Đề khảo sát môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Xuân Tiến (Đề 8)

Câu 1: Bông hoa lạ ở bên bìa rừng được miêu tả như thế nào?

A. Bông hoa đẹp rực rỡ.

B. Bông hoa đẹp mịn màng.

C. Bông hoa năm cánh mịn như nhung, tỏa hương thơm ngát.

Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì?

A. Bạn có thích bài hát đó không?

B. Bạn có thích hát cùng tôi không?

C. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ?

Câu 3: Gió và sương trả lời hoa thế nào?

A. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.

B. Tôi không biết.

C. Đó là tôi hát đấy chứ.

Câu 4: Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?

A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.

B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.

C. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề khảo sát môn Tiếng Việt lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Xuân Tiến (Đề 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (ĐỀ 8)
Họ và tên:......................................................Lớp: 4......
I. Chính tả: học sinh viết bài Mùa đông trên rẻo cao (Trong sách hướng dẫn học tiếng Việt lớp 4 tập 1). Có viết tên tác giả.
II. Đọc hiểu: 
	Đọc thầm đoạn văn và khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây:
TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI
 Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
 Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
 Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
 Gió ngạc nhiên :
       - Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
 Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
 - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
 Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích:
 - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Câu 1: Bông hoa lạ ở bên bìa rừng được miêu tả như thế nào?
Bông hoa đẹp rực rỡ.
Bông hoa đẹp mịn màng.
Bông hoa năm cánh mịn như nhung, tỏa hương thơm ngát.
Câu 2: Hoa hỏi gió và sương điều gì?
A. Bạn có thích bài hát đó không? 
B. Bạn có thích hát cùng tôi không?
C. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ?    
Câu 3: Gió và sương trả lời hoa thế nào?
A. Bài hát đó không hay bằng bài hát của tôi.
B. Tôi không biết.                            
C. Đó là tôi hát đấy chứ.
Câu 4: Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
A. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
B. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
C. Vì chúng không biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
Câu 5: Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu: “Những hạt sương long lanh trả lời.”
............................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì?
 Những hạt sương long lanh trả lời:
 - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
A. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật
B. Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
Câu 7: Em hãy tìm và viết một câu kể “Ai làm gì?” có trong bài:
............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................
Câu 8: Ghi lại chủ ngữ của câu văn sau: “Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.”
...........................................................................................................................................................
III. Tập làm văn:
Em hãy viết một đoạn văn kể lại một số việc em làm trong một ngày nghỉ chống dịch Covid – 19 mà em cho là ấn tượng nhất. 
III. Đọc thành tiếng: Học sinh đọc lại các bài tập đọc trong sách hướng dẫn học tiếng Việt lớp 4 tập 1.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020_truong_ti.doc