Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 24 - Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn (tiết 2)

Chốt bài làm đúng: a) câu 1: giới thiệu; câu 2: nhận định.

b) 5 câu nêu nhận định.

c) vừa nhận định, giới thiệu.

Bài 2:

- Yêu cầu HS làm nháp, giới thiệu bạn trong lớp hoặc người trong gia đình, nhớ dùng câu Ai là gì? khi giới thiệu.

 

doc10 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 2388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Lớp 4 - Môn Tiếng Việt - Tuần 24 - Tập đọc: Vẽ về cuộc sống an toàn (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai ngày 8 tháng 2 năm 2010
TẬP ĐỌC
VẼ VỀ CUỘC SỐNG AN TOÀN.
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc đúng bản tin với giọng hơi nhanh phù hợp với nội dung thông báo tin vui.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi Em muốn sống an toàn được thiếu nhi cả nước hưởng ứng bằng những bức tranh thể hiện nhận thức đúng đắn về an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông.
- Giáo dục HS giữ an toàn cho bản thân khi ở nhà và đi học.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3-4’ 
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK 
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Đọc bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Luyện đọc: 
- Đọc nối tiếp bài 2 lần.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV đọc bài.
- 5 HS đọc phần tóm tắt và 4 đoạn của bài, sửa phát âm.
- 5 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- 4 HS đại diện 4 nhóm đọc 4 đoạn.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 + TLCH 1, 2.
- Yêu cầu đọc đoạn 3, TLCH 3 – SGK.
- Yêu cầu đọc đoạn 4, TLCH 4 – SGK.
- Liên hệ việc thực hiện an toàn cho bản thân của HS, các cuộc thi vẽ của HS.
- GDHS thực hiện an toàn khi đi đường.
- Gọi HS trả lời câu hỏi 5.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài
- HS trả lời dựa vào SGK .
- Nhận xét, bổ sung.
- HS lần lượt phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét, bổ sung.
Những dòng đầu bản tin có tác dụng:
+ Gây ấn tượng, hấp dẫn người đọc.
+ Tóm tắt thật gọn bằng số liệu từ ngữ nổi bật giúp người đọc nắm nhanh thông tin .
- HS tự nêu như mục I.
Luyện đọc lại:
- Đọc nối tiếp bài.
- Hướng dẫn đọc đúng đoạn 2 của bản tin.
- Luyện đọc bản tin. 
- 4 HS đọc, nêu giọng đọc đúng bản tin.
- HS thể hiện giọng đọc, nhấn giọng, ngắt giọng.
- HS đọc theo cặp.
- Thi đọc bản tin.
- Nhận xét.
3.Tổng kết bài: 1- 2’
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị giờ sau Đoàn thuyền đánh cá
Thứ tư ngày 10 tháng 2 năm 2010
TẬP ĐỌC
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ.
I. Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm một, hai khổ thơ trong bài với giọng vui, tự hào.
- Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động.
- Thuộc 1, 2 khổ thơ yêu thích.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh SGK 
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 3-4’ 
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: Dùng tranh SGK 
 b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Đọc bài Vẽ về cuộc sống an toàn.
Luyện đọc: 
- Đọc nối tiếp theo khổ thơ 2 lần.
- Luyện đọc theo cặp.
- GV đọc bài.
- 5 HS đọc, sửa phát âm và ngắt nhịp thơ
- 5 HS đọc, nêu nghĩa một số từ khó.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc toàn bài.
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài + TLCH 1, 2, 3- SGK.
- Thảo luận theo nhóm bàn câu hỏi 4.
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.
Vẻ đẹp huy hoàng của biển:
 + Sóng đã cài then đêm sập cửa. 
 + Mặt trời đội biển nhô màu mới.
 + Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi.
- HS thảo luận, đưa các ý kiến trả lời dựa vào ý của toàn bài thơ.
 + Họ hát khi ra khơi: Câu hát ...gió khơi
Cá bạc ...tự buổi nào”
 + Kéo lưới: Kéo xoăn tay ... nắng hồng
 + Khi trở về: Đoàn thuyền ... mặt trời
- HS tự nêu như mục I.
Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2.
- Luyện đọc thuộc lòng. 
- Thi đọc thuộc lòng.
- Đánh giá, nhận xét
- 5 HS đọc, nêu giọng đọc từng khổ thơ.
- HS nêu cách đọc và đọc theo cặp
- Thi đọc diễn cảm. Nhận xét. 
- HS tự nhẩm thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- HS thi đọc từng khổ, cả bài, nhận xét.
3.Tổng kết bài: 1- 2’
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Dặn chuẩn bị giờ sau Khuất phục tên cướp biển.
CHÍNH TẢ
NGHE- VIẾT: HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN.
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng chính tả bài văn xuôi. Viết sạch sẽ, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm đúng bài tập 2a.	
- HS khá giỏi: Làm được bài tập 3.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ chép bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra : 2- 3’
2. Bài mới: 29-30’ 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Viết : lon xon, lom khom, lặng lẽ.
 + Tô Ngọc Vân là một họa sĩ như thế nào?
- Hướng dẫn HS viết từ khó.
- GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày đoạn văn.
- GV đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét chung về chữ viết, trình bày, sửa lỗi HS thường mắc.
- HS đọc đoạn chính tả.
- HS trả lời dựa vào nội dung bài.
- HS đọc thầm bài, tìm từ khó viết, dễ lẫn.
- Viết từ khó ra bảng con, bảng lớp. Nhận xét, sửa sai.
- HS viết bài..
- HS đổi vở soát dấu câu, lỗi chính tả trong bài.
- HS tự chữa lỗi (nếu có).
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài tập 2a:
- Yêu cầu HS làm nháp, ghi các từ cần điền theo thứ tự.
- GV kết luận thứ tự điền đúng : Kể chuyện-với truyện, câu chuyện- trong truyện, kể chuyện- đọc truyện.
Bài tập 3:
- GV đọc câu đố.
- Chốt lời giải đúng:
 a) nho- nhỏ- nhọ.
 b) chi- chì- chỉ- chị.
*/ HS nêu yêu cầu bài, đọc đoạn văn.
- Một HS làm bảng phụ.
- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.
- Đọc lại bài đã điền.
- HS thi giải đố.
3. Củng cố, dặn dò: 1- 2’.
- Nhận xét giờ học. 
- Dặn chuẩn bị bài sau.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I. Mục tiêu: 
- Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp phần giữ gìn xóm làng (đường phố, trường học) xanh, sạch, đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học.
 - Truyện về việc giữ gìn trường học sạch đẹp.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 4-5’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
- HS kể chuyện đã nghe, đã đọc giờ trước.
*/ Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu đề bài.
*/ Hướng dẫn chọn truyện phù hợp với đề bài.
 + Ngoài truyện gợi ý trong SGK, có thể kể về việc tham gia trang trí lớp, cùng bố mẹ dọn nhà cửa đón năm mới, ...
 + Cần kể những việc chính em (hoặc người xung quanh đã làm thể hiện ý thức làm đẹp môi trường.
*/ Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa của chuyện.
- Kể chuyện theo cặp:
- Thi kể chuyện trước lớp:
 + Câu chuyện em kể có ý nghĩa gì ?
- Cho HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất, người có câu chuyện hay nhất.
- HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- 3 em lần lượt đọc 3 gợi ý. 
- HS tìm truyện cho mình.
- Nối tiếp giới thiệu câu chuyện người thực việc thực của mình.
- HS thực hành kể chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Một số cặp cử đại diện kể trước lớp rồi nêu ý nghĩa của chuyện vừa kể hoặc trả lời câu hỏi của các bạn.
- Lớp nhận xét về nội dung, ý nghĩa, cách thể hiện.
3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau: Những chú bé không chết.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Hiểu cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì?
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn; biết đặt câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình.
- HS khá giỏi: viết được 4 – 5 câu kể theo yêu cầu BT 2.
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi các câu kể phần Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu ghi nhớ câu kể Ai thế nào?.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2.
- GV kết luận: Câu 1, 2 giới thiệu về bạn Diệu Chi. Câu 3 nêu nhận định về bạn ấy.
- Yêu cầu HS xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (Cái gì? Con gì?); Là gì?.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp câu hỏi 4.
- GV kết luận.
*/ HS đọc đoạn văn
- HS tìm câu kể Ai thế nào? có trong đoạn, nêu miệng. Nhận xét.
- HS làm nháp, 1 em làm bảng phụ.
- Chữa, nhận xét.
- HS trao đổi dựa vào kiến thức đã học, phát biểu.
 c. Ghi nhớ:
 + Câu kể Ai là gì? có mấy bộ phận?
 + Câu kể Ai là gì? dùng để làm gì?
- Nêu ghi nhớ. Lấy ví dụ vài câu Ai là gì?
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm theo cặp.
- Chốt bài làm đúng: a) câu 1: giới thiệu; câu 2: nhận định.
b) 5 câu nêu nhận định.
c) vừa nhận định, giới thiệu.
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm nháp, giới thiệu bạn trong lớp hoặc người trong gia đình, nhớ dùng câu Ai là gì? khi giới thiệu.
- Chấm điểm một số bài, khen những HS giới thiệu hay, có nhiều câu Ai là gì?
*/ 3 HS đọc đoạn văn và yêu cầu BT.
- HS trao đổi miệng làm bài.
- Các cặp phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- HS làm bài.
- HS thực hành thi giới thiệu.
- Nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀ GÌ?
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì? bằng cách ghép hai bộ phận câu (BT1, 2); biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước (BT 3)
II. Đồ dùng dạy học: 
Bảng phụ ghi BT2.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3- 4’ 
2. Bài mới: 29-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu ghi nhớ câu kể Ai là gì?
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
 + Đoạn văn có mấy câu?
 + Câu nào có dạng Ai là gì?
 + Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi là gì?
 + Bộ phận đó gọi là gì?
 + Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì?
- GV kết luận: Vị ngữ: là cháu bác Tự do cụm danh từ tạo thành.
*/ HS đọc BT1.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi của GV, nhận xét, bổ sung.
 c. Ghi nhớ:
- HS nêu ghi nhớ. 
- Lấy ví dụ câu Ai là gì? và tìm VN.
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm theo cặp.
- Chốt bài làm đúng: Các vị ngữ:
a) là Cha, là Bác, là Anh.
b) là chùm khế ngọt; là đường đi học.
(Từ là nối CN với VN, nằm ở bộ phận VN)
Bài 2:
- Treo bảng phụ, cho HS thi nối nhanh.
- Tuyên dương HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Chấm một số bài.
*/ 2 HS đọc nội dung và yêu cầu BT.
- HS trao đổi miệng làm bài.
- Các cặp phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài.
- 2 HS thi đua trên bảng.
- Nhận xét.
- HS làm bài, 1 em ghi bảng phụ.
- Chữa bài, một số em đọc câu vừa đặt. Nhận xét.
 3. Củng cố - dặn dò: 2- 3’
- HS đọc lại ghi nhớ.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: HS:	
Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài miêu tả cây cối đã học để viết một đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu dàn ý bài văn tả cây cối.
Bài 1:
- GV hỏi từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào bài văn miêu tả cây cối.
- GV chốt :
Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (mở bài)
Đoạn 2, 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây (thân bài)
Đoạn 4: Lợi ích cây chuối tiêu (kết bài)
Bài 2:
- Hướng dẫn HS:
 + 4 đoạn văn của bài Hồng Nhung đã hoàn chỉnh chưa ? Vì sao ?
 + Làm thế nào để hoàn chỉnh các đoạn văn đó ? 
- Yêu cầu HS chọn một đoạn và hoàn chỉnh vào vở. 
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét. Ví dụ:
Đoạn 1: Hè nào em cũng được về quê thăm bà ngoại. Vườn nhà bà em trồng nhiều thứ cây: nào na, nào ổi, nào bưởi nhưng nhiều nhất là chuối. Em thích nhất 1 cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2  Đến gần mới thấy rõ thân chuối như cột nhà.Sờ vào thân thi không còn cảm giác mát rượi vì cái vỏ nhẵn bóng đã khô.
Đoạn 3, 4: tương tự.
- Biểu dương những HS viết tốt.
 */ 2HS đọc yêu cầu, đọc dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu.
- HS nêu ý kiến.
*/ HS đọc yêu cầu bài, đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở, bảng phụ.
- Treo bảng nhận xét bài.
- Một số em đọc bài. Nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn chuẩn bị bài Tóm tắt tin tức.
TẬP LÀM VĂN.
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI.
I. Mục tiêu: HS:	
Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài miêu tả cây cối đã học để viết một đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 1-2’
2. Bài mới: 30-32’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS nêu dàn ý bài văn tả cây cối.
Bài 1:
- GV hỏi từng ý trong dàn ý trên thuộc phần nào bài văn miêu tả cây cối.
- GV chốt :
Đoạn 1: Giới thiệu cây chuối tiêu (mở bài)
Đoạn 2, 3: Tả bao quát, tả từng bộ phận của cây (thân bài)
Đoạn 4: Lợi ích cây chuối tiêu (kết bài)
Bài 2:
- Hướng dẫn HS:
 + 4 đoạn văn của bài Hồng Nhung đã hoàn chỉnh chưa ? Vì sao ?
 + Làm thế nào để hoàn chỉnh các đoạn văn đó ? 
- Yêu cầu HS chọn đoạn còn lại của tiết trước và hoàn chỉnh vào vở. 
- GV gọi HS đọc bài, nhận xét. Ví dụ:
Đoạn 3: ..Đặc biệt là buồng chuối dài lê thê, nặng trĩu với bao nhiêu nải úp sát nhau khiến cây như oằn xuống.
Đoạn 4 : Cây chuối dường như không bỏ thứ gì. Củ chuối, thân chuối để nuôi lợn, lá gói giòi, gói bánh, hoa chuối làm nộm. Quả chuối ăn vừa mát vừa bổ..
- Biểu dương những HS viết tốt.
 */ 2HS đọc yêu cầu, đọc dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu.
- HS nêu ý kiến.
*/ HS đọc yêu cầu bài, đọc 4 đoạn văn chưa hoàn chỉnh.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS thực hành viết đoạn văn vào vở, bảng phụ.
- Treo bảng nhận xét bài.
- Một số em đọc bài. Nhận xét, bổ sung.
 3. Củng cố - dặn dò: 1-2’
- Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả cây cối.
Thứ sáu ngày tháng 2 năm 2010
TẬP LÀM VĂN.
TÓM TẮT TIN TỨC. (bỏ không dạy)
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức, cách tóm tắt tin tức.
Bước đầu nắm được cách tóm tắt tin tức qua thực hành tóm tắt một bản tin.
II. Đồ dùng dạy học. Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: 3-4’
2. Bài mới: 28-30’
 a. Giới thiệu bài.
 b. Nhận xét:
- Nêu trình tự miêu tả cây cối.
Bài 1:
- Yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
- Chốt lại: Bản tin có 4 đoạn, 4 sự việc chính. Có thể tóm tắt như sau:UNICEF và báo Thiếu niên tiền phong vừa tổng kết cuộc thi vẽ Em muốn sống an toàn. Trong 4 tháng đã có 50 000 bức tranh của thiếu nhi được gửi đến. Các bức tranh cho thấy kiến thức của thiếu nhi về an toàn rất phong phú, tranh dự thi có ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS trao đổi cặp.
*/HS đọc bài Vẽ về cuộc sống an toàn
- HS trả lời, nhận xét.
- HS tìm đoạn văn, nội dung chính từng đoạn. Nhận xét.
- Các nhóm phát biểu , kết luận.
 c. Ghi nhớ:
- HS nêu ghi nhớ. 
 d. Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng:
Tóm tắt bằng 4 câu: Ngày 17-11-1994 vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. 29-11-2000 UNESCO lại công nhận vịnh Hạ long là di sản về địa chất, địa mạo. Ngày 11-12-2000, quyết định trên được công bố tại Hà Nội . Sự kiện này cho thấy VN rất quan tâm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản TN. (hoặc 3 câu đầu)
Bài 2:
- Yêu cầu HS làm vở.
- Đánh giá, có thể dùng câu 1, 3, 4 ở trên viết gọn,mối câu 1 dòng.
*/ HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS trao đổi tóm tắt miệng.
- Các cặp nêu kết quả bài làm. 
- Nhận xét, chữa bài.
*/ HS đọc đầu bài. Đọc lại 6 dòng đầu bài Vẽ về cuộc sống an toàn để hình dung ra cách tóm tắt.
- HS làm bài, 1 em viết bảng phụ.
- HS đọc bài, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò: 1- 2’
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau Luyện tập tóm tắt tin tức.

File đính kèm:

  • doctv 4 T 24.doc