Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4+5 - Năm học 2019-2020

I. Mục đích và phương pháp chứng minh:

1. Mục đích:

a. Trong đời sống:

- Trong đời sống một khi bị nghi ngờ, hoài nghi chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.

- Khi cần chứng minh một điều ta nói là thật thì ta dẫn sự việc ấy ra, dẫn người đã chứng kiến việc ấy.

 Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.

b. Trong văn nghị luận:

 Để chứng minh ý kiến nào đó đúng sự thật, đáng tin cậy thì ta dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng rõ vấn đề.

 

docx11 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 21/11/2023 | Lượt xem: 156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 4+5 - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ bảy ngày 29 tháng 02 năm 2020
BÀI GIẢNG NGỮ VĂN 7 – HKII
TUẦN 4-5
BÀI 21
TIẾT 85
VĂN BẢN
SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
 - Đặng Thai Mai -
(Tự học có hướng dẫn)
I. Tìm hiếu chung:
 1. Tác giả: SGK/36
 2. Tác phẩm: SGK/36
II. Đọc – hiểu văn bản:
 1. Nội dung:
- Tiếng Việt giàu và đẹp trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
- Tiếng Việt với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc.
 2. Nghệ thuật:
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận.
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén.
- Dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục.
TIẾNG VIỆT
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
 1. Ví dụ: SGK/39
 2. Nhận xét:
 a. Xác định trạng ngữ và nội dung ý nghĩa:
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời, kiếp kiếp. từ nghìn đời nay 
 TN TN TN TN
 (địa điểm) (thời gian) (thời gian) (thời gian)
 - Thép Mới -
* VD bổ sung:
- Vì trời mưa, nên đường rất trơn.
 TN (nguyên nhân)
- Để làm vui lòng cha mẹ , các em cần học hành chăm chỉ.
 TN (mục đích) 
- Em đến trường, bằng xe đạp.
 TN (phương tiện)
- Nhanh như cắt, bạn ấy đã đến trường.
 TN (cách thức)
b. Xác định vị trí của trạng ngữ trong câu:
 Có thể đổi vị trí của trạng ngữ như sau:
(1) - Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời: đầu câu ® cuối câu (Người dân .., dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời).
 - Hoặc chuyển sang giữa câu (Người dân cày VN, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.)
(2) - đời đời, kiếp kiếp: cuối câu ® đầu câu (Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người.)
 - Hoặc chuyển sang giữa câu (Tre, đời đời, kiếp kiếp, ăn ở với người.)
(3) - từ nghìn đời nay: giữa ® đầu câu (Từ nghìn đời nay, cối xay )
 - Hoặc chuyển sang cuối câu (cối xay tre , từ nghì đời nay.)
 3. Bài học: ghi nhớ SGK/39
II. Luyện tập:
 Làm bài tập 1, 2 SGK/39 – 40
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Mục đích và phương pháp chứng minh:
1. Mục đích:
a. Trong đời sống:
- Trong đời sống một khi bị nghi ngờ, hoài nghi chúng ta đều có nhu cầu chứng minh sự thật.
- Khi cần chứng minh một điều ta nói là thật thì ta dẫn sự việc ấy ra, dẫn người đã chứng kiến việc ấy.
® Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến (luận điểm) nào đó là chân thực.
b. Trong văn nghị luận:
 Để chứng minh ý kiến nào đó đúng sự thật, đáng tin cậy thì ta dùng lời lẽ, lời văn trình bày, lập luận để làm sáng rõ vấn đề.
2. Phương pháp chứng minh:
 Văn bản: “Đừng sợ vấp ngã” 
 a. Luận điểm cơ bản: “Đừng sợ vấp ngã”.
 Những câu văn mang luận điểm:
 + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
 + Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
 b. Lập luận của bài văn:
- Trong đời sống chuyện vấp ngã là thường (d/c):
 + Lần đầu tiên chập chững bước đi, bạn đã bị ngã.
 + Lần đầu tiên tập bơi, bạn uống nước và suýt chết đuối.
- Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã, những thất bại không ngăn cản họ trở thành người nổi tiếng (d/c):
 + Oan Đi-nây từng bị toà báo sa thải vì thiếu ý tưởng.
 + Lúc còn học phổ thông Lu-i Pa-xtơ chỉ là một học sinh trung bình.
 + L.Tôn-xtôi, tácgiả bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Chiến tranh và hoà bình” bị đình chỉ học đại học vì không có năng lực vừa thiếu ý chí học tập.
 + Hen-ri Pho thất bại và cháy túi đến năm lần trước khi đi tới thành công.
 + Ca sĩ Ô-pê-ra nổi tiếng En-ri-cô Ca-ru-xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được.
 3. Bài học: ghi nhớ SGK/42
II. Luyện tập:
 Làm bài tập SGK/43 văn bản “Không sợ sai lầm”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------BÀI 22
TIẾT 89
TIẾNG VIỆT
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (TIẾP THEO)
I. Công dụng của trạng ngữ:
 1. Ví dụ: SGK/45 – 46
2. Nhận xét:
a. Thường thường,/vào khoảng đó,/ Sáng dậy,/ 
 TN TN TN
 (thời gian)
nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời,/
 TN
 (cách thức)
/ Trên giàn thiên lý,/Chỉ độ tám, chín giờ sáng, /trên nền trời trong
 TN TN TN
 (nơi chốn) (thời gian) (nơi chốn)
b. Về mùa đông,
 TN (thời gian)
 ® Tất cả TN trên góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác và có tác dụng liên kết câu làm đoạn văn mạch lạc.
 3. Bài học: ghi nhớ SGK/46
II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:
Ví dụ: SGK/46
Nhận xét:
 “Người VN ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc / để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.”
 TN
® tách thành một câu riêng để nhấn mạnh ý nghĩa của TN, tạo nhịp điệu cho câu văn và có giá trị tu từ.
Bài học: ghi nhớ SGK/47
III. Luyện tập:
 Làm bài tập 1, 2 SGK/47 – 48
---------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh:
* Đề: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 a. Xác định yêu cầu chung của đề:
- Đề nêu lên một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ.
- Đề yêu cầu: chứng minh tư tưởng đó là đúng đắn.
 b. Tìm ý: 
- Luận điểm: Ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện.
+ Câu tục ngữ khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống.
+ Chí là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Ai có các điều đó thì sẽ thành công.
- Luận cứ: 
+ Những dẫn chứng trong đời sống (những tấm gương bền bỉ của HS nghèo vượt khó, những người lao động, vận động viên, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học không chịu lùi bước trước khó khăn, thất bại); Những dẫn chứng trong thời gian, không gian, quá khứ,
+ Một người có thể đạt tới thành công, tới kết quả được không? Nếu không theo đuổi một mục đích, một lí tưởng tốt đẹp nào đó?
- Lập luận: có 2 cách:
+ Xét về lí lẽ bất cứ việc gì dù là giản đơn nhưng không có chí, không chuyên tâm, kiên trì thì sẽ không làm được.
+ Xét về thực tế có biết bao tấm gương nhờ có chí mà thành công: anh Nguyễn Ngọc Ký, các vận động viên khuyết tật đạt huy chương vàng
2. Lập dàn bài:
 a. MB: Nêu vai trò của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết: đó là một chân lí.
 b. TB:
- Xét về lí:
+ Chí là điều rất cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.
+ Không có chí thì không làm được gì.
- Xét về thực tế:
+ Những người có chí đều thành công (dẫn chứng )
+ Chí giúp người ta vượt qua mọi khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được (dẫn chứng )
 c. KB: Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ để khi ra đời làm được những việc lớn.
3. Viết bài:
a. MB: Có thể chọn một trong các cách sau:
- Đi thẳng vào vấn đề.
- Suy từ cái chung đến cái riêng.
- Suy từ tâm lí con người.
 b. TB:
- Phải có từ ngữ chuyển đoạn tiếp nối phần mở bài với thân bài. (thật vậy, đúng như vậy )
- Viết đoạn phân tích lí lẽ, đoạn nêu các dẫn chứng tiêu biểu 
c. KB: 
- Có thể sử dụng từ ngữ chuyển đoạn: tóm lại, câu tục ngữ cho ta bài học 
- Kết bài trên hô ứng với mở bài.
- Kết bài phải cho thấy luận điểm cần chứng minh.
4. Đọc lại và sửa chữa:
 * ghi nhớ: SGK/50
II. Luyện tập:
----------------------------------------------------------------------------------------------------
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
* Đề: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”
1. Tìm hiểu đề:
- Điều phải chứng minh: lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng - một đạo lý sống đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam.
- Yêu cầu: đưa ra và phân tích những chứng cứ thích hợp để người đọc, người nghe thấy rõ điều nêu ở đề bài là đúng đắn, là có thật.
2. Tìm ý:
- Với đề bài trên ta cần phải viết một đoạn văn ngắn để diễn giải cho rõ điều phải chứng minh. Bởi lẽ, đề đưa ra hai vấn đề dưới hình thức hai câu tục ngữ với lối nói ẩn dụ bằng hình ảnh kín đáo, sâu sắc và có rất nhiều người chưa hiểu đúng, hiểu hết ý nghĩa của đề.
- Hai câu tục ngữ trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng cùng nêu lên một bài học về lẽ sống, về đạo đức và tình nghĩa cao đẹp của con người. Đó là lòng biết ơn, nhớ ơn về cội nguồn của người ăn quả, người uống nước. Người ăn quả chín thơm ngon nhất định không được quên công lao của người trồng cây vất vả sớm hôm chăm bón. Người uống ngụm nước trong lành hãy nhớ đến cội nguồn dòng nước này từ đâu chảy tới. Biết ơn và nhớ ơn là truyền thống đạo đức làm nên bản sắc, tính cách và vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người VN.
- Những biểu hiện của lòng biết ơn trong thực tế đời sống:
+ Con cháu kính yêu và biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Các lễ hội văn hoá.
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên.
+ Tôn sùng và nhớ ơn những người anh hùng, những người có công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Ngày 27/7 hàng năm là dịp để chúng ta thể hiện lòng biết ơn đó.
+ Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ và Cách mạng.
+ Học trò biết ơn thầy giáo và cô giáo.
+ Những câu ca dao khuyên con người phải ghi nhớ công ơn của ông bà cha mẹ.
+ Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc bà mẹ VN anh hùng
3. Lập dàn bài:
a. MB: dẫn hai câu tục ngữ đề cao lòng biết ơn của nhân dân ta.
b. TB: 
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ.
- Chứng minh: nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.
Trong nhà trường: HS nhớ ơn thầy cô.
Trong gia đình:
+ Thờ cúng tổ tiên ® nhớ ơn tổ tiên
+ Lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ ® thể hiện lòng biết ơn và mong muốn báo đáp công ơn cha mẹ.
Trong đời sống cộng đồng:
+ 10/3 âm lịch cả dân tộc thành kính hướng về ngày giỗ tổ Hùng Vương.
+ Ngày nay, có nhiều ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc: 27/7 ngày thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ những người đã hy sinh xương máu bảo vệ Tổ quốc; 20/11 ngày nhà giáo VN để bày tỏ lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo; 27/2 ngày thầy thuốc VN để nhớ ơn những bậc “lương y như từ mẫu”.
+ Nhân dân ta ngày nay thể hiện lòng nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ bằng những việc làm thiết thực: xây dựng đài tưởng niệm, dựng nhà tình nghĩa, phong trào đền ơn đáp nghĩa
c. KB: hai đạo lí trên đã trở thành lối sống mang đậm bản sắc dân tộc. Chúng ta ai cũng tự hào về lối sống ấy và phải biết sống sao cho xứng đáng với truyền thống vốn có đó.
4. Viết đoạn văn:
® lập luận ngắn gọn, rành mạch, đi từ ý khái quát đến ý cụ thể 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_45_nam_hoc_2019_2020.docx
Giáo án liên quan