Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 học kỳ II

Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.

a. Mở Bài :

 Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.

b. Thân Bài:

 Chứng minh rừng quý giá:

- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:

+ Cho hoa thơm quả ngọt

+ Cho vỏ cây làm vật che thân

+ Cho củi, đốt sưởi.

+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 7 học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bị động
- Khái niệm:
+ Câu chủ động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động)
+ Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động)
- Mục đích chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại nhằm:
 Liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
- Quy tắc chuyển câu chủ động thành câu bị động:
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (hoặc cụm từ) ấy.
+ Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. 
5
Dùng cụm C-V để mở rộng câu 
- Mục đích của việc dùng cụm C-V để mở rộng câu:
 Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cuïm C–V, laøm thaønh phaàn cuûa caâu hoaëc cuûa cuïm töø ñeå môû roäng caâu.
- Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
 Các thành phần chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm chủ – vị.
6
Phép liệt kê
- Khái niệm:
 Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Các kiểu liệt kê: 
+ Xét về cấu tạo: có thể phân biệt liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp.
+ Xét về ý nghĩa : có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. 
Dấu chấm lửng 
* Công dụng:
-Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết 
- Thể hiện chổ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng 
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 
8
Dấu chấm phẩy 
* Công dụng:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp
9
Dấu gạch ngang 
* Công dụng:
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong một liên danh
* Cần phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối: 
+ Dấu gạch nối không phải là một dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
+ Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.
PHẦN III: Tập làm văn – Văn nghị luận
A. Lí thuyết
1. Khái niệm:
Văn nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó.
2. Đặc điểm:
- Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ, lập luận:
+ Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Được nêu ra bằng câu khẳng định (hay phủ định).
+ Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm có sức thuyết phục.
+ Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm
- Yêu cầu của luận điểm, luận cứ, lập luận:
+ Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế.
+ Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu.
+ Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục.
3. Đặc điểm và cấu tạo của đề:
- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.
- Tính chất của đề đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.
4. Các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận:
- Tìm hiểu đề phải xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài nghị luận để bài làm khỏi bị sai lệch.
- Lập ý là quá trình xây dựng hệ thống các ý kiến, quan điểm để làm rõ, sáng tỏ cho ý kiến chung nhất của toàn bài nhằm mục đích nghị luận (xác định luận điểm, tìm luận cứ, xây dựng lập luận).
Căn cứ để lập ý: dựa vào chỉ dẫn của đề, dựa vào những kiến thức về xã hội và văn học mà bản thân tích lũy được. Có thể đặt câu hỏi để lập ý.
5. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận
- Bố cục: 3 phần
+ Mở bài: Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
+ Thân bài: Triển khai trình bày nội dung chủ yếu của bài.
+ Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết về vấn đề được giải quyết trong bài.
- Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng,...
6. Phép lập luận chứng minh
a. Đặc điểm:
- Khái niệm: Phép lập luận chứng minh dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần chứng minh) là đáng tin cậy.
- Yêu cầu cơ bản về luận điểm, luận cứ, lập luận: Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
b. Các bước làm bài:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
2. Lập dàn bài :
3. Viết bài :
4. Đọc bài và sửa bài :
c. Bố cục: 
 a. MB: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
 b. TB: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
 c. KB: Nêu ý nghĩa của luận điểm. 
7. Phép lập luận giải thích:
a. Đặc điểm:
- Khái niệm: Phép lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm.
- Các phương pháp giải thích: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh đối chiếu với những hiện tượng khác, chỉ ra mặt có lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.
b. Các bước làm bài:
1. Tìm hiểu đề và tìm ý: 
2. Lập dàn bài :
3. Viết bài :
4. Đọc bài và sửa bài :
c. Bố cục: 
a. MB: Nêu luận điểm cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.
b. TB: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích .
c. KB: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích trong bài đối với mọi người.
B. Luyện tập
A. Cách làm bài văn lập luận chứng minh:
B1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Yêu cầu chung của đề: Yêu cầu chứng minh như thế nào ?
- Xác định vấn đề phải chứng minh: Đề bài đưa ra tư tưởng gì ?
- Lập luận chứng minh:
+ Lí lẽ: Đưa ra các lí lẽ
+ Dẫn chứng: Tìm các dẫn chứng phù hợp
B2: Lập dàn bài: 
a. MB:- Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh.
- Trích dẫn (Nếu có)
- Nêu khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó
b. TB: - Dùng lí lẽ để chứng minh:
- Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ:
c. KB:	- Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh.
- Rút ra bài học cần thiết
B3: Viết bài:
a. Cách viết MB: Có các cách sau:
C1: Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh
C2: Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh
C3: Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh
b. Cách viết TB:
- Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. 
Ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp: Thật vậy .. Quả đúng như vậy ... Có thể thấy rõ ...Điều đó được chứng tỏ ...
c. Cách viết KB:
- Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết thúc bài như: Tóm lại..., Như vậy..., Đến đây có thể khẳng định ...
B4: Đọc và sửa lại:
Kiểm tra lại cách dùng từ ngữ lập luận, ...
Soát các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu, ...
* Xem và làm lại các đề 1,2,3,4,5 trong SGK/58-59
Đề 1 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”
a. Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lòng kiên trì nhân nại. Dẫn câu tục ngữ: “ Có công  kim”
b. Thân bài: 
- Xét về thực tế câu tục ngũ có nghĩa là có công sức, lòng kiên trì mãi mãi 1 thanh sắt to lớn sẽ trở thành 1 cây kim nhỏ bé ..
- Vai trò lòng kiên trì nhẫn nại trong đời sống trong học tập và trong mọi lĩnh vực 
- Sự kiên trì, nhẫn nại giúp chúng ta thành công trong mọi lĩnh vực 
- Tìm dẫn chứng trong đời sống xung quanh, các gương sáng trong XH, trong các tác phẩm văn học và trong ca dao tục ngữ .
c. Kết bài: Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ ấy 
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
a. Mở bài:
+ Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
+ Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
b. Thân bài:
- Luận điểm giải thích:
Ẩn dụ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn đã gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?
- Luận điểm chứng minh..
+ Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam vẫn sống theo đạo lí đó: con cháu biết ơn ông bà, cha mẹ.
 . Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 . Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
+ Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu: Ngày 20/11 Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo. Ngày 27/7Thương binh liệt sĩ.
+ Luận cứ 3: Một số phong trào tiêu biểu: Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 . Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
 . Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
c. Kết bài:
+ Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
+ Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
+ Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chứng minh nội dung câu tục ngữ đó – SGK/59
a. Mở bài: 
- Nhân dân ta đã rút ra kết luận đúng đắn về môi trường xã hội mà mình đang sống, đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có tác dụng quan trọng đối với nhân cách của con người.
- Kết luận ấy đã đúc kết lại thành câu tục ngữ: “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
b. Thân bài: 
- Lập luận giải thích.
 Mực có màu đen thường tượng trưng cho cái xấu, những điều không tốt. Một khi đã bị mực dây vào là dơ và khó tẩy vô cùng. (Nói rỡ mực ở đây là mục Tàu bằng thỏi mà người Việt ngày xưa thường dùng, khi viết phải mài nên dễ bị dây vào). Khi đã sống trong hoặc kết bạn với những người thuộc dạng “mực” thì con người ta khó mà tốt được. Đèn tỏa ánh sáng đến mọi nơi, ánh sáng của nó xua đi những điều tăm tối. Do đó đèn tượng trưng môi trường tốt, người bạn tốt mà khi tiếp xúc ta sẽ noi theo những tấm gương đó để cố gắng
- Luận điểm chứng minh.
+ Luận cứ 1: Nếu ta sinh ra trong gia đình có ông bà, cha mẹ là những người không đạo đức, không biết làm gương cho con cháu thì ta ảnh hưởng ngay. 
+ Luận cứ 2: Khi đến trường, đi học, tiếp xúc với các bạn mà chưa chắc tốt. rủ rê chơi bời. 
+ Luận cứ 3: Ra ngòai xã hội, những trò ăn chơi, những cạm bẫy khiến ta sa đà. Thử hỏi như thế thì làm sao ta có thể tốt được. Khi đã dính vào nó thì khó từ bỏ và xóa đi được. Ngày xưa, mẹ của Mạnh Tử đã từng chuyển nhà 3 lần để dạy con, bà nhận thấy rõ: “sống trong môi trường xấu sẽ làm ta trở thành người xấu-là gánh nặng của xã hội”
- Ngược lại với “mực” là “đèn”-ngừoi bạn tốt, môi trường tốt. Khi sống trong môi trường tốt, chơi với những người bạn tốt thì đương nhiên, ta sẽ có đạo đức và là người có ích cho xã hội. Bởi vậy ông cha ta có câu: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn”
- Liên hệ một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung tương tự.
- Có những lúc gần mực chưa chắc đen, gần đèn chưa chắc rạng. Tất cả chỉ là do ta quyết định.
c. Kết bài: 
- Chúng ta cần phải mang ngọn đèn chân lý để soi sáng cho những giọt mực lầm lỗi, cũng nên bắt chước các ngọn đèn tốt để con người ta hoàn thiện hơn, là công dân có ích cho xã hội”
- Ý nghĩa chung của câu tục ngữ đói với em và moi người.
Đề 4: Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người 
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
c/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
Đề 5 : Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
“Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
a.Mở bài:
- Nêu tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh
- Phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến chống quân thù
- Nêu vấn đề: “Một cây..núi cao”
b.Thân bài:
 Luận điểm giải thích:
“Một cây không làm nên non, nên núi cao”
- Ba cây làm nên non, nên núi cao
- Câu tục ngữ nói lên đ/k là sức mạnh của cộng đồng dân tộc.
 Luận điểm chứng minh: 
- Thời xa xưa Việt Nam đã trồng rừng, lấn biển, làm nên những cánh đồng màu mỡ.
- Trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước
+ Khởi nghĩa Bà Trưng, Bà Triệu, Quang Trung...
+ TK 13: Ngô Quyền chống quân Nam Hán
+ TK 15: Lê Lợi chống Minh
+ Ngày nay: chiến thắng 1954
+ Đại thắng mùa xuân 1975
- Trên con đường phát triển công nông nghiệp, hiện đại hoá phấn đấu cho dân giàu nước mạnh: Hàng triệu con người đang đồng tâm..
c. Kết bài:
- Đoàn kết trở thành 1 truyền thống quý báu của dân tộc
- Là HS em cùng xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau học tập.
Đề 6: Rừng quý giá vì măng lại nhiều lợi ích cho con người. Em hãy chứng minh điều đó, và nêu lên trách nhiệm của mọi người đối với rừng.
a. Mở Bài : 
 Giới thiệu giá trị quý báu, kho tài nguyên của rừng đối với đời sống con người.
b. Thân Bài:
 Chứng minh rừng quý giá:
- Từ xa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ:
+ Cho hoa thơm quả ngọt
+ Cho vỏ cây làm vật che thân
+ Cho củi, đốt sưởi.
+ Cung cấp các nguồn thực phẩm đa dạng: rau, củ, quả, chim thú,
- Rừng cung cấp vật dụng cần thiết
+ cho tre nứa làm nhà
+ Gỗ quý làm đồ dùng
+ Cho lá làm nón...
+ Cho dược liệu làm thuốc chữa bệnh
- Rừng mang nhiều lợi ích cho con người.
+ Rừng chắn lũ, giũ nước.
+ Cung cấp ô xi, điều tiết khi hậu
+ Rừng là nguồn vô tận cung cấp vật liệu: giấy viết, sợi nhân tạo để dệt vải, thắng cảnh để nghỉ ngơi, là nguồn du lịch.
+ Rừng điều hoà khí hậu, làm trong lành không khí
- Liên hệ trong chiến tranh.
- Hậu quả tác hại của việc phá rừng.
- Trách nhiệm của con người.
+ Bảo vệ rừng, chống phá rừng bừa bãi, chống cháy rừng.
+ Khai thác rừng hợp lí, trồng rừng,..
c) Kết Bài :
- Khẳng định lợi ích to lớn của rừng bảo vệ rừng
- Mọi người cần nâng cao nhận thức về rừng.
Đề 7: Ca dao Việt Nam có những câu quen thuộc:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Em hãy chứng minh vấn đề trên trong câu ca dao ấy.
a. Mở bài:
- Dẫn vào đề: kho tàng Việt Nam rất phong phú, có những câu hay cả về tư tưởng và hình thức nghệ thuật, đặc biệt là về tư tưởng.
- Định hướng và phạm vi chứng minh.
Tư tưởng đoàn kết dân tộc thể hiện trong câu ca dao đã được thực tế đời sống của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay chứng minh là hùng hồn.
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- Hình ảnh bầu – bí khác giống nhưng chung một giàn. Cần yêu thương là cách nói ẩn dụ tượng trưng nhằm thể hiện một cách kín đáo và sâu sắc tình yêu thương đoàn kết, đùm bọc nhau của các dân tộc Việt nam trong lịch sử dụng nước và giữ nước.
- Luận chứng chúng minh theo 3 luận điểm.
+ Thương yêu giúp đõ nhau trong đời sống nghèo túng vấn vả “Chị ngã em nâng” , “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,...
+ Đùm bọc nhau trong hoạn nạn thiên tai, lá lành đùm lá rách, cả nước giúp đỡ đồng bào lũ lụt, nhường cơm sẻ áo,
+ Đoàn kết thương yêu nhau trong hai cuộc kháng chiến.
c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.
- Đoàn kết thương yêu nhau đã trở thành sức mạnh giúp ta thành công.
- Rút ra bài học cho bản thân: khắc phục tính đố kị, cá nhân, ích kỉ, thực sự đoàn kết òa nhập và yêu thương các bạn trong lớp, làng xóm.
B. Cách làm bài văn lập luận giải thích:
B1: Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Vấn đề cần giải thích: Đề cập trực tiếp hay gián tiếp ? Nếu là gián tiếp thì nó được thể hiện ở đâu ? Cần cắt nghĩa câu đó .
- Tìm ý:
+ Giải thích nghĩa của câu đó từ nghĩa đen đến nghĩa bóng.
+ Lấy những ví dụ cụ thể trong thực tế
+ Liên hệ các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, ... tương tự
B2: Lập dàn bài:
a. MB: - Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn, ...
- Trích dẫn (Nếu có)
- Nêu nội dung của nó
b. TB: 
- Giải thích các từ ngữ, khái niệm trong câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn, ... (Nếu có) - Là gì ?...
- Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác. - Tại sao ? Vì sao ?
- Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống con người, lí giải sâu vấn đề - Cần làm gì ?
c. KB: - Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
B3: Viết bài:
a. Cách viết MB: Có các cách sau:
C1: Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích.
C2: Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn dắt đến cái cần giải thích
C3: Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề
b. Cách viết TB:
- Mỗi ý giải thích viết thành một đoạn. Chú ý khi chuyển đoạn văn này sang đoạn văn khác
c. Cách viết KB:
- Cần hô ứng với phần MB
B4: Đọc và sửa lại:
- Đọc lại xem có phù hợp với dàn bài không. Sửa lại cho hoàn chỉnh
* Xem và làm lại các đề 1,2,3,4,5 trong SGK/88
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.
a) Më bµi: 
- Giíi thiÖu c©u tôc ng÷ víi ý nghÜa s©u xa lµ ®óc kÕt kinh nghiÖm vµ thÓ hiÖn kh¸t väng ®i nhiÒu n¬i ®Ó më réng hiÓu biÕt. 
b) Th©n bµi: 
Häc sinh gi¶i thÝch râ rµng vµ lËp luËn lµm næi râ vÊn ®Ò:
- NghÜa ®en 
+ C©u tôc ng÷: “§i mét ngµy ®µng” lµ ý nãi ®i nhiÒu ®i xa vµ ®i th× häc ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm, kiÕn thøc “mét sµng kh«n”.
- NghÜa bãng : nghÜa cña c¶ c©u tôc ng÷ muèn khuyªn r¨n, nh¾c nhë vµ khuyÕn khÝch chóng ta kinh nghiÖm cña «ng cha cÇn “§i mét ngµy ®µng häc mét sµng kh«n”
(lÊy dÉn chøng cô thÓ chøng minh.)
- Më réng bµn luËn:
Nªu ®­îc mÆt tr¸i cña vÊn ®Ò : ®i nhiÒu mµ kh«ng häc hái, kh«ng cã môc ®Ých cña viÖc häc.
c) KÕt bµi: 
- C©u tôc ng÷ ngµy x­a vÉn cßn ý nghÜa ®èi víi ngµy h«m nay.
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải thích câu nói đó – SGK/87
a. Mở bài: 
- Nêu vai trò, ý nghĩa của sách trong việc mở mang trí tuệ.
- Trích dẫn câu nói.
b. Thân bài:
* G.thích ý nghĩa câu nói:
- Sách là gì: là kho tàng tri thức, là sản phẩm tinh thần, là người bạn tâm tình gần gũi.
- Trí tuệ: tinh hoa của sự hiểu biết. Sách soi chiếu con người mở mang hiểu biết. 
-Sách là ngọn đèn bất diệt của con người: Sách giúp ta hiểu về mọi lĩnh vực, sách giúp ta vượt mọi khoảng cách về thời gian, không gian.
* Thái độ đối với việc đọc sách: 
- Tạo thói quen đọc sách.
- Cần chọn sách để đọc.
- Phê phán và lên án những sách có ND xấu.
- Bảo vệ và tôn vinh sách.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại tác dụng to lớn của sách.
- Nêu phương hướng hành động của cá nhân.
Đề 3.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc: là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Giới thiệu, trích dẫn bài ca dao.
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giá gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa bóng: Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yêu nhau là truyền thống của dân tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yêu nhau?
- Đề cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống lao động: chống bão lũ, hạn hán....
- Để cùng chống giặc ngoại xâm...
- Để cùng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghèo, nạn nhân chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( có thể dẫn một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự)
* Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yêu đùm bọc và sống có trách nhiệm với chính những người thân yêu trong gia đình, hàng xóm...
- Sống có trách nhiệm với cộng đồng: tham gia các phong trào ủng hộ, các hoạt động từ thiện....
* Liên hệ bản thân:
- Là h

File đính kèm:

  • docAAA_De_cuong_on_tap_HK_II__Ngu_Van_7_20150725_030853.doc