Đề đánh giá học sinh Tiểu học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Trần Thị Chuyên (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1: ( 0,75 điểm )Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì?
“ Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận, ôm ấp các chỏm núi ”
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ.
C. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 2: ( 1 điểm )
a. Các vế trong câu ghép” Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối bằng một quan hệ từ.
B. Nối bằng một cặp quan hệ từ.
C. Nối bằng một cặp từ hô ứng.
D. Nối trực tiếp.
b. Hai vế trong câu ghép” Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.” Có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Nguyên nhân- kết quả.
B. Điều kiện- kết quả.
C. Tương phản.
D. Tăng tiến.
Câu 3: ( 1,25 điểm ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau:
Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào.
Câu 4: ( 1 điểm ) Đặt câu với từ “ ngủ” mang nghĩa chuyển.
Câu 5: (1 điểm) Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.
Nguyễn Thụy Kha
Hình ảnh người bà đẹp cả về ngoại hình và nội tâm Hãy làm nổi bật vẻ đẹp của người bà trong đoạn thơ trên.
Câu 6: ( 5 điểm)
ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian làm bài : 60 phút ( Đề này gồm 06 câu, 01 trang ) Câu 1: ( 0,75 điểm )Dấu phẩy trong câu sau có tác dụng gì? “ Một dải mây mỏng, mềm mại như một dải lụa trắng dài vô tận, ôm ấp các chỏm núi ” Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ. Ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ. Câu 2: ( 1 điểm ) a. Các vế trong câu ghép” Sau khi tốt nghiệp phổ thông, chị đi học sư phạm còn chị Duyên đi thanh niên xung phong chống Mĩ cứu nước.” được nối với nhau bằng cách nào? Nối bằng một quan hệ từ. Nối bằng một cặp quan hệ từ. Nối bằng một cặp từ hô ứng. Nối trực tiếp. b. Hai vế trong câu ghép” Tuy quả nó không ăn được nhưng chị rất quý cây đó.” Có quan hệ với nhau như thế nào? A. Nguyên nhân- kết quả. B. Điều kiện- kết quả. C. Tương phản. D. Tăng tiến. Câu 3: ( 1,25 điểm ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào. Câu 4: ( 1 điểm ) Đặt câu với từ “ ngủ” mang nghĩa chuyển. Câu 5: (1 điểm) Tóc bà trắng tựa mây bông Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy. Nguyễn Thụy Kha Hình ảnh người bà đẹp cả về ngoại hình và nội tâm Hãy làm nổi bật vẻ đẹp của người bà trong đoạn thơ trên. Câu 6: ( 5 điểm) Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông . Dựa vào những câu thơ trên em hãy chọn tả một trong ba cảnh đẹp của quê hương. Con đường rợp bóng hàng cây. Cánh đồng quê vào một buổi chiều hè. Dòng sông hiền hòa với những con đò khua nước ven sông. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: TIẾNG VIỆT ( Hướng dẫn chấm gồm 01 trang) Câu Đáp án Điểm 1 (1điểm) B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ 0,75 điểm 2 (1điểm) a.(0,5 điểm ) A- Nối bằng một quan hệ từ (còn) 0,5 điểm b.( 0,5 điểm ) C- Tương phản 0,5 điểm 3 ( 1,25 điểm) Trạng ngữ: Mặt hồ 0,25 điểm Chủ ngữ: sóng; bọt; nước 0,5 điểm Vị ngữ: chồm dữ dội; tung trắng xóa; réo ào ào 0,5 điểm 4 (1 điểm) - HS đặt đúng câu câu trong đó từ “ ngủ” được dùng với nghĩa chuyển. 0,85 điểm - Đầu câu viết hoa, cuối câu có đấu chấm. 0,15 điểm 5 ( 1điểm) HS cần nêu được biện pháp nghệ thuật so sánh trong bài qua đó làm nổi bật vẻ đẹp cả về tâm hồn và ngoại hình của người bà. 1 điểm. 6 (5 điểm) Bố cục bài văn đủ 3 phần:MB; TB; KB 1 điểm Thân bài + Tả bao quát cảnh vật + Tả chi tiết cảnh vật + Nêu được tình cảm và những kỉ niệm của mình gắn bó với cảnh vật đó 3 điểm - Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, câu văn giàu hình ảnh, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ. 1 điểm
File đính kèm:
- de_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_mon_tieng_viet_lop_5_tran_thi.doc