hỏi bài Trồng rừng ngập mặn.

2. Bài mới :

a, Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

HĐ1. Luyện đọc:

- 1 HS đọc toàn bài .

- GV chia bài làm 2 đoạn .

- 3- 4 tốp học sinh tiếp nối nhau đọc nối tiếp đoạn .

- HD HS đọc đúng các từ khó (ngọc lam, lúi húi, Nô-en,.).

- HS luyện đọc theo cặp ( kết hợp giải thích từ ). GV sửa lỗi và giúp HS hiểu các từ được chú giải, giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu .

- GV đọc cả bài. HS nêu giọng đọc toàn bài.

HĐ2. Tìm hiểu bài

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung bài qua việc tìm hiểu câu hỏi SGK.

- Cả lớp đọc thầm SGK và trả lời câu hỏi 1, 2, 3.

- Chú ý câu hỏi: Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì?

- HS nêu nội dung chính của bài.

 

doc33 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn Lớp 5, Tuần 14 - Năm học 2016-2017 - Nguyễn Duy Hưng - Trường Tiểu học Hiệp Hòa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống nội dung bài.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV yêu cầu 2 học sinh nêu lại tính chất một số nhân với một tổng. 
- Nhận xét tiết học. Căn dặn HS .
 Tiếng Việt*
Luyện từ và câu: Ôn tập về từ loại
I.Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về từ loại.
- HS nắm chắc nội dung ôn. Vận dụng làm đúng, trình bày rõ ràng các bài tập giáo viên đưa ra.
- HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng :
III. c hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại các từ loại đã học.
2. Bài mới. :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Bài 1: Từ loại là gì? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a. Là sự phân chia từ thành các loại nhỏ.
b. Là các loại từ trong Tiếng Việt.
c. Là các loại từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát (như danh từ, động từ, tính từ, ..)
* HS thảo luận nhóm đôi.
+ 1 HS trình bày miệng. GV-HS nhận xét (kết quả: ý c)
Bài 2: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:
"Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói, .. nở nụ cười tươi đỏ."
 (Theo Bùi Hiển)
+ HS tự làm bài, chữa bài. GV nhận xét, bổ sung.
. Danh từ: nắng, nông trường, màu xanh, lúa, màu xanh, mực, đám cói, mái ngói, nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền ngói, nụ cười.
. Động từ: rạng, nở
. Tính từ: mơn mởn, xanh đậm, cao, tươi đỏ.
Bài 3: Đọc truyện cười dân gian sau đây và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
 Nhưng nó lại phải bằng hai mày.
Làng kia có một tên lí trưởng nổi tiếng xử kiện "giỏi". Hôm nọ Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện. Sợ kém thế, Cải lót trước cho lí trưởng năm đồng. Nhưng Ngô lại lót cho lí trưởng những mười đồng. Khi xử kiện, lí trưởng nói:
- Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi! Cải vội xoè năm ngón tay, ngẩng mặt lên nhìn lí trưởng, khẽ bẩm:
- Xin xét lại, lẽ phải về con mà!
Lí trưởng xoè mười ngón tay ravà nói:
- Tao biết mày phải ... nhưng nó lại phải ... bằng hai mày!
a) Danh từ riêng và 5 từ danh từ chung.
b) Các đại từ xưng hô.
c) Câu: Ai làm gì? có danh từ hoặc đại từ làm chủ ngữ.
+ HS tự làm bài a, b. Phần c học sinh thảo luận, đưa ra kết quả.
3.Củng cố, dặn dò: 
- HS nêu lại khái niệm về danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ.
- Nhận xét tiết học.
Luyện viết
Bài 14 : Hửng nắng
I. Mục đích, yêu cầu:
- Học sinh ngồi đúng tư thế viết. Nắm được nội dung bài viết Hửng nắng.
- Học sinh viết đúng, trình bày bài Hửng nắng trong vở luyện viết lớp 5 sạch sẽ và khoa học..
- Học sinh có ý thức rèn chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng: Vở luyện viết chữ đẹp lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ : GV sự chuẩn bị của học sinh: vở viết, bút viết
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. Hướng dẫn học sinh luyện viết:
- Nhắc nhở học sinh tư thế ngồi viết; cách cầm bút.
* 2, 3 Học sinh đọc bài thơ: Hửng nắng .
? Hình ảnh buổi sáng có gì đẹp? (trời rộng, xanh, tiếng chim, chồi xanh thức dậy, bầy ong, ánh nắng vàng, ...)
+ Nêu lại những từ dễ viết sai có trong bài? 
+ Lưu ý học sinh cách trình bày bài .
+ HS nêu lại khoảng cách giữa các chữ.
+ Nêu lại cách viết chữ nét thanh, nét đậm.
- Học sinh luyện viết.
+ HS viết bài vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở học sinh, chú ý đến học sinh viết chậm, sai lỗi.
- GV thu một số vở của học sinh nhận xét. Khen ngợi các em học tốt, tích cực trong giờ học.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS xem lại bài viết, phát hiện những chỗ viết còn sai, chưa đẹp. Tự sửa chữa.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn:16 / 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ tư ngày 23 tháng 11 năm 2016
Tập đọc
Hạt gạo làng ta
I. Mục đích- yêu cầu 
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết.
- Hiểu ND, ý nghĩa : Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tranh.(Trả lời các câu hỏi SGK, thuộc lòng 2-3 khổ thơ)
- Yêu quý hạt gạo và người nông dân.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS nối tiếp đọc, nêu nội dung từng đoạn bài Chuỗi ngọc lam.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới :
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1. Luyện đọc:
- 1 HS đọc toàn bài.
- HS đọc tiếp nối từng khổ thơ. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
- GV giải nghĩa các từ được chú giải. Có thể giải thích thêm một số từ HS chưa hiểu. Chú ý một số dòng thơ đọc khá liền mạch.(VD: Cua bơi lên bờ / Mẹ em xuống cấy.)
- HS luyện đọc trong nhóm.
- GV đọc diễn cảm (giọng nhẹ nhàng tình cảm. Nhấn giọng ở các từ ngữ nói về vị phù sa, hương sen thơm, lời hát, bão, giọt mồ hôi,...)
HĐ2. Tìm hiểu bài:
- Hãy đọc thầm bài và cho biết mỗi khổ thơ tác giả nói ý gì? 
- Câu hỏi bổ sung: Em có suy nghĩ gì khi đọc xong bài thơ này?
- Bài văn cung cấp cho em thông tin gì? 
- HS nêu, bổ sung. 
GV ghi nội dung chính lên bảng: Hạt gạo được làm nên từ công sức của nhiều người, là tấm lòng của hậu phương với tiền tuyến trong những năm chiến tran
HĐ3. Đọc diễn cảm :
- 3 HS đọc nối tiếp đọc toàn bài.
- HS luyện đọc theo cặp toàn bài. GV HD kĩ khổ 3
- HS đọc trong nhóm đôi .
- HS đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ cuối.
- GV nhận xét chung, khen ngợi học sinh đọc tốt, diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tốt, tích cực trong giờ học. 
- Hạt gạo rất quý, em đã làm gì để thể hiện tình cảm với người lao động?
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại.
I. Mục đích Yêu cầu : 
- Ôn kiến thức đã học về từ loại: danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
- Nhận biết được danh từ riêng, danh từ chung trong đoạn văn, nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng; tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu; thực hiện được yêu cầu BT4(a, b, c). HS làm được toàn bộ BT4 . 
II. Đồ dùng : GV: Bảng phụ trình bày nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Kiểm tra bài cũ : Đặt một câu có quan hệ từ, cặp quan hệ từ đã học ?
- HS nhận xét, GV hệ thống kiến thức.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp
Bài tập 1: HS đọc nội dung, lớp đọc thầm.
- HS nhắc lại thế nào là danh từ riêng, thế nào là danh từ chung.
- HS làm bài theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến, bổ sung.
- GV chốt lời giải đúng, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài tập 2: (bảmg phụ) HS nêu nội dung bài tập.
- HS làm bài và chữa bài.
- HS nhận xét.
- GVnhận xét và cho HS nhắc lại các kiến thức đã học về quy tắc viết hoa.
Bài tập 3:HS nêu nội dung bài tập.
- Thế nào là đại từ xưng hô?
- HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài, nhận xét . GV hệ thống kiến thức liên quan về đại từ xưng hô.
Bài tập 4: HS làm phần a, b, c. HS làm toàn bài.
- HS đọc từng câu trong đoạn văn của bài tập 1, xác định câu đó thuộc kiểu câu nào, tìm chủ ngữ của mỗi câu đó. Chủ ngữ đó là danh từ hay đại từ?
- HS làm bài cá nhân.
- HS chữa bài.
- GV nhận xét và hệ thống nội dung bài, củng cố kiến thức liên quan.
3. Củng cố dặn dò:
- Kể tên các từ loại đã được ôn?
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài học.
 GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 68: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân
i. Mục đích yêu cầu : 
- HS biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
 - HS thực hiện tính đúng, nhanh bài tập 1;3 trong SGK.Vận dụng giải các bài toán có văn. Bài làm khoa học, rõ ràng.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
- GV: Bảng phụ chép sẵn cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu cách chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân ?
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1: HD chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- HS tìm kết quả của 25 : 4 và (25 x 5) : (4 x 5). Rút ra nhận xét.
Ví dụ 1:GV nêu bài toán ví dụ.
- HS nêu phép tính của bài toán.
- GV nêu: 57 : 9,5 , GV viết phép chia lên bảng. 
- HS trao đổi để tìm thương của phép chia 57 : 9,5 theo nhận xét trên.
- HS nêu miệng các bước.
Ví dụ 2: 99 : 8,25
- GV HD tìm ra 99 : 8,25 = 9900 : 825, thực hiện phép chia.
- GV giới thiệu kĩ thuật tính:
+ Số chia 8,25 có mấy chữ số phần thập phân?
+ Như vậy cần viết thêm mấy chữ số 0 vào bên phải số 99?
- HS nối tiếp nêu quy tắc như SGK.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: HS đặt tính và thực hiện phép tính.
- 4 HS lên bảng làm, HS khác làm vào vở.
- HS nhận xét bài của bạn trên bảng. GV nhận xét chung và củng cố kiến thức về phép chia một số TN cho một STP.
Bài 2: HS tự tìm ra cách chia nhẩm một số cho 0,1 ; 0,01. GV hệ thống nội dung bài tập.
Bài 3: HS đọc đề toán trước lớp.
- HS nêu cách làm và tự làm bài.
- GV nhận xét một số bài. Khen ngợi những HS tốt, tích cực làm bài sạch, khoa học.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nhắc lại quy tắc chia một số tự nhiên cho một số thập phân..
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Giao thông vận tải
I. Mục đích yêu cầu : 
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông ở nước ta. HSK-G nêu được một vài đặc điểmphân bố mạng lưới giao thông của nước ta.
- HS chi trên bản đồ giao thông Việt Nam một số tuyến đường chính: đường sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A. Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố giao thông vận tải. HS giải thích tại sao tuyến giao thông chính của nước ta chạy theo chiều Bắc-Nam
- Có ý thức bảo vệ đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường.
II. Đồ dùng: TBNN
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Kiểm tra bài cũ : Nêu tình hình phân bố các ngành công nghiệp của nước ta ?
- HS nêu, GV nhận xét chung.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp
Hoạt động 1: Các loại hình giao thông vận tải:(Làm việc theo cặp)
- HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK.
- HS trình bày kết quả.
- GV kết luận: Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. 
- GV liên hệ giao thông địa phương: nhiều loại hình và phương tiện giao thông, nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông còn chưa tốt. 
- HS kể tên một số phương tiện giao thông được sử dụng ?
- HS nêu. GV nhận xét, giúp HS nắm tốt kiến thức.
Hoạt động 2:(Làm việc cá nhân).
- HS làm BT mục 2 SGK vào giấy nháp.
- HS trình bày kết quả.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp đất nước. Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc- Nam vì lãnh thổ dài theo chiều Bắc Nam. Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc - Nam là tuyến đường ô tô và đường sắt dài nhất, chạy dọc theo chiều dài đất nước. Các sân bay quốc tế là: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng. Những thành phố có cảng biển lớn: Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hiện nay, đất nước ta mới thêm tuyến đường nào chạy từ Bắc vào Nam?
- HS nêu. GV nhận xét, giúp HS nắm tốt kiến thức.
3. Củng cố dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài học. Khi tham gia giao thông em cần làm gì?
- GV nhận xét bài học. Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 17 / 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2016
Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Mục đích yêu cầu 
- HS hiểu thế nào biên bản cuộc họp, thể thức, nội dung của biên bản (ND ghi nhớ).
- Xác định được những trường hợp cần ghi biên bản (BT1, mục III); biết đặt tên cho biên bản cần lập ở BT 1 (BT2).
- HS tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
* GD KNS: Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng giải quyết vấn đề; Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng : 
- Bảng phụ ghi 3 phần chính của biên bản .
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ :
- 2 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình của một người mà em thường gặp.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài : Trực tiếp
HĐ1. Phần nhận xét
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1. Cả lớp theo dõi trong sgk.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS đọc yêu cầu bài tập 1,2. Và đọc lướt Biên bản họp chi đội, trao đổi cùng bạn bên cạnh và trả lời câu hỏi của bài tập 2.
- HS trình bày miệng kết quả trao đổi trước lớp. 
+ Chi đội lớp 5a ghi biên bản để làm gì?
+ Cách mở đầu biên bản có gì giống và khác cách mở đầu đơn?
+ Cách kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách kết thúc đơn?
- Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản?
HĐ2. Phần ghi nhớ 
-2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ trong Sgk.
- GV giúp HS nắm chắc kiên thức, đưa ví dụ minh họa.
HĐ3. Phần luyện tập 
Bài tập 1. 1 học sinh đọc nội dung bài tập.
- Cả lớp đọc thầm bài tập, trao đổi cùng bạn và nối tiếp phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, củng cố nội dung bài.
 Bài tập 2. 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài. 
- HS suy nghĩ đặt tên cho các biên bản ở bài tập 1.
VD. Biên bản đại hội chi đội
 Biên bản bàn giao tài sản
 Biên bản xử lí việc xây dựng nhà trái phép .
- GV nhận xét và hệ thống nội dung học.
3. Củng cố dặn dò. 
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
- GV nhận xét giờ học.
Toán
Tiết69: Luyện tập
I. Mục đích - yêu cầu 
- HS biết chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
- HS làm tính đúng, nhanh. Vận dụng để tìm x và giải các bài toán có lời văn. Làm được các bài tập 1, 2, 3. HS làm xong làm toàn bộ các bài tập.
- HS yêu thích học toán.
II. Đồ dùng : 
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ : 2 HS nêu cách chia một số tự nhiên cho một số thập phân.
2. Bài mới : 
a, Giới thiệu bài :Trực tiếp
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS làm vào giấy nháp theo dãy.
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS so sánh kết quả và nhận xét để rút ra kết luận: Khi ta chia một số cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25 ta có thể lấy số đó nhân với 2, 5, và 4.
- GV chữa bài, hệ thống kiến thức liên quan.
Bài 2: Tìm x:
- 1 HS nêu yêu cầu, cách tìm thành phần chưa biết. GV hệ thống cách tìm thành phần chưa biết trong biểu thức..
- 2 HS làm bảng lớp.
- HS dưới lớp làm vở.
- HS nhận xét, sửa sai. GV chữa bài và hệ thống nội dung bài.
Bài 3: 1 HS đọc đề bài. 
- Hướng dẫn HS phân tích đề, tìm cách giải.
- 1 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét, sửa sai. 
- GV nhận xét và hệ thống nội dung bài.
Bài 4: Hướng dẫn HS làm thêm.
- GV nhận xét một số bài của học sinh. Khen ngợi các em học tốt, làm nhanh, tích cực trong giờ học 
3. Củng cố dặn dò
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu
Ôn tập về từ loại
I. Mục đích yêu cầu
- HS biết xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu
 của BT1.
- HS biết dựa vào ý khổ thơ thứ hai trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2).
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy- học 
1. Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS nhắc lại khái niệm danh từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
2. Bài mới : 	
a, Giới thiệu bài.Trực tiếp 
Bài 1: 1 HS đọc y/c và nội dung bài.
- HS làm bài và nêu trước lớp.
+ Thế nào là động từ? (Động từ là những chỉ những hoạt động, trạng thái của sự vật).
+ Thế nào là tính từ? (Tính từ là từ miêu tả những đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động hoặc trạng thái).
+ Thế nào là quan hệ từ? (Quan hệ từ là từ dùng để nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu ấy).
- HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn trên.
- HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và hệ thống nội dung học.
 Động từ
 tính từ
 Quan hệ từ
Trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lặn, trào, đón, bỏ
xa, vời vợi, lớn
Qua, ở, với
Bài 2: 1 HS đọc y/c của bài tập.
- GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài.
- HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta.
- HS tự làm bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài, nêu những động từ, tính từ và quan hệ từ em đã dùng.
- GV chữa bài, nhận xét chung. Khen ngợi HS làm tốt, tích cực trong tiết học.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cùng HS hệ thống nội dung bài.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Buổi chiều. Toán*
 Luyện tập về phép chia
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về phép chia một số thập phân cho một số tự nhiên
- HS biết vận dụng chia một số thập phân cho một số tự nhiên vào làm một số bài tập giáo viên đưa ra.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng :
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cách chia một số thập phân cho một số tự nhiên. 
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HDHS luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 22,4 : 7 35,1 : 15 7,2 : 9 5,52 : 23
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 
- GV. HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức.
Bài 2: Tính:
 a) 5,32 + 23,5 : 5 b) 7- 37,74: 34 
 c) 25,44 : 12 + 0,64 d) 5,88: 49 - 0,72
+ HS làm bài vào vở.
+ Giáo viên gợi ý cho học sinh thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
Bài 3: Tìm x 
 a) X x 5 = 3,45 b) X x 12 = 1,2
+ HS làm bài vào vở, gọi 2 HS lên bảng chữa bài. 
GV-HS nhận xét bổ sung
VD: a) X x 5 = 3,45 
Bài 4: Một người mua 13,5 kg bánh và kẹo, trong đó lượng bánh bằng lượng kẹo. Hỏi người đó mua mỗi loại mấy ki-lô-gam?
+ HS đọc bài, phân tích đề bài.
+ HS nêu: Bài toán thuộc thể loại gì? (Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số). HS làm bài vào vở. HS nêu miệng cách giải. 
- GV. HS nhận xét, bổ sung, hệ thống kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Học sinh nêu lại cách giải dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 
- Nhận xét tiết học.
Tiếng việt*
TLV: Luyện tập tả người
I. Mục đích, yêu cầu:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh về văn tả người.
- HS nắm được cách tả người, vận dụng viết được bài văn tả người đúng theo yêu cầu. Câu văn rõ nghĩa, giàu hình ảnh. Trình bày sạch và đủ 3 phần.
- HS yêu thích môn học.
II.Đồ dùng 
III. c hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
2. Bài mới. 
a.Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b.HDHS luyện tập:
Đề bài: Em hãy tả thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm lớp em trong một tiết dạy cho các bạn khác lớp đều biết và nói lên những cảm nghĩ của mình.
1- Phân tích đề: 1 HS đọc đề bài, HDHS phân tích đề:
+ Thể loại: Miêu tả - Kiểu bài: Tả người
+ Đối tượng tả: thầy giáo (cô giáo) chủ nhiệm lớp em.
+ Phậm vi tả: Trong một tiết dạy.
2- HDHS lập dàn ý:
a. Mở bài: - Cô giáo chủ nhiệm lớp 5A đã có mặt ở lớp. Cô mỉm cười đáp lời chào của chúng tôi rồi ra hiệu cho cả lớp ngồi xuống. Tiết học bắt đầu.
b. Thân bài: 
- Tiết Tập đọc.
+ Cô mở sổ kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng thuộc bài.
+ Nét mặt cô rạng rỡ.
+ Cô vào bài mới, bài ...
+ Cô đọc với giọng truyền cảm.
+ Cô gọi một số bài đọc bài.
+ Cô giảng bài cặn kẽ, từng ý, lời, nhịp điệu, hình ảnh, âm thanh.
+ Cô vừa giảng, vừa ghi, dáng cô thon thả.
+ Bàn tay cô viết từng dòng đều tăm tắp.
+ Mỗi khi gọi bạn nào lên bảng, ánh mắt cô dịu dàng pha lẫn sự khuyến khích, động viên.
+ Cuối tiết học, cô tuyên dương những bạn học nghiêm túc, phát biểu sôi nổi...
c. Kết bài: 
- Cô chủ nhiệm hết lòng yêu thương học sinh.
- Em yêu mến cô và ....
* HS trình bày miệng dàn ý.
- HS, GV nhận xét, bổ sung.
HĐ2.HS viết bài văn theo yêu cầu. 
- GV bao quát chung và giúp đỡ các em HS gặp khó.
- HS đọc bài viết. GV nhận xét chung.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV gọi HS nêu lại cấu tạo của bài văn tả người.
- GV nhận xét tiết học.
Ngày soạn: 17 / 11 / 2016
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 25 tháng 11 năm 2016
 Tập làm văn
Làm biên bản cuộc họp
I. Mục đích yêu cầu : 
- Củng cố cho HS về cách lập biên bản cuộc họp.
- HS ghi lại được biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội đúng thể thức, nội dung theo gợi ý SGK.
- HS có ý thức tự quản trong các hoạt động của lớp, chi đội.
* GD KNS: Kĩ năng ra quyết định; Kĩ năng giải quyết vấn đề; Tư duy phê phán.
II. Đồ dùng:
III. Các hoạt động dạy - học : 
1. Kiểm tra bài cũ :- HS đọc ghi nhớ về làm biên bản cuộc họp.
- GV nhận xét chung.
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
b. HD HS luyện tập:
- 1 HS đọc đề bài và các gợi ý 1,2,3 trong SGK.
- GV kiểm tra việc học sinh chuẩn bị làm bài tập; mời nhiều HS nói trước lớp.
- Các em chọn viết biên bản cuộc họp nào (họp tổ, hợp lớp, họp chi đội)? Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? 
- GV, HS trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không.
- Nhắc HS chú ý trình bày biên bản đúng theo thể th

File đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_cac_mon_lop_5_tuan_14_nam_hoc_2016_2017_ngu.doc