Đề cương ôn tập Sinh học 6 kì 2

Câu 34: Than đá được hình thành như thế nào?

Trả lời: Do sự biến đổi của vỏ tráI đất những khu rừng quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên tráI đất mà chúng dần dần thành than đấ.

Câu 35: Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? Cấu tạo ra sao?

Trả lời: - Cơ quan sinh sản của cây thông là nón

- Cấu tạo:

+Nón đực: Nhỏ, màu vàng mọc thành cụm

 Vảy ( nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn

+ Nón cái: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc

 Vảy ( lá noãn) mang 2 noãn

 

doc10 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 9536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Sinh học 6 kì 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hịt khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Ví dụ: Quả cà chua, quả táo ta, quả chanh.
Câu 4: Quả mọng khác với quả hạch ở điểm nào? Hãy kể tên 3 loại quả mọng và 3 loại quả hạch có ở địa phương của em.
Trả lời:
Quả mọng : Phần thịt quả dày mọng nước. Ví dụ: Quả cà chua, quả chanh, quả đu đủ.
Quả hạch: Có hạch cứng chứa hạt ở bên trong. Ví dụ: Quả đào, quả mận, quả mơ
Câu 5: Vì sao người ta phảI thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô?
Trả lời:
Người ta phảI thu hoạch các loại đỗ (Xanh, đen) trước khi quả chín khô vì nếu để đợi đến lúc chín khô quả tự nẻ hạt sẽ rơI hết xuống ruộng không thể thu hoạch được.
Câu 6: Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt?
Trả lời:
 Có nhiều cáh để bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilông để ở nhiệt độ lạnh, phơI khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu.
Câu 7: Tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạt của cây 2 lá mầm và của cây 1 lá mầm.
Trả lời:
Giống nhau: 
+Đều có vỏ và phôi,
+ phôi đều gồm chồi mầm, lá mầm, thân mầm, rễ mầm.
Khác nhau: 
+ Hạt của cây 2 lá mầm phôi của hạt có 2 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ có trong 2 lá mầm
+ Hạt của cây 1 lá mầm chỉ có 1 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ có ở phôI nhũ
Câu 8: Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Trả lời:
Chọn hạt để làm giống cần có đủ các điều kiện sau:
+ Hạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khoẻ.
+ Hạt không sứt sẹo: Các bộ phận như vả, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới bảo đảm cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường. Chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt mới nảy mầm được.
+ Hạt không bị sâu, bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây non khi mới hình thành.
Câu 9: Sau khi học xong bài: Hạt và các bộ phận của hạt có bạn nói rằng: Hạt lạc gồm có 3 phần là vỏ, phôI và chất dinh dưỡng dự trữ. Theo em câu nói của bạn có chính xác không? Vì sao?
Trả lời:
Hạt lạc có cấu tạo giống như hạt đỗ đen chỉ gồm có 2 bộ phận là vỏ và phôi, vì chất dinh dưỡng dự trữ của hạt không tạo thành 1 bộ phận riêng mà được chứa trong 2 lá mầm ( là 1 phần của phôi). Vì vậy câu nói của bạn đó chưa thật chính xác.
Câu 10: Quả và hạt được phát tán nhờ động vật thường có những đặc điểm gì?
Trả lời:
Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm là quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào lông hoặc da của động vật đi qua hoặc đó là quả được động vật thường ăn
Câu 11: Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết?
Trả lời:
Quả và hạt có thể tự phát tán: Quả đậu, quả cải, quả chi chi
Câu 12: Những quả và hạt có đặc điểm gì thường được phát tán nhờ gió?
Trả lời:
Quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm: Có cánh hoặc có túm lôngnên có thể bị gió thổi đi rất xa
Câu 13: Người ta nói rằng những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Những hạt có khối lượng nhẹ thường rơI chậm và do đó bị gió thổi đi xa hơn những hạt có khối lượng lớn . Vậy điều đó là đúng
Câu 14: Trong thí nghiệm 2 ta đã dùng cốc thí nghiệm nào để làm đối chứng? Giữa cốc đối chứng và cốc thí nghiệm chỉ khác nhau về điều kiện nào? Thí nghiệm nhằm chứng minh điều gì?
Trả lời:
Cốc 3 của thí nghiệm 1 được sử dụng làm cốc đối chứng. Giữa cốc thí nghiệm và cốc đối chứng giống nhau về các điều kiện: Hạt giống, nước, không khí, chỉ khác nhau về điều kiện nhiệt độ. Thí nghiệm nhằm chứng minh dù có đầy đủ các điều kiện khác nhưng nếu lạnh quá hạt cũng không nảy mầm được, vậy hạt nảy mầm cần có nhiệt độ thích hợp.
Câu 15: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
Trả lời:
Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, đủ không khí và nhiệt độ thích hợp
Điều kiện bên trong: Hạt giống tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc.
Câu 16: Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống?
Trả lời:
Muốn chứng minh được sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống cần thiết kế thí nghiệm như sau: Làm nhiều cốc thí nghiệm giống nhau về tất cả các điều kiện bên ngoài ( đủ nước, đủ không khí, có nhiệt độ thích hợp), chỉ khác nhau về chất lượng hạt giống, ví dụ như chỉ có 1 cốc có các hạt giống tốt ( hạt chắc mẩy, không bị sâu bệnh, không sứt sẹo) còn các cốc khác đều có 1 trong những loại hạt giống xấu: hạt đã bị mọt, hạt bị mốc, hạt bị lép, hạt bị sứt sẹoíau đó so sánh kết quả hạt nảy mầm ở các cốc.
Câu 17: Cây có hoa có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì?
Trả lời:
Cây có hoa gồm có: + Cơ quan sinh dưỡng: Rễ, thân, lá
 + Cơ quan sinh sản: Hoa, quả, hạt
Chức năng của các cơ quan:
+ Rễ: Hấp thụ nước và các muối khoáng cho cây.
+ Thân: Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây
+Lá: Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước
+ Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt, tạo quả
+ Quả: Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt
+ Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống
Câu 18: Trong 1 cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành 1 thể thống nhất? Cho ví dụ
Trả lời:
 Cây có hoa là 1 thể thống nhất vì:
+ Có sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong mỗi cơ quan
VD: Hạt có cấu tạo gồm vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ phù hợp với chức năng nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
+ Có sự thống nhất giữa chức năng của các cơ quan
VD: Không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá không thể chế tạo được chất hữu cơ để nuôi cây
Câu 19: Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng xuất thu hoạch sẽ thấp?
Trả lời:
Rau là 1 loại cây cần nhiều nước, nếu trồng rau trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì rễ sẽ hoạt động yếu, hút được ít nước và muối khoáng.
Thiếu nước và muối khoáng sự quang hợp của lá sẽ giảm, chế tạo được ít chất hữu cơ, lá không thể xanh tốt. Thân, rễ, lá được cung cấp ít chất hữu cơ nên chậm lớn, cây sẽ bị còi cọc dẫn đến năng suất thu hoạch thấp.
Câu 20: Các cây ssống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
Trả lời:
Các cây sống trong môI trường nước thường có những dặc điểm hình thái:
+ Có tán lá rộng hoặc nhỏ ( trong nước)
+ Có chứa khí giúp cây nổi
Câu 21: Nêu 1 vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môI trường.
Trả lời:
VD: Cây rau dừa nước mọc ở trong nước có các rễ phụ phát triển thành phao xốp như bông, nhưng khi mọc trên cạn thì phao tiêu biến thành rễ phụ
+ Lá của cùng 1 loài cây khi mọc trong bóng râm hoặc chỗ ẩm ướt thường có màu xanh thẫm hơn và phiến thường lớn hơn so với lá của cây mọc ở ngoài sáng hoặc chỗ khô trên cạn.
Câu 22: Các cây sống trong những môi trường đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì? Cho 1 vài VD?
Trả lời:
Các cây sống trong những môI trường dặc biệt có đặc điểm:
+ Thân cây mọng nước, không có lá, rễ ăn sâu VD: Xương rồng, cỏ rễ dài
+ Có rễ chống giúp cây có thể đứng vững trên các bãI lầy ngập thuỷ triều ở vùng ven biển: VD: Cây đước, cây bần
Câu 23: Nêu đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có những điểm gì giống nhau và điểm gì khác nhau? 
Trả lời:
* Cấu tạo: - Cơ thể Tảo xoắn là 1 sợi gồm nhiều TB hình chữ nhật nối tiếp nhau, sợi tảo xoắn có màu lục là nhờ có thể màu chứa chất diệp lục
- Rong mơ sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, có màu nâu vì trong TB ngoài diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu
*Giống nhau: đều có cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá, luôn có chất diệp lục, sống ở nước
* Khác nhau: - Tảo xoắn có màu xanh, ở nước ngọt
 - Rong mơ có màu nâu, ở nước mặn
Câu 24: Tại sao không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự?
Trả lời:
Không thể coi rong mơ như 1 cây xanh thực sự vì: rong mơ chưa có rễ thân lá thật sự, chưa có mạch dẫn
Câu 25: Sau khi tìm hiểu 1 vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chug? ( phân bố , cấu tạo)
Trả lời:
Hỗu hết tảo sống ở nước, cơ thể gồm 1 hoặc nhiều TB , có cấu tạo đơn giản, có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục.
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng:
Tảo là thực vật bậc thấp vì:
Cơ thể có cấu tạo đơn bào
Sống ở nước
Chưa có thân, rễ, lá thật sự
Trả lời : C
Câu 27: Quan sát bằng mắt 1 cốc nước máy hoặc nước mưa và 1 cốc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?
Trả lời:
- Cốc nước máy hoặc nước mưa không màu, cốc nước ao hoặc nước hồ có màu xanh nhạt
- Giải thích:
+ Nước máy hoặc nước mưa không có tảo
+ Nước ao hoặc nước hồ có tảo sinh sống nên có màu xanh đó là tảo
Câu 28: Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?
 Trả lời: Có thân , lá thật , chưa có rễ thật sự
Chưa có mạch dẫn, chưa có hoa
Sinh sản bằng bào tử
Câu 29: So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?
Trả lời: Giống nhau: Đều chưa có mạch dẫn
Khác nhau:
Rêu có thân, lá thật , chưa có rễ thật sự, sinh sản bằng bào tử
Tảo chưa có rễ, thân , lá thật, có màu khác nhau, sinh sản bằng cách đứt đoạn.
Câu 30: So sánh rêu với cây có hoa?
 Trả lời: Giống nhau: Đều có thân, lá
Khác nhau:
Rêu chưa có mạch dẫn, chưa có rễ thật, sinh sản bằng bào tử
Cây có hoa: có rễ thật sự, có mạch dẫn, sinh sản bằng hạt.
Câu 31: Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt?
Trả lời: Rêu chỉ sống được ở những nơi ẩm ướt vì rêu chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá và cả ở rễ. Như vậy chức năng hút nước và dẫn truyến chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và muối khoáng hoà tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt.
Câu 32: So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?
Trả lời: Cây dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn vì cây dương xỉ có rễ , thân, lá thật có mạch dẫn
Câu 33: Làm thế nào để nhận biết được 1 cây thuộc dương xỉ?
Trả lời: +Có lá non cuộn tròn ở đầu và có lông trắng
Câu 34: Than đá được hình thành như thế nào?
Trả lời: Do sự biến đổi của vỏ tráI đất những khu rừng quyết cổ đại bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên tráI đất mà chúng dần dần thành than đấ.
Câu 35: Cơ quan sinh sản của cây thông là gì? Cấu tạo ra sao?
Trả lời: - Cơ quan sinh sản của cây thông là nón 
- Cấu tạo:
+Nón đực: Nhỏ, màu vàng mọc thành cụm
 Vảy ( nhị) mang 2 túi phấn chứa hạt phấn
+ Nón cái: Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ từng chiếc
 Vảy ( lá noãn) mang 2 noãn
Câu 36: So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
Trả lời:
Cấu tạo:
Cây thông: Có thân gỗ, có mạch dẫn.
Dương xỉ: Có cấu tạo đơn giản hơn
Sinh sản:
Thông sinh sản bằng hạt, cơ quan sinh sản là nón
Dương xỉ: Sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử
Câu 37: Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
Trả lời:
+ Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng
 + Cơ quan sinh sản gồm hoa, quả, hạt, hạt được vỏ quả bao bọc kín
+ Có môi trường sống đa dạng, là nhóm thực vật tiến hoá nhất
Câu 38: Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những đặc điểm gì phân biệt, trong đó điểm nào là quan trọng nhất?
Trả lời:
- Cây hạt trần: Thân gỗ, sinh sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở, chưa có hoa và quả
- Hạt kín: Cơ quan sinh dưỡng đa dạng, có hoa quả , hạt. Hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất là vị trí của hạt: + Hạt trần: Hạt nằm trên lá noãn hở
 + Hạt kín: Hạt nằm trong quả
Câu 39: Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
Trả lời:
Thực vật hạt kín có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay vì : Có các Cơ quan sinh dưỡng , sinh sản phát triển hoàn thiện 
Câu 40: Kể tên 5 cây hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau
Trả lời:
5 cây hạt kín: Cây ngô, cây mít, cây hoa cúc, cây đậu, cây hoa huệ.
Câu 41: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là gì?
Trả lời:
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm là số lá mầm của phôI : + Lớp 2 lá mầm phôI của hạt có 2 lá mầm 
 +Lớp 1 lá mầm phôI của hạt có 1 lá mầm
Câu 42: Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào?
Trả lời:
Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp 2 lá mầm hay lớp 1 lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài sau:Kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân.
Câu 43: Thế nào là phân loại thực vật?
Trả lời:
Việ tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.
Câu 44: Kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? Mỗi ngành cho 1 ví dụ.
Trả lời:
Các ngành thực vật đã học:
Ngành tảo: Chưa có rễ thân lá, sống ở nước là chủ yếu ví dụ : tảo xoắn, rong mơ
Ngành rêu: Rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơI ẩm ướt, ví dụ : cây rêu tường
Ngành dương xỉ: Rễ thật , lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có bào tử, Ví dụ: cây dương xỉ
Ngành hạt trần: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơi khác nhau, có hạt, có nón, ví dụ : cây thông
Ngành hạt kín: Rễ thật, lá đa dạng, sống ở các nơI khác nhau, có hạt, có hoa, quả, ví dụ: Cây lúa , đỗ 
Câu 45: Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện nào? Vì sao chúng có thể sống được trong môi trường đó?
Trả lời:
Thực vật ở nước (Tảo) xuất hiện trong điều kiện các đại dương chiếm phần lớn diện tích tráI đất 
Chúng có thể sống được trong môI trường đó vì cơ thể đơn giản thích hợp với môI trường nước: Không có rễ , thân, lá cũng như chưa phân hoá các loại mô hoàn chỉnh để thực hiện các chức năng riêng biệt
Câu 46: Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào? Cơ thể của chúng có gì khác so với thực vật ở nước?
Trả lời:
Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện khi các lục địa mới xuất hiện, diện tích đất liền mở rộng.
Cơ thể chúng khác so với thực vật ở nước là: đã xuất hiện các loại cơ quan và mô khác nhau của cơ thể thực vật, những thực vật có rễ, thân, lá xuất hiện
Câu 47: Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
Trả lời:
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện : Khí hậu tiếp tục khô hơn do mặt trời chiếu sáng liên tục
Hạt kín có đặc điểm tiến hoá hơn hẳn so với các ngành thực vật trước nó: Lá noãn khép kín , có hoa, quảthích nghi với mọi điều kiện sông: ở nước, ở cạn, vùng đồng bằng, trên núi cao, vùng nóng, vùng lạnh, cả ở các sa mạc và các vùng cực của tráI đất
Câu 48: Tại sao lại có cây trồng? Nguồn gốc của nó từ đâu?
Trả lời:
Do nhu cầu sống của con người mà con người đã có nhiều biện ppháp để tạo ra nhiều giống cây trồng khác nhau nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình
Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại
Câu 49: Cây trồng khác cây dại như thế nào? Do đâu có sự khác nhau đó? Cho 1 vài ví dụ cụ thể?
Trả lời:
Cây trồng có nhiều loại phong phú, bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt
Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau con người đã cảI tạo các bộ phận đó làm cây trồng khác xa xây dại
Ví dụ: Từ cây cải dại con người đã tạo ra nhiều loại cải trồng như su hào , bắp cải, sup lơ có phẩm chất tốt
Câu 50: Hãy kể tên 1 số cây ăn quả đã được cảI tạo cho phẩm chất tôt.
Trả lời: 
Một số cây ăn quả đã được cảI tạo cho phẩm chất tôt: Cây vảI thiều , cây hồng nhân hậu, cây chuối nhà,cây nhãn lồng.
Câu 51: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí oxi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
Trả lời:
 Nhờ quá trình quang hợp thực vật lấy khí cacbonic và nhả ra khí oxi nên có khả năng điều hoà lượng khí này trong không khí.Điều này đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí
Câu 52: Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu?
Trả lời:
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực
Câu 53: Tại sao người ta lại nói “ rừng cây như 1 lá phổi xanh” của con người?
Trả lời: 
người ta nói “ rừng cây như 1 lá phổi xanh” của con người vì:thực vật có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người cụ thể: góp phần giữ cân bằng lượng khí oxi và cacbonic trong không khí, có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, lá cây có thể ngăn bụi và khí độc , diệt 1 số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường giúp không khí trong sạch.
Câu 54: Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
Trả lời: 
Cần phải tích cực trồng cây gây rừng vì: Rừng cung cấp cho không khí 1 lượng lớn khí ơxi và lấy đI 1 lượng lớn khí cacbonic góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí, đòng thời nhờ có rừng không khí sẽ trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt 1 số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 55: Tại sao ở vùng bờ biển người ta phảI trồng rừng ở phía ngoài đê?
TRả lời:
ở vùng bờ biển người ta phảI trồng rừng ở phía ngoài đê vì:Nhờ thực vật có hệ rễ giữ đất nên có vai trò quan trọng trong việc chống sụt nở đất làm vỡ đê
Câu 56: Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
Trả lời:
Thực vật có vai trò giữ lại được 1 phần nước mưa và thấm dần xuống các lớp đất phía dưới tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào các chỗ trũng tạo thành sông, suối.Đó là nguồn nước quan trọng cung cấp cho nông nghiệp và sinh hoạt. Vì vậy thực vật có vai trò bảo vệ nguồn nước ngầm.
Câu 57: Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào?
Trả lời:
 Thực vật có hệ rễ giữ đất, tán lá cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra nên sau khi mưa lớn đất không bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông, suối làm nước không thoát kịp tràn lên các vùng thấp gây ngập lụt, mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán vì vậy thực vật có vai trò quan trọng trong việc hạn chế ngập lụt, hạn hán .
Câu 58: Thực vật có vai trò gì đối với động vật?
Trả lời:
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật: 
+ Chúng cung cấp thức ăn cho nhiều động vật( và bản thân động vật này lại là thức ăn cho nhiều động vật khác hoặc con người)
+ Cung cấp oxi cho hô hấp, cung cấp nơi ở và nơI sinh đẻ cho 1 số động vật
Câu 59: Kể tên 1 số loài động vật ăn thực vật
Trả lời: 
1 số loài động vật ăn thực vật: Trâu, bò, thỏ, ngựa.
Câu 60: Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào? Cho 1 vài ví dụ cụ thể.
Trả lời:
Thực vật , nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt đối với đời sống con người:
+ Cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp ví dụ: bạch đàn, xà cừ, mít.,
+ Cung cấp thức ăn cho con người ví dụ các loại rau cải, lúa, ngô
+ Dùng làm thuốc ví dụ kim ngân, bông lá đề, nhân sâm
Câu 61:Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người?
TRả lời:
Nếu không có thực vật thì cũng không có loài người vì: Thực vật qu a quá trình quang hợp lấy khí cacbonic và nhả khí oxi vào môI trường giúp con người có thể hô hấp được, thực vật cung cấp thực vật cung cấp cho con người nguồn thức ăn quan trọng, một số thực vật cung cấp cho con người thuốc chữa bệnh, thực vật còn tạo ra không khí trong lành không ô nhiễm.
Câu 62: ở địa phương em có những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế?
Trả lời:
những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế ở địa phương em: VảI, bí, lúa, su hào, các loại cải
Câu 63: Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
Trả lời:
+ Hút thuốc lá nhiều có hại do chất nicotin trong thuốc thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi
+ Hút thuốc phiện nhiều sẽ hút phảI moocphin và hêrooin là những chất độc nguy hiểm, gây nghiện. Nghiện thuốc phiện rất khó chữa, có hại đến sức khoẻ và gây hậu quả xấu không những cho bản thân mà cho cả gia đình và xã hội
Câu 64: Nấm giống và khác tảo ở điểm nào?
Trả lời:
+ Giống: Cơ thể cùng không có dạng thân dễ lá, cùng không có hoa, quả và chưa có mạch dẫn ở bên trong.
+ Khác: Nấm không có chất diệp lục như tảo nên dinh dưỡng bằng cách hoại sinh hoặc kí sinh
Câu 65: Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào ? Tại sao?
Trả lời:
Nấm dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng : Vì cơ thể nấm không có diệp lục nên không thể tự tổng hợp chất hữu cơ mà phảI sống nhờ chất hữu cơ có sẵn 
Câu 66: Nấm h

File đính kèm:

  • docon_tap_SINH_HOC_6_hk2_20150726_103518.doc