Đề cương ôn tập môn Vật lý 6

Bài tập vận dụng

Câu 1: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?

A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.

C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.

D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.

Câu 2. Khi tra khâu vào cán dao bác thợ rèn thường phải

A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.

B. không thay đổi nhiệt độ của khâu

C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.

D. cả ba phương án trên đều sai.

Câu 3. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây:

A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.

B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.

C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ

D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Liiee | Ngày: 20/11/2023 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi ôn tập Vật lý 6
Ròng rọc:
Ròng rọc gồm 2 loại: Ròng trọc cố định và ròng rọc động 
Ròng rọc cố định thay đổi phương và chiều lực kéo, không làm thay đổi độ lớn lực kéo.
Ròng rọc động giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
Sự nở vì nhiệt của các chất: 
ỨNG DỤNG 
Bài tập vận dụng
Câu 1: Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?
A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.
B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.
C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.
D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.
Câu 2. Khi tra khâu vào cán dao bác thợ rèn thường phải
A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.
B. không thay đổi nhiệt độ của khâu
C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.
D. cả ba phương án trên đều sai.
Câu 3. Chọn kết luận không đúng trong các kết luận dưới đây:
A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.
C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ
D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.
Câu 4. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.
B. Thể tích của vật tăng,
C. Khối lượng của vật tăng.  
D. Cả A và B.
Câu 5. Thí nghiệm được bố trí như sau: quà bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu. Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?
A. Quả bóng căng dần như được thổi.
B. Quả bóng giảm dần thể tích.
C. Quả bóng giữ nguyên hình dạng cũ.
D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi.
Câu 6: Phát biếu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.
Câu 7. Kết luận nào sau đây là sai khi nói về sự dãn nở vì nhiệt của băng kép?
A. Khi nhiệt độ tăng, băng kép cong về phía kim loại dãn nở ít.
B. Khi nhiệt độ giảm, băng kép cong về phía kim loại dãn nở nhiều
C. Người ta sử dụng băng kép trong việc đóng ngắt mạch điện
D. Nhiệt độ càng tăng, khối lượng của băng kép càng lớn.
Câu 8. Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì:
A. Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
B. Bêtông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
C. Bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtông.
Câu 9. Đường kính của quả cầu đặc kim loại sẽ thay đổi như thế nào khi nhiệt độ thay đổi? Chọn câu trà lời đúng nhất.
A. Tăng lên.   
B. Giảm đi
C. Không thay đổi
D. Tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 10. Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa. Khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì
A. đường kính của lỗ tăng.
B. đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.
C. đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.
D. đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thước lỗ.
Câu 11 . Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°C đến 4°C thì
A. thể tích nước co lại.         
B. thể tích nước nở ra.
C. thể tích nước không thay đổi.
D. cả ba kết luận trên đều sai
Câu 12. Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì
A. không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
B. vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
C. nước nóng tràn vào bóng.
D. không khí tràn vào bóng.
Câu 13. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?
Các chất khí khác nhau
A. nở vì nhiệt giống nhau.
B. nở vì nhiệt khác nhau.
C. không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 14. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây, cách nào đúng?
A. Rắn, lỏng, khí       
B. Rẳn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn.       
D. Khí, rắn, lỏng.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_mon_vat_ly_6.docx