Đề kiểm tra định kì cuối học kỳ 1 môn Tiếng Việt - Năm học 2016-2017 - Trường Tiểu học Tử Lạc
I. Đọc thành tiếng : ( 7 điểm )
II.Kiến thức và năng lực phân tích ngữ âm: ( 3 điểm)
Khoanh vào ý trả lời đúng nhất :
1. Câu : Nghỉ hè, bé về quê thăm bà. có mấy tiếng?
A. 5 tiếng B. 6 tiếng C.7 tiếng D. 8 tiếng
2. Trong các tiếng sau : khuy ; thu ; hoàn ; son.
- Tiếng nào chứa vần chỉ có âm chính :
A . khuy B. thu C. hoàn D. son
- Tiếng chứa vần chỉ có âm đệm và âm chính:
A hoàn. B. thu C. khuy D. son
- Tiếng chứa vần chỉ có âm chính và âm cuối :
A. son B. hoàn C. thu D. khuy
PHÒNG GD VÀ ĐT KINH MÔN TRƯỜNG TH TỬ LẠC Họ tên:........................................................ Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1 NĂM HỌC 2016 - 2017 Ngày kiểm tra : 26/12/2016 Điểm ............. Nhận xét của thầy cô. A. KiÓm tra ®äc : ( 10 ®iÓm ) I. Đọc thành tiếng : ( 7 điểm ) II.Kiến thức và năng lực phân tích ngữ âm: ( 3 điểm) Khoanh vào ý trả lời đúng nhất : 1. Câu : Nghỉ hè, bé về quê thăm bà. có mấy tiếng? A. 5 tiếng B. 6 tiếng C.7 tiếng D. 8 tiếng 2. Trong các tiếng sau : khuy ; thu ; hoàn ; son. - Tiếng nào chứa vần chỉ có âm chính : A . khuy B. thu C. hoàn D. son - Tiếng chứa vần chỉ có âm đệm và âm chính: A hoàn. B. thu C. khuy D. son - Tiếng chứa vần chỉ có âm chính và âm cuối : A. son B. hoàn C. thu D. khuy - Tiếng chứa vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối A. thu. B. khuy C. son D. hoàn 3. Đưa tiếng vào mô hình. ( 0.5 điểm) quầy I.KIỂM TRA ĐỌC THÀNH TIẾNG ( 7 điểm) Bài đọc 1: Bé chăm bà Bố mẹ về quê.Ở nhà, chỉ có bà và bé. Bà bị cảm. Bà nằm nghỉ. Bé nhẹ nhàng vắt cam, đắp khăn vào trán cho bà. Bài đọc 2: Quê bé Nghỉ lễ, bố mẹ cho bé về quê. Quê bé ở Quảng Nam. Xe chạy quanh co qua làng bé nhỏ, nhà thâm thấp, san sát nhau . Bài đọc 3: Bạn thân Quang, Quế và Hoạch là bạn thân. Nhà ba bạn ở rất gần nhau. Ngày ngày, ba bạn rủ nhau đá cầu, tập làm toán, vẽ tranh. ( HS bốc thăm đọc 1 trong 3 bài) II. Bài tập chính tả : ( 3 điểm) -Điền c hoặc k hoặc q vào chỗ chấm: ( 1 điểm) cò ..è .....uanh co cây ... au .....ue tính -Điền ng hoặc ngh vào chỗ chấm : ( 1 điểm) Nghi .ờ viết .. oáy ngộ ..ĩnh ý .ĩ Phòng GD&ĐT Kinh Môn ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Trường tiểu học Tử Lạc MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 1 Năm học : 2016 – 2017 Bài viết ( 7 điểm ) : Thu về Thu đã về, nắng nhẹ nhàng, lá cây vàng thẫm. Bầy sẻ lích rích rủ nhau xây tổ. CÁCH TIẾN HÀNH I.Kiểm tra đọc thành tiếng: 1. Thời gian: GV linh hoạt tùy thuộc vào sĩ số HS của lớp. 2. Cách thức: Kiểm tra từng học sinh. - GV nêu yêu cầu kiểm tra đọc trước lớp: từng em đọc trơn bài đọc, đọc to, rõ ràng. - GV cho từng học sinh đọc thầm bài đọc trước 1 lần. - GV gọi từng học sinh đọc to bài đọc. Nếu HS đọc chưa đúng tiếng nào, GV cho phép HS đọc lại (đọc phân tích) tiếng đó. - GV ghi lại thời gian đọc của học sinh và ghi các lỗi học sinh cần khắc phục vào mục lưu ý trong bảng tổng hợp để sau đó tính điểm. I. Kiểm tra viết: 1. Thời gian: 35 phút (gồm cả thời gian chuẩn bị và đọc soát bài là 5 phút). 2. Cách thức: kiểm tra tập thể. - HS chuẩn bị sẵn giấy kiểm tra ô ly để làm bài. - HS làm bài xong, GV thu bài chấm, nhận xét vào bài của HS và ghi điểm vào bảng điểm tổng hợp. a. Chính tả (nghe - viết) - GV đọc trước cho HS nghe một lần bài chính tả. - GV đọc cho HS viết từng từ, cụm từ. - GV đọc cho HS soát bài sau khi viết xong. b. Bài tập: HS làm bài tập chính tả vào giấy kiểm tra. BIỂU ĐIỂM − ĐÁP ÁN I. Kiểm tra kĩ năng đọc (10 điểm) a. Đọc bài ( 7 điểm) - Đọc đúng (đúng tiếng, ngắt hơi đúng, lưu loát, tốc độ tối thiểu khoảng 15 tiếng/phút): 7 điểm - Mỗi lỗi đọc sai, đọc thừa, đọc thiếu trừ 0,25 điểm. b.Kiến thức và năng lực phân tích ngữ âm: ( 3 điểm) Khoanh vào ý trả lời đúng : 1. Câu 1 : Nghỉ hè, bé về quê thăm bà. có mấy tiếng?. có mấy tiếng?( 0.5 điểm) A. 3 tiếng B. 4 tiếng C. 7 tiếng D. tiếng 2. Trong các tiếng sau : khuy , thơ , hoàn , son. ( 2.0 điểm) - Tiếng nào chứa vần chỉ có âm chính : A . khuy B. thơ C. hoàn D. son - Tiếng chứa vần chỉ có âm đệm và âm chính: A hoàn. B. thơ C. khuy D. son - Tiếng chứa vần chỉ có âm chính và âm cuối : A. son B. hoàn C. thơ D. khuy - Tiếng chứa vần có đủ âm đệm, âm chính và âm cuối A. thơ B. khuy C. son D. hoàn 3. Đưa tiếng vào mô hình. ( 0.5 điểm) q u â y . II. Kiểm tra kĩ năng viết (10 điểm) 1. Chính tả (7 điểm) Mỗi lỗi viết sai, viết thừa, viết thiếu trừ 0,25 điểm. 2. Bài tập (2 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm *Trình bày sạch, chữ viết đúng li : toàn bài cộng 1 điểm ( Trình bày sạch: 0.5 điểm; chữ viết đúng li : 0.5 điểm) PHÒNG GD VÀ ĐT KINH MÔN TRƯỜNG TH TỬ LẠC Họ tên:........................................................ Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4 NĂM HỌC 2016 - 2017 (Thời gian: 40 phút- Không kể thời gian giao đề) Điểm ............. Nhận xét của thầy cô. .. .. A. KiÓm tra ®äc: 10 ®iÓm I. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Giáo viên cho học sinh bốc thăm chọn 1 trong 5 bài, đọc thành tiếng một đoạn và trả lời câu hỏi trong đoạn. 1. Bài Ông Trạng thả diều ( TV4 tập 1, trang 104) 2. Bài Đôi giày ba ta màu xanh ( TV4 tập1, trang 81) 3. Bài Văn hay chữ tốt ( TV4 tập 1, trang 129) 4. Bài Kéo co ( TV4/1, trang 155) 5. Bài Chú Đất Nung ( TV4/1, trang 134) II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Chiếc diều sáo Chiến lớn lên , khỏe mạnh, chăm học, chăm làm. Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng. Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản, bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất. Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khỏi trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. Ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh . Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói : - Con vót cái diều chơi bà ạ . Bà nhìn đoạn tre, nhìn Chiến một lúc lâu. Bà lần đến, rờ lên đầu, lên vai anh và hỏi : - Chiến đấy thật ư con ? Chiến vứt chiếc nan diều vót dở, ôm chầm lấy bà, thương xót bà đến thắt ruột,bà lập cập kéo Chiến xuống bếp, chỉ lên gác bếp : - Diều của con đây cơ mà. Tối hôm ấy, khi Chiến mang diều đi, bà lại lần ra chõng nằm. Trong nhiều tiếng sáo ngân nga , bà nhận ra tiếng chiếc diều sáo của Chiến. Đêm thơm nức mùi hoa. Trời sao thăm thẳm, bình yên. ( Theo THĂNG SẮC) *Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc thực hiện yêu cầu các câu hỏi sau: Câu 1: Chiến là một cậu bé như thế nào ? A. Khỏe mạnh, vâng lời bà, biết chơi diều và chơi giỏi nhất làng. B.Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, ham chơi diều và chơi khéo nhất làng. C. Khỏe mạnh, chăm học, chăm làm, biết vâng lời bà. Câu 2: Vì sao bà không nhận ra Chiến? Vì bà sống trong nỗi thương nhớ và chờ đợi . Vì suốt mười năm bà sống trong nỗi thương nhớ và chờ đợi . Vì suốt mười năm bà sống trong nỗi thương nhớ và chờ đợi, bà đã bị lẫn. Câu 3: Nhờ đâu mà trí nhớ của bà hồi phục và bà nhận ra Chiến ? Chiếc sáo diều mà bà cất ngày anh đi bộ đội. Mùa thả diều đến, Chiến lại chơi thả diều như những ngày còn nhỏ. Âm thanh ngân nga trong trẻo của những chiếc sáo diều. Câu 4: Tìm một từ trong bài để chỉ: Đồ dùng để nằm, ngồi, làm bằng tre nứa, giống như chiếc giường nhưng nhỏ, hẹp hơn . Câu 5 : Câu : “Còn bà, sau một ngày làm việc mệt nhọc, bà bắc chõng ra sân hóng mát, lòng thanh thản, bà lắng nghe tiếng sáo ngân nga, nhận ra tiếng sáo của Chiến ngọt ngào và vi vút nhất.” có : A. 3 từ láy B. 4 từ láy C. 5 từ láy Câu 6 : Tìm chũ ngữ ,vị ngữ của câu : Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. . . Câu 7 : Đặt một câu kể Ai làm gì? nói về việc học tập của em. Gạch chân dưới động từ trong câu em vừa đặt. .. . Câu 8: Câu : “Tuy vậy, nó ham mê chơi diều và chơi khéo nhất làng” có các tính từ : A. chơi; ham mê B. chơi; khéo C. ham mê; khéo. B. KiÓm tra VIẾT: 10 ®iÓm Chính tả: (5 điểm) Bài viết: Chiếc sáo diều Năm 1965, Chiến nhập ngũ. Suốt mười năm bà sống khắc khỏi trong nỗi thương nhớ và chờ đợi. ngày Chiến về, bà đã bị lẫn nên không nhận ra anh . Chiến ôm chầm lấy bà, nhưng bà giãy nảy đẩy anh ra. Chiến ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. Mùa thả diều lại đến. Một buổi chiều, khi bà đang ngồi ở chõng thì Chiến về, mang theo một đoạn tre và nói : - Con vót cái diều chơi bà ạ . 2. Tập làm văn(5 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Tả một đồ dùng học tập hoặc một đồ chơi mà em yêu thích. Đề 2. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Phần A: II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 8 Đáp án B C B CHÕNG B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6: ( 1 điểm ) Tìm đúng Chủ ngữ : Chiến ( 0,5 điểm ) Vị ngữ : ngỡ ngàng, sụp xuống quỳ lạy bà, nước mắt ròng ròng. ( 0,5 điểm ) Câu 7: (1 điểm): - HS đặt được câu kể Ai làm gì đúng yêu cầu (0,5 điểm) - xác định đúng động từ ( 0,5 điểm ) Phần B- Kiểm tra viết: 10 điểm Chính tả: 5 điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn được 5 điểm. Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 1 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn , xấu ... toàn bài trừ tối đa 1 điểm. 2.Tập làm văn: 5 điểm * Bài văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được bài văn đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. PHÒNG GD VÀ ĐT KINH MÔN TRƯỜNG TH TỬ LẠC Họ tên:........................................................ Lớp :.................... ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 5 NĂM HỌC 2016 - 2017 (Thời gian: 40 phút- Không kể thời gian giao đề) Điểm ............. Nhận xét của thầy cô. .. .. A.KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm ) I.Đọc thành tiếng: (5 điểm). Học sinh đọc thành tiếng các đoạn sau và trả lời câu hỏi do giáo viên nêu (phù hợp với nội dung đoạn vừa đọc): 1/ Bài "Chuyện một khu vườn nhỏ" (TV 5 tập 1 - trang 102) Đọc đoạn: " Cây quỳnh lá dày ................. không phải là vườn." 2/ Bài " Mùa thảo quả " (TV 5 tập 1 - trang 113) Đọc đoạn: " Thảo quả trên rừng Đản Khao .... nếp khăn." 3/ Bài " Người gác rừng tí hon " (TV 5 tập 1 - trang 124) Đọc đoạn: " Ba em làm nghề gác rừng .................. ra bìa rừng chưa?." 4/ Bài: " Trồng rừng ngập mặn " (TV 5 tập 1 - trang 128) Đọc đoạn: " Mấy năm qua.. .... Cồn Mờ ( Nam Định)." 5/ Bài “Chuỗi ngọc lam” (TV 5 tập 1 - trang 134) Đọc đoạn: " Chiều hôm ấy. .... xin chú gói lại cho cháu." 6/ Bài “Buôn Chư Lênh đón cô giáo” (TV 5 tập 1 - trang 144) Đọc đoạn: " Căn nhà sàn. .... khách quý II.Đọc thầm và làm bài tập: (5 điểm) TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN Chúng tôi ra bờ moong. Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu. Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt làm cho những cỗ máy khoan khi ẩn khi hiện, trông giống như một con thuyền đã hạ buồm ... Dưới đáy moong, tôi đếm có đến chín cái máy xúc, nhác trông có thể ví chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này. Trần Nhuận Minh Em hãy khoanh vào chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1/ Tác giả đứng ở đâu để quan sát cảnh công trường? a. Sườn núi. c. Cỗ máy khoan. b. Bờ moong. d. Dưới đáy moong. Câu 2/ Tại sao những cỗ máy khoan lại “khi ẩn khi hiện”? a. Do những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi trước mặt. b. Do chúng như những con vịt bầu khó tính hay động cựa, luôn luôn quay cổ từ bên này sang bên kia. c. Do công trường là một vòng cung cực lớn hình phễu. d. Do sương mù và mưa nhẹ 3/ Trong bài tác giả có sử dụng mấy hình ảnh so sánh ? a. 2 hình ảnh b. 3 hình ảnh c. 4 hình ảnh d. 5 hình ảnh 4/ Trên công trường khai thác than có những loại máy móc, loại xe nào làm việc ? a. Máy khoan, xe ben-la, xe gấu, xe lửa. b. Xe ben-la, xe gấu, xe lửa, máy xúc c. Máy khoan, máy xúc, xe ben-la, xe gấu, xe lửa d. Không có xe mà chỉ có máy móc. 5/ Ghi lại các từ láy có trong bài văn trên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6/ Gạch dưới quan hệ từ có trong câu sau: Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga . 7/ Trong câu “Ở đây, tôi nhìn được toàn cảnh của công trường trong một vòng cung cực lớn hình phễu.” đại từ tôi dùng để làm gì? a. Thay thế danh từ. c. Để xưng hô. b. Thay thế động từ. d. Không dùng làm gì? 8/ Câu : Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải”. có chủ ngữ là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9/ - Những đám mây trắng mỏng và nhẹ bay phất phơ ngang sườn núi. - Những chú bò đang ăn cỏ bên sườn đồi. Từ sườn trong hai câu trên là: a. từ đồng âm. b. từ nhiều nghĩa c. từ đồng nghĩa d.từ trái nghĩa. 10/ Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân kết quả. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . PHÒNG GIÁO DỤC- ĐÀO TẠO KINH MÔN Trường Tiểu học Tử Lạc . ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 NĂM HỌC 2016 - 2017 ( Thời gian làm bài 60 phút) B. KIỂM TRA VIẾT: 1.Chính tả (nghe- viết) : ( 5 điểm) – thời gian 25 phút. Bài viết: TRÊN CÔNG TRƯỜNG KHAI THÁC THAN Từ những chiếc máy xúc dưới đáy lên đến những cỗ máy khoan trên cùng là con đường vòng xoáy trôn ốc. Không ngớt xe lên, xe xuống. Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ trông như con cào cào, chạy rất nhanh, chở đất đá bóc trên tầng đổ ra bãi thải. Những chiếc xe gấu màu đen trũi trông như những con kiến đất, cần cù và chắc chắn chở than từ dưới đáy moong đổ ra máng ga, rồi từ máng ga trút xuống những toa xe lửa chở ra cảng. Hoàn toàn không thấy bóng người. Nhưng tôi biết con người có mặt ở khắp mọi nơi trong cái vòng cung hình phễu này. Trần Nhuận Minh II. Tập làm văn (5 điểm ) Đề bài: Em hãy tả lại một người bạn mà được nhiều người yêu quý . ĐÁP ÁN KTĐK CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC : 2016 – 2017 I/ - ĐỌC THẦM : ( 5 điểm ) . Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập: ( 5 điểm) Câu 1 2 3 4 6 7 9 Đáp án b a c c Như, và C b Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: luôn luôn , cào cào , cần cù, chắc chắn. Câu 8: Chủ ngữ : Những chiếc xe ben-la màu xanh lá mạ. Câu 10: Học sinh đặt câu đúng có sử dụng một trong các cặp quan hệ từ sau: Vì .nên Do.nên Nhờ .nên II/ KIỂM TRA VIẾT 2. Chính tả: ( 10 điểm ) Yêu cầu chữ viết trình bày sạch đẹp, đúng cỡ chữ Học sinh viết sai mỗi chữ, dấu câu, dấu thanh trừ : 0,5 điểm. Bài viết gạch xóa, trình bày bẩn, sai cỡ chữ toàn bài trừ 1 điểm. 2. Tập làm văn : ( 5 điểm ) Đề bài : Tả một người bạn được nhiều người yêu quý. Cho điểm tối đa nếu bài viết đạt các yêu cầu sau : Yêu cầu * Thể loại : Tả người * Phạm vi đối tượng : Tả một người bạn được nhiều người yêu quý *Nội dung : Bài có bố cục 3 phần phù hợp, cân đối. Giới thiệu và tả được một người bạn có nhiều điểm tốt mà mọi người yêu quý, một cách chân thực, tự nhiên. Lời văn thể hiện được tình cảm của các em đối với người đó thông qua các chi tiết được chọn lọc để miêu tả. Trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn và phát hiện được đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, hoạt động, tính tình, thói quen của người đó để tả. Dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, có cảm xúc. *Hình thức : Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp( không mắc quá 2 lỗi chính tả ) - Dùng từ chính xác, biết sử dụng biện pháp so sánh, hội thoại để bộc lộ cảm xúc của mình đối với người đódiễn đạt mạch lạc, dễ hiểu. - Viết câu đúng ngữ pháp, biết liên kết câu và chuyển đoạn mạch lạc. *Biểu điểm : Tùy mức độ sai sót về ý, điễn đạt và chữ viết, GV cân nhắc cho điểm theo các mức 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2.5 – 2 – 1.5 – 1 – 0.5 Lưu ý : Chữ viết không đúng kích thước, bôi xóa nhiều, bài không sạch : trừ 0.5-1đ/ bài. Bài trả lời câu hỏi : 2.5đ Bài viết dở dang, lạc đề : 1đ
File đính kèm:
- de_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_nam_hoc_201.doc