Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1 (2,0 điểm)

 .“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

 ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng - Ngữ văn 7, tập 1)

a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.

 b. Trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung của đoạn.

Câu 2 (3,0 điểm)

Cảm nhận của em về “nét xuân” trong đoạn thơ sau:

“Mặt trời vừa nhóm lửa

 Nên nắng còn bâng khuâng

 Sương mắc võng vào núi

 Chùng dần trong gió xuân.

 . Suối bắt đầu róc rách

 Chim bắt đầu líu lo

 Đất bắt đầu sinh nở

 Trời bắt đầu non tơ.”

 (Biên giới mùa xuân- Trần Nhương)

Câu 3 (5,0 điểm)

Hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 323 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề giao lưu Olympic cấp huyện môn Ngữ văn lớp 7 - Năm học 2018-2019 (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018- 2019
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài 150 phút
(Đề gồm 3 câu, 01 trang)
Câu 1 (2,0 điểm)
 ...“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
 ( Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng - Ngữ văn 7, tập 1)
a. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn.
	b. Trình bày tác dụng của các biện pháp tu từ vừa tìm được trong việc thể hiện nội dung của đoạn.
Câu 2 (3,0 điểm) 
Cảm nhận của em về “nét xuân” trong đoạn thơ sau:
“Mặt trời vừa nhóm lửa
 Nên nắng còn bâng khuâng
 Sương mắc võng vào núi
 Chùng dần trong gió xuân...
 ... Suối bắt đầu róc rách
 Chim bắt đầu líu lo
 Đất bắt đầu sinh nở
 Trời bắt đầu non tơ.”
	 (Biên giới mùa xuân- Trần Nhương)
Câu 3 (5,0 điểm)
Hình ảnh người lao động qua “Những câu hát than thân” và truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn. 
............................. Hết ...........................
Họ và tên thí sinh: .Số báo danh......
Chữ kí giám thị 1:  Chữ kí giám thị 2 ..
UBND HUYỆN KINH MÔN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ GIAO LƯU OLYMPIC CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN: NGỮ VĂN 7
Hướng dẫn chấm gồm 03 câu 04 trang
A.  YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
     - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 Lưu ý: Điểm bài thi có thể lẻ đến 0,25 và không làm tròn số.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu
 Nội dung đạt được
Điểm
1
(2,0đ)
* Mức tối đa: Học sinh nêu được các ý sau:
a. Học sinh xác định được các biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, điệp ngữ.
b. Tác dụng: 
 - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêngTừ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người đọc, người nghe... Ai cũng chuộng mùa xuân và mê luyến mùa xuân nên càng trìu mến tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. 	
- Cách viết duyên dáng, mượt mà, lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc giàu chất thơ. Cảm xúc cứ trào qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo đượcai cấm đượcai cấm đượcai cấm đượcChữ thương được nhắc lại tới 4 lần, liên kết với chữ yêu, chữ nhớ đầy ấn tượng và rung động. 
- Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. Từ đó khơi gợi trong lòng người đọc tình cảm gắn bó với thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước.	
(Lưu ý: Học sinh có thể trình bày theo ý hoặc viết đoạn văn.)
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh (điểm từ 0,25 đến 1,75).
* Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5đ
 2
(3,0đ)
* Mức tối đa (2,0 điểm) Bài làm đạt các yêu cầu như sau: 
a. Hình thức:
- Học sinh viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn hoàn chỉnh.
- Cảm nhận tinh tế, diễn đạt trong sáng, giàu cảm xúc (ưu tiên những bài viết có sự sáng tạo).
- Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
b. Nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản sau:
- Đặc sắc về nghệ thuật: 
+ Thể thơ năm chữ giản dị, tự nhiên.
+ Từ gợi tả : bâng khuâng, róc rách, líu lo, non tơ.
+ Phép nhân hóa : mặt trời nhóm lửa, nắng bâng khuâng, sương mắc võng, đất sinh nở.
+ Nghệ thuật điệp từ bắt đầu, điệp cấu trúc ở khổ thơ cuối. 
- Giá trị nội dung: 
+ Với những nét vẽ độc đáo, mới lạ, đoạn thơ khắc họa một bức tranh thiên nhiên xinh đẹp, tươi trẻ và sống động mở đầu bằng hình ảnh về mùa xuân hết sức trong trẻo, gam màu rực rỡ của một ngày mới đang lên lộng lẫy và ấm áp khi đất trời sang xuân. 
+ Bình minh thức giấc trong sự thẹn thùng, bâng khuâng dần xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông ảm đạm. Từng làn sương mỏng manh chỉ còn vương lại nơi vách núi, tan dần trong gió xuân. 
+ Mùa xuân với sức mạnh diệu kì đã đánh thức vạn vật sinh sôi, nảy nở, tấu lên những bản nhạc rộn ràng, thánh thót, tất cả như trỗi dậy mạnh mẽ, bừng lên sức sống mới sau một giấc ngủ dài. Đó là mùa xuân nơi biên giới giản dị mà có hồn gợi lên cuộc sống yên bình, hạnh phúc. 
 + Đoạn thơ cho thấy sự quan sát, cảm nhận tinh tế; tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và yêu quê hương sâu sắc của tác giả. 
* Mức chưa tối đa: Giám khảo căn cứ vào các tiêu chí trên để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo các thang điểm: 0,25 -2,75 cho phần bài viết của học sinh.
* Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
1,0đ
0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
 0,5đ
 3
(5,0đ)
* Mức tối đa: Bài làm đảm bảo được những yêu cầu sau:
1. Nội dung: (4,0 đ)
a/ Mở bài: 
- Dẫn dắt, giới thiệu về hình ảnh người lao động trong văn học.
- Giới thiệu hai văn bản Những câu hát than thân và Sống chết mặc bay và nêu cảm nhận chung về hình ảnh người dân lao động.
 b/ Thân bài: 
* Khái quát chung: Các tác phẩm ra đời ở hai thời điểm và hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp gỡ ở sự cảm nhận sâu sắc, tinh tế về hình ảnh, thân phận của người dân lao động với sự cảm thương, lo lắng, xót xa trước cuộc sống lầm than của họ trong xã hội cũ.
* Trước hết đó là hình ảnh người dân lao động được thể hiện sâu sắc trong chùm ca dao than thân. 
- Số phận người nông dân nghèo khó lam lũ, lận đận được khắc họa qua hình ảnh con cò:
	Nước non lận đận một mình
	Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
	Ai làm cho bể kia đầy
	Cho ao kia cạn cho gầy cò con?
Bằng biện pháp ẩn dụ kết hợp câu hỏi tu từ, cách sử dụng thành ngữ khéo léo, bài ca dao đã làm nổi bật nỗi vất vả, lận đận, truân chuyên của người nông dân trong xã hội xưa. 
- Số phận người lao động gian khổ, nhọc nhằn, bị áp bức, bóc lột tàn tệ, chịu nỗi oan khuất không thể giãi bày:
+ Trước hết, hai chữ Thương thay được điệp lại bốn lần ở vị trí đầu câu lục là lời than cho những kiếp người khốn khổ, nhọc nhằn. Từ đó gợi lên giọng điệu đầy xót thương, oán trách.
+ Con tằm và lũ kiến li ti là hai hình ảnh ẩn dụ cho những thân phận nhỏ nhoi, sống âm thầm dưới đáy xã hội. Đó là những kiếp người suốt đời đầu tắt mặt tối bị bòn rút sức lực, kiếm ăn được mấy mà cả đời phải đi tìm mồi. 
+ Hạc và con cuốc lại là ẩn dụ về những thân phận phải nếm trải nhiều oan trái, bi kịch cuộc đời. Hạc muốn lánh đường mây để tìm một cuộc sống khoáng đạt, để thỏa chí tự do nhưng chim cứ bay mỏi cánh giữa bầu trời với những cố gắng thật vô vọng. Con cuốc lại là biểu hiện của phận người với nỗi oan trái, bất công dù có kêu ra máu cũng không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
=> Đánh giá: Với biện pháp nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ, bài ca dao như một bức tranh sống động về nỗi khổ nhiều bề của người dân lao động trong xã hội cũ, qua đó, thể hiện niềm đồng cảm, xót thương, đồng thời lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công.
* Hình ảnh người dân lao động với trăm nỗi đớn đau còn thể hiện chân thực trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn:
- Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Với hai thủ pháp đặc sắc là tương phản và tăng cấp, tác giả đã làm sống lại cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động dưới chế độ thực dân nửa phong kiến.
- Trong tác phẩm, Phạm Duy Tốn đã đặt người dân vào bối cảnh: Ra sức vật lộn để giữ đê, giữ gìn tính mạng (học sinh lựa chọn chi tiết để phân tích). Đó là một cảnh tượng nhốn nháo, căng thẳng, cơ cực, khốn khổ và nguy hiểm vô cùng trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
- Sự bất lực của sức người trước sức nước, sự yếu kém của thế đê trước sức mạnh ngày càng tăng của thiên nhiên thì thảm họa tất sẽ xảy ra: cảnh đê vỡ. Người dân rơi vào thảm cảnh, “kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết”.
=> Tác phẩm đã thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân lao động đồng thời lên án, tố cáo thái độ vô trách nhiệm, vô nhân tính của quan lại phong kiến với bản chất lòng lang dạ thú.
* Nhận xét chung:Qua hai văn bản, ta dễ dàng nhận thấy sự giao thoa trong cảm xúc của các tác giả. Nếu tác giả dân gian sử dụng hình thức lời thơ lục bát với giọng điệu xót xa, thương cảm cùng những hình ảnh mang tính biểu tượng thì Phạm Duy Tốn lại dùng lời văn cụ thể, sinh động với việc vận dụng khéo léo hai thủ pháp tương phản và tăng cấp. Sự cảm nhận và phản ánh của các tác giả thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với lòng cảm thương, xót xa trước cuộc sống lầm than, cơ cực của người dân lao động. Đó còn là lời phản kháng, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, vô nhân tính. 
c. Kết bài: 
- Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học.
2. Hình thức: (0,5 đ)
- Bài viết thể hiện rõ bố cục 3 phần: Mở bài - Thân bài - Kết bài.
- Diễn đạt mạch lạc trôi chảy, lập luận chặt chẽ, luận cứ đầy đủ, phù hợp, có liên kết mạch lạc.
- Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ...
3. Sáng tạo: (0,5 đ)
- Bài viết thể hiện được tính sáng tạo của bản thân người viết, sử dụng đa dạng các kiểu câu, lập luận sắc sảo, thuyết phục...
* Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa cho bài làm của học sinh ( GV căn cứ vào mức tối đa để đánh giá điểm từ 0,25 đến 4,75)
* Không đạt: Không làm bài hoặc lạc đề.
* Lưu ý: Học sinh diễn đạt cách khác nhưng trùng ý, chọn dẫn chứng và phân tích phù hợp vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên cần xem xét để cho điểm linh hoạt
0,5 đ
0,25đ
0, 5 đ
 0,5đ
0,25đ
0,25đ
 0,5đ
0, 5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

File đính kèm:

  • docde_giao_luu_olympic_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2018.doc