Đề đánh giá học sinh Tiểu học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Chu Kim Dung (Có hướng dẫn chấm)

(Đề này gồm 6 câu, 1 trang)

I. Luyện từ và câu (5 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa:

A. buồn, sầu, tủi

B. vui, mừng, lo

C. êm đềm, êm dịu, huyên náo

Câu 2 (1 điểm): Dòng nào dưới đây ghi đúng 3 đại từ xưng hô trong 2 câu:

 “Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?”

A. ta, dân, thầy

B. con, thầy, họ

C. ta, con, thầy

Câu 3 (1 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:

Ở Tây Nguyên, suốt mùa phát rẫy trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông, tiếng đàn tơ-rưng luôn vang lên rộn rã.

Trạng ngữ: .

Chủ ngữ: .

Vị ngữ: .

Câu 4 (1 điểm): Các câu văn sau được liên kết bằng cách nào?

 Trống Choai rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Nhưng nó rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Trần | Ngày: 06/05/2023 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề đánh giá học sinh Tiểu học môn Tiếng Việt Lớp 5 - Chu Kim Dung (Có hướng dẫn chấm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TIỂU HỌC
MÔN: TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 6 câu, 1 trang)
I. Luyện từ và câu (5 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa:
buồn, sầu, tủi
vui, mừng, lo
êm đềm, êm dịu, huyên náo
Câu 2 (1 điểm): Dòng nào dưới đây ghi đúng 3 đại từ xưng hô trong 2 câu:
	“Ta băn khoăn tìm cách cứu dân khỏi cảnh hạn hán. Con có thể cùng thầy bàn mưu cứu trăm họ được không?”
ta, dân, thầy
con, thầy, họ
ta, con, thầy
Câu 3 (1 điểm): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau:
Ở Tây Nguyên, suốt mùa phát rẫy trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông, tiếng đàn tơ-rưng luôn vang lên rộn rã.
Trạng ngữ: ..
Chủ ngữ: ..
Vị ngữ: ..
Câu 4 (1 điểm): Các câu văn sau được liên kết bằng cách nào?
	Trống Choai rất đẹp trai với chiếc mào đỏ chói trên đầu. Nhưng nó rất kiêu ngạo. Mới sáng sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng.
Câu 5 (1 điểm): Viết một đoạn văn từ 5 đến 7 câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả nói về môi trường ở nơi em ở.
II. Tập làm văn (5 điểm)
Câu 6 (5 điểm): Học sinh có thể chọn 1 trong hai đề sau:
Đề 1: Hãy tả một người bạn mà em yêu quý.
Đề 2: Hãy tả lại ngôi trường đã gắn bó với em trong những năm học qua.
 HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: TIẾNG VIỆT
(hướng dẫn chấm gồm 2 trang)
Câu
Đáp án
Điểm
1
(1 điểm)
A
1
2
(1 điểm)
C
1
3
(1 điểm)
Trạng ngữ: Ở Tây Nguyên, suốt mùa phát rẫy trỉa lúa, cho đến khi cây lúa đơm bông
Chủ ngữ: tiếng đàn tơ-rưng
Vị ngữ: luôn vang lên rộn rã.
0,5
0,25
0,25
4
(1 điểm)
Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ và dùng từ ngữ nối.
1
5
(1 điểm)
HS viết đúng yêu cầu đề. (Tùy vào lỗi sai của HS để trừ điểm 0,1 điểm/1 lỗi).
1
6
(5 điểm)
Đề 1: Viết đúng kiểu bài văn tả người, có cấu tạo 3 phần. Nội dung bám sát yêu cầu đề, miêu tả được một vài nét nổi bật về ngoại hình, hoạt động của người được tả; bộc lộ được tình cảm yêu quý, gắn bó với bạn đó. Diễn đạt rõ ý không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.
Bài làm đạt được yêu cầu nêu trên có thể đánh giá ở mức (5- 4,5 điểm). Tùy vào hạn chế trong bài làm, có thể đánh giá ở các mức còn lại.
1. Mở bài : Giới thiệu về người định tả. 
2. Thân bài : 
- Tả ngoại hình của bạn.
- Tả tính tình hoạt động (học tập) của bạn.
- Kể lại một kỉ niệm với bạn.
3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về bạn.
Đề 2: 
1. Mở bài : Giới thiệu bao quát về ngôi trường.
2. Thân bài :
+ Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Cảnh bên ngoài trường: cổng trường, biển trường..
Cảnh bên trong trường: sân trường, vườn hoa, dãy nhà, .
Nêu kỉ niệm và những suy nghĩ về mái trường, thầy cô, bè bạn khi sắp phải rời xa ngôi trường Tiểu hoc.
3. Kết bài: Cảm nghĩ chung về ngôi trường.
1
3
1
 0,75
2,5
1
0,75

File đính kèm:

  • docde_danh_gia_hoc_sinh_tieu_hoc_mon_tieng_viet_lop_5_chu_kim_d.doc
Giáo án liên quan