Đề kiểm tra cuối năm Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học 1 Khánh Hải

1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy làm gì?

a) Chúc tết thầy.

b) Thầy bị ốm nặng nên họ đến thăm thầy.

c) Để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy - người đã dìu dắt họ.

2) Chi tiêt nào cho thấy học trò rất tôn trọng cụ giáo Chu?

a) Họ đã biếu thầy những cuốn sách quý.

b) Cụ già tóc bạc phơ ngước lên, nghiêng đầu nghe.

c) Các anh có tuổi đi sau thầy.

3) Những chi tiết nào thể hiện lòng tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy cũ?

a) Mời học sinh của mình đến thăm thầy dạy mình từ thuở vỡ lòng.

b) Đến trước mặt thầy chấp tay cung kính vái.

c) Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.

d) Tất cả các chi tiết nói trên

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra cuối năm Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2015-2016 - Trường Tiểu học 1 Khánh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TIỂU HỌC 1 KHÁNH HẢI
Họ và tên: 
Lớp: 5A
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
NĂM HỌC: 2015 – 2016
MÔN: TIẾNG VIỆT 5
Thời gian 60 phút (Không kể thời gian giao đề)
Điểm
Nhận xét của giáo viên
..................................................................................................
...................................................................................................
....................................................................................................
Đề bài
A. Kiểm tra kỹ năng đọc và kiến thức Tiếng việt: 
I. Đọc thành tiếng: (1đ) 
Bốc thăm rồi đọc thành tiếng một đoạn trong các bài tập đọc ở học kì 2.
II. Đọc thầm bài và làm bài tập: (4 đ) 
Học sinh đọc thầm bài : “Nghĩa Thầy trò” 
NGHĨA THẦY TRÒ
Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu đến mừng thọ thầy. Cụ giáo đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý. Cụ giáo hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ rồi nói:
- Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, nhân có đông đủ môn sinh, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran, thế là cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn thì nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc để trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chấp tay cung kính vái và nói to:
- Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già râu tóc bạc phơ ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu lại nói to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho thầy.
Tiếp theo cụ giáo Chu, các môn sinh của cụ lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ học thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò. 
 Theo Hà Ân
 Dựa vào nội dung bài đọc và khoanh tròn trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau.
1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy làm gì?
a) Chúc tết thầy.
b) Thầy bị ốm nặng nên họ đến thăm thầy.
c) Để mừng thọ thầy, thể hiện lòng yêu quý, kính trọng thầy - người đã dìu dắt họ.
2) Chi tiêt nào cho thấy học trò rất tôn trọng cụ giáo Chu?
a) Họ đã biếu thầy những cuốn sách quý.
b) Cụ già tóc bạc phơ ngước lên, nghiêng đầu nghe.
c) Các anh có tuổi đi sau thầy.
3) Những chi tiết nào thể hiện lòng tôn kính của cụ giáo Chu đối với người thầy cũ?
a) Mời học sinh của mình đến thăm thầy dạy mình từ thuở vỡ lòng. 
b) Đến trước mặt thầy chấp tay cung kính vái.
c) Lạy thầy ! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
d) Tất cả các chi tiết nói trên
4) Vì sao thầy giáo Chu lại mời học trò của mình đến thăm thầy cũ ?
a) Vì cụ nghĩ mình trở thành thầy giáo là nhờ công lao dạy dỗ của thầy cũ, cả mình và học trò của mình đều mang ơn thầy cũ.
b) Vì cụ muốn giới thiệu với thầy giáo cũ học trò của mình.
c) Vì cụ muốn giới giới thiệu với học trò thầy cũ của mình.
5) Ý nghĩa của câu “ Tôn sư trọng đạo” là ?
a) Khi được hưởng thành quả, phải nhớ đến người đã có công gây dựng
b) Phải biết tôn trọng thầy giáo, nghề dạy học, phải biết trọng việc học hành.
c) Phải học lễ nghĩa, đạo đức trước khi học văn hóa.
6) Từ nào trái nghĩa với từ “tối tăm” ?
a) Bạc phơ
b) Sáng sủa 
c) Đơn sơ
7) Em hãy xác định câu ghép trong các câu dưới đây và gạch chân câu ghép:
a) Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
b) Các môn sinh đồng thanh dạ ran. 
c) Cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau.
8) Câu “Thầy cảm ơn các anh” thuộc kiều câu kể nào?( Ai làm gì ?, Ai thế nào ? Ai là gì ?)
B. Kiểm tra kỹ năng viết chính tả và viết văn: 
I. Chính tả: nghe - viết (khoảng 15 phút), (2 điểm) 
Giáo viên đọc cho học sinh viết một đoạn trong bài “Công việc đầu tiên” (SGK tiếng Việt 5 tập II trang 126). Viết đề bài và đoạn từ “Một hôm, anh Ba Chẩn.nghĩ cách giấu truyền đơn”.
II. Viết đoạn, bài (khoảng 35 phút), (3 điểm) 
Em hãy tả một người thân (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ) của em.
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT 5 
A. PHẦN ĐỌC: 
I. Đọc thành tiếng: (1 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu 
+ HS có thể hiện được nội dung bài đọc qua một số từ ngữ trọng tâm của bài.
+ Trả lời đầy đủ chính xác các câu hỏi tương ứng.
(Căn cứ vào mức độ cần đạt của HS lớp mình mà GV cho điểm công bằng, chính xác).
II. Đọc- hiểu: (4 điểm)
Đúng mỗi câu cho 0,5 điểm
Câu 1 : Ý c (0,5 điểm)
Câu 2 : Ý a (0,5 điểm)
Câu 3 : Ý d (0,5 điểm)
Câu 4 : Ý a (0,5 điểm)
Câu 5 : Ý b (0,5 điểm)
Câu 6 : Ý b (0,5 điểm)
 Câu 7 : Ý c Cụ giáo Chu đi trước, học trò theo sau. (0,5 điểm) 
Câu 8 : Ai làm gì ? (0,5 điểm) 
B. PHẦN VIẾT:
I. Chính tả: (2 điểm) 
+ Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm .
Tuỳ mức độ hoàn thành theo chuẩn KTKN giáo viên cho điểm.
II. Tập làm văn: (3 điểm)
+ Học sinh viết được bài văn tả người đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
* Mở bài: Giới thiệu người được tả.
* Thân bài: Tả bao quát, chi tiết
(HS có thể tả xen kẻ giữa ngoại hình và hoạt động). 
* Kết luận: Suy nghĩ của em người được tả.
+ Viết câu đúng ngữ pháp; dùng từ đúng; không mắc lỗi chính tả.
+ Chữ viết rõ ràng ; trình bày bài viết sạch sẽ.
Căn cứ vào mức độ cần đạt của HS lớp mình để GV ghi nhận xét, đánh giá cho điểm chính xác và công bằng.

File đính kèm:

  • docDe_thi_TV5_cuoi_nam_Tho.doc