Đề Kiểm tra 1 tiết môn: sinh học 9 tuần 27 – tiết 53
Câu 1: ( 1 điểm )
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. ( 0,25 điểm )
- Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần. ( 0,25 điểm)
- Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành, chiết cành ) ( 0,5 điểm )
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT Điểm HỌ VÀ TÊN :.......................... MÔN: SINH HỌC 9 LỚP: 9 TUẦN: 27 – TIẾT: 53 ĐỀ 2 A. Trắc nghiệm: (4 điểm). I/ Khoanh tròn vào một trong các chữ cái a, b, c hoặc d đứng trước phương án đúng trong các câu sau: ( 2 điểm ). Câu 1: Phép lai nào sau đây có ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở F1: a. AabbCC x aaBbCc. b. AAbbCC x aaBBcc. c. AabbCC x AaBBcc. d. AabbCC x aaBBCc. Câu 2: Ý nào sau đây không đúng khi giải thích các cành phía dưới của cây trong rừng lại bị rụng sớm? a. Ít được chiếu sáng hơn các cành phía trên. b. Quang hợp kém, không đủ chất hữu cơ tích lũy để bù đắp cho sự tiêu hao khi hô hấp. c. Khả năng lấy nước kém hơn nên cành sớm khô và rụng. d. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ từ ngọn xuống chậm hơn nên cành sớm khô. Câu 3: Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định thì có hiện tượng nào xảy ra: a. Cây vẫn mọc thẳng. b. Cây mọc cong về phía ánh sáng. c. Cây mọc cong ngược hướng ánh sáng. d. Cây mọc cong xuống dưới. Câu 4: Dấu hiệu điển hình của một quần xã là: a. Thành phần và số lượng các loài. b. Mật độ quần thể. c. Tỉ lệ giới tính. d. Thành phần nhóm tuổi. Câu 5: Tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định là: a. Hệ sinh thái b. Tổ sinh thái c. Quần xã sinh vật. d. Quần thể sinh vật. Câu 6: Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật: a. Đàn trâu ăn cỏ trên một cánh đồng. b. Các cá thể chuột sống ở hai đồng lúa khác nhau. c. Các cá thể ong, bướmtrong rừng. d. Các cây hoa hồng, huệ, lantrong công viên. Câu 7: Quần thể sinh vật với cấu trúc ba nhóm tuổi: Trước sinh sản, sinh sản và a. Nhóm sinh sản và lao động. b. Nhóm hết khả năng lao động nặng nhọc. c. Nhóm đang sinh sản. d. Nhóm sau sinh sản. Câu 8: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về: a. Nguồn gốc. b. Hợp tác. c. Cạnh tranh. d. Dinh dưỡng. II/ Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp. (1,25 điểm) A. Quan hệ. B. Ví dụ. C. Trả lời. 1. Kí sinh. a. Địa y sống bám trên cành cây. 1 2. Hội sinh. b. Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm. 2 3. Cạnh tranh. c. Ếch bắt côn trùng. 3 4. Cộng sinh. d. Sán dây sống trong ruột người. 4 5. Sinh vật ăn sinh vật khác. e. Hải quỳ bảo vệ loài cá hề nhờ tế bào gai. Thức ăn cá hề làm vung vãi sẽ cung cấp cho hải quỳ. 5 Giới hạn sinh thái của vi khuẩn suối nước nóng. III/ Quan sát hình bên và điền vào chỗ trống các câu sau: (0.75 điểm) 00C và 900C là (1)Trong đó giới hạn dưới là (2)............. Điểm cực thuận là (3) B. Tự luận: (6 điểm). Câu 1: Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì? ( 1điểm ) Câu 2: Những đặc điểm nào có ở quần thể người và quần thể các sinh vật khác? Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể các sinh vật khác không có? (1 điểm) Câu 3: Cho một lưới thức ăn sau đây: (2,5 điểm) Chuột Rắn Cây xanh Mèo Đại bàng Vi sinh vật Sâu ăn lá Chim ăn sâu a) Hãy liệt kê tất cả các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn trên. b) Chọn một chuỗi thức ăn đã liệt kê, hãy xác định đâu là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. c) Chỉ ra mắt xích chung nhất trong lưới thức ăn trên. Câu 4: Quan sát hình bên cho biết: Môi trường là gì? Kể tên các loại môi trường và cho ví dụ. (1,5 điểm) ............................................................................................................................... . . ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Trắc nghiệm: (4 điểm) I. Khoanh tròn (Mỗi câu đúng 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án b d b a c a d d II. Nối nội dung cột A với nội dung cột B(Mỗi câu đúng 0,25 điểm) 1→d, 2→a, 3→b, 4→e, 5→c. III. Điền vào chỗ trống(Mỗi ý đúng 0,25 điểm. (1) Điểm gây chết (2) 00C (3) 550C. B. Tự luận: ( 6 điểm ) Câu 1: ( 1 điểm ) - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. ( 0,25 điểm ) - Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì tỉ lệ thể dị hợp giảm dần nên ưu thế lai cũng giảm dần. ( 0,25 điểm) - Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm cành, chiết cành) ( 0,5 điểm ) Câu 2: ( 1 điểm ) - Những đặc điểm có ở quần thể người và quần thể các sinh vật khác là: Mật độ, giới tính, lứa tuổi, sinh sản, tử vong. ( 0,5 điểm ) - Vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. ( 0,5 điểm ) Câu 3: ( 2,5 điểm ) a) Các chuỗi thức ăn: (Mỗi chuỗi thức ăn đúng 0,25 điểm) - Cây xanh " Chuột " Rắn " Đại bàng " Vi sinh vật. - Cây xanh " Chuột " Mèo " Đại bàng " Vi sinh vật. - Cây xanh " Chuột " Mèo " Rắn " Đại bàng " Vi sinh vật. - Cây xanh " Sâu ăn lá " Chim ăn sâu " Đại bàng " Vi sinh vật. b) (1 điểm) SVSX SVTT cấp 1 SVTT cấp 2 SVTT cấp 3 SVPG c) Mắt xích chung nhất trong lưới thức ăn trên là: Đại bàng. (0,5 điểm) Câu 4: ( 1,5 điểm ) - Môi trường là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật. ( 0,5 điểm ) - Các loại môi trường: ( 1 điểm ) + Môi trường nước: Ví dụ: Cá sống trong ao. + Môi trường trong đất: Ví dụ: Giun đất. + Môi trường trên mặt đất - không khí. Ví dụ: Con chó. + Môi trường sinh vật. Ví dụ: Sán lá gan.
File đính kèm:
- De_2S9_tuan_27_tiet_53_20150726_110300.doc