Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2010-2011

 + Sự cố ngắn mạch (hay còn gọi là chập mạch) xảy ra do hỏng cách điện giữa hai phần mang điện (dây pha và dây trung tính).

 + Khi ngắn mạch, dòng điện tăng cao đột ngột làm nổ cầu chì. Nếu chọn cỡ dây chảy cầu chì lớn, dòng điện ngắn mạch tồn tại lâu sẽ làm cháy bộ phận cách điện. Đó là dấu hiệu dễ nhận biết của hiện tượng ngắn mạch. Dựa vào dấu hiệu đó ta dễ dàng tìm ra điểm ngắn mạch. Cũng có thể kiểm tra điểm ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng (đo điện trở cách điện giữa hai dây dẫn).

 + Sau khi xác định được điểm ngắn mạch, tìm nguyên nhân gây ngắn mạch ta sẽ đưa ra cách sử lý thích hợp.

Câu 12: Thế nào là sự cố rò điện ?Nguyên nhân vì sao?Cách khắc phục như thế nào ?

 + Rò điện là do hỏng một phần lớp cách điện giữa phần mang điện với vỏ kim loại của thiết bị Rò điện sẽ gây ra điện giật nếu ta vô tình chạm vào thiết bị điện. Thiết bị điện bị rò điện vẫn có thể làm việc bình thường.

 + Nguyên nhân: - Do lớp cách điện bị ẩm

 - Do lớp cách điện bị hỏng hoặc phần mang điện rò ra vỏ (chạm vỏ)

 + Cách khắc phục:

 - Rò điện do ẩm lớp cách điện thì cách khắc phục tốt nhất là sấy thiết bị

 - Trường hợp rò điện do hỏng lớp cách điện thì phải thay lớp cách điện.

 - Trường hợp rò điện do phần tử mang điện chạm vỏ thì phải tìm ra điểm chạm vỏ để có cách khắc phục hợp lý.

 

doc7 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 7968 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Công nghệ Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề cương ôn tập môn: 
CễNG NGHỆ : LỚP 9
Học kỡ II- Năm học: 2010 - 2011
__***__
 I/ lớ thuyết:
Câu 1: Làm thế nào để đảm bảo an toàn điện trong khi sửa chữa và lắp đặt điện?
 - Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải cắt điện và treo biển báo. 
 - Trong khi sửa chữa và lắp đặt điện phải sử dụng các dụng cụ và các thiết bị đúng tiêu chuẩn an toàn điện.
 - Khi sửa chữa và lắp đặt điện phải tuân theo quy tắc an toàn lao động.
Câu 2: Nêu cấu tạo của dây dẫn điện,dây cáp điện và nêu sự giống nhau và khác nhau của chúng?
a) Dây dẫn điện
 Cấu tạo gồm 2 bộ phận chính là:
 + Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
 + Vỏ bảo vệ làm bằng chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC….
b) Dây cáp điện gồm 3 bộ phận chính
 + Lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
 + Vỏ càch điện làm bằng chất dẻo, cao su, nhựa PVC….
 + Vỏ bảo vệ cơ học: cao su, kim loại…….
c) So sánh
 - Giống nhau: 
 + Cùng có lõi làm bằng đồng hoặc nhôm..
 + Vỏ cách điện làm bằng:cao su, chất dẻo tổng hợp, nhựa PVC.
 - Khác nhau:
 + Lõi dây cáp điện to hơn, nhiều sợi hơn lõi dây dẫn điện.
 + Dây cáp điện có nhiều lõi hơn dây dẫn điện.
 + Dây cáp điện có vỏ cách điện và vỏ bảo vệ nhiều lớp hơn dây dẫn điện.
Câu3: Nêu phân loại dây dẫn điện, dây cáp điện?
 a) Dây dẫn điện
 - Theo vỏ bảo vệ có loại dây trần và dây bọc cách điện.
 - Theo lõi có dây 1 lõi, 2 lõi, 3 lõi.
 + Theo số sợi của lõi có loại dây lõi 1sợi và lõi nhiều sợi.
 b) Dây cáp điện
 - Có loại dây cáp trần và dây cáp có vỏ bọc cách điện. 
 - Có loại dây 1 lõi và dây nhiều lõi.
 - Dây có vỏ bảo vệ cơ học và không có vỏ bảo vệ cơ học. 
Câu4: Thế nào là vật liệu cách điện? Nêu các yêu cầu của vật liệu cách điện và nêu một số vật liệu cách điện dùng trong mạng điện sinh hoạt.
 - Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. 
 - Vật liêụ cách điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Đảm bảo không cho dòng điện chạy qua.
 + Độ cách điện cao. 
 + Chịu nhiệt tốt. 
 + Độ bền cơ học cao.
 - Công dụng :
+ Dùng để cách li phần tử mang điện và phần tử không mang điện
 - Một số vật liệu cách điện thường dùng trong mạng điên sinh hoạt như : nhựa, sứ, gỗ khô, giấy...
 Câu 5: Trình bày quy trình chung nối dây dẫn điện ?
Cách điện mối nối
Hàn mối nối
Kiểm tra mối nối
Nối dây
Làm sạch lõi
Bóc vỏ cách điện
 Câu 6: Trình bày các loại mối nối dây dẫn điện và các yêu cầu của mối nối?
 + Các loại mối nối: gồm có mối nối thẳng (nối tiếp), mối nối phân nhánh (nối rẽ), mối nối dùng phụ kiện (hộp nối dây, bu lông,...).
 + Yêu cầu đối với mối nối dây dẫn: 
 - Dẫn điện tốt: mặt tiếp xúc sạch, diện tích tiếp xúc đủ lớn, mối nối chặt, các vít
 phải bắt chặt, hàn thiếc phải ngấu.
 - Có độ bền cơ học cao: chịu được lực kéo, rung, chuyển mạnh
 - An toàn điện: mối nối được cách điện tốt bằng ống ghen hoặc băng cách điện.
 - Đảm bảo về mặt mĩ thuật: mối nối phải gọn và đẹp
 + Các chú ý để đảm bảo các yêu cầu của mối nối dây dẫn điện
 - Phải cạo sạch lõi dây trước khi nối, khi nối phải vặn xoắn các vòng theo thứ tự đều và chắc.
 - Vặn chặt các ốc vít khi nối dây dùng phụ kiện, nếu hàn thiếc phải ngấu
 - Sau khi nối phải bọc cách điện mối nối bằng băng cách điện hoặc ống ghen
 Câu 7: Trình bày đặc điểm của mạng điện sinh hoạt ?
 + Khái niệm: Mạng điện sinh hoạt là mạng điện tiêu thụ có hiệu điện thế thấp, nhận điện từ mạng điện phân phối để cung cấp cho các thiết bị và đồ dùng điện.
 + Đặc điểm: 
 - Mạng điện sinh hoạt bao gồm mạch chính (đường dây chính) và mạch nhánh (đường dây nhánh).Trị số điện áp pha định mức là 127Vvà 220V
 - Mạch chính gồm 1 dây pha (dây nóng) và một dây trung hòa (dây lạnh), giữ vai trò là mạch cung cấp, được đặt trên cao sát trần nhà.
 - Mạch nhánh được rẽ từ đường dây chính đến các thiết bị và đồ dùng điện, các mạch nhánh được mắc song song với nhau.
 - Trên các mạch nhánh có các thiết bị đóng cắt và bảo vệ riêng như: cầu dao, cầu chì, công tắc,..., các thiết bị này được lắp trên bảng điện.
 - Mạng điện sinh hoạt còn có các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ như công tơ điện, áptômát, cầu dao, cầu chì, công tắc,..., và các vật cách điện như pulisứ, ống nhựa, bảng điện,....
Câu8 : Nêu các bước tiến hành lắp đặt dây dẫn và thiết bị kiểu nổi, kiểu ngầm?
a) Kiểu nổi
B1: Vạch dấu
+ Vạch dấu vị trí đặt bảng điện.
+ Vạch dấu các lỗ bắt vít bảng điện.
+ Vạch dấu điểm đặt các thiết bị điện.
+ Vạch dấu đường đi dây.
B2: Lắp đặt
 + Lắp đặt bảng điện và thiết bị điện, cố định các đường đi dây trên tường.
+ Đặt dây theo đường ống và lắp lại.
+ Gá lắp các thiết bị điện.
b) Kiểu ngầm
B1: Vạch dấu
+ Vị trí bảng điện.
+ Điểm đặt các thiết bị.
+ Đường đi dây.
B2: Lắp đặt
+ Đục tường đi dây, đặt dây vào đường đi dây và cố định dây.
+ Lắp bảng điện và các phụ kiện, thiết bị điện.
Câu9: Thế nào là sự cố quá tải ? Tác hại của nó? Muốn đề phòng quá tải người ta phải làm gì?
 + Quá tải là trường hợp dòng điện sử dụng lâu dài của mạch điện vượt quá trị số cho phép của dây dẫn hoặc các thiết bị điện của mạch điện. Khi quá tải, dây dẫn, thiết bị điện nóng quá mức làm chẩy lớp cách điện, cháy xém các đầu tiếp xúc có thể gây ngắn mạch dẫn đến hỏa hoạn.
 + Để đề phòng quá tải cần thực hiện:
 - Chọn thiết bị điện đúng với điện áp, dòng điện định mức của mạng điện.
 - Phải chọn tiết diện dây chảy cầu chì đúng cỡ để có tác dụng bảo vệ quá tải ngoài chức năng bảo vệ khi ngắn mạch.
 - Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ các phần tử mang điện bằng cách sờ vào vỏ cách điện của chúng. Khi phát hiện nóng quá mức cần xử lý kịp thời.
Câu 10: Thế nào là sự cố đứt mạch ? Nguyên nhân và cách khắc phục ?
 + Sự cố đứt mạch là hiện tượng mạch điện bị ngắt ở một vị trí nào đó làm ngưng quá trình cung cấp điện cho các đồ dùng điện ở một nhánh hoặc toàn bộ mạch điện . 
	* Nguyên nhân: - Nổ cầu chì 	- Mối nối tiếp xúc xấu 	
- Tuột đầu dây khỏi cực bắt dây 	
- Đứt phần lõi dây dẫn điện 	
	* Cách khắc phục : Thông thường dùng bút thử điện để kiểm tra 	
 - Kiểm tra dây pha, nếu bóng bút thử điện báo không có điện thì có khả năng nổ cầu chì hoặc đứt phần lõi dây pha. Ta kiểm tra lần lượt từ cầu chì nhánh đến cầu chì chính, nếu cầu chì chính vẫn không có điện thì khả năng sự cố xảy ra ở mạch công tơ hoặc cầu chì cá. (Chú ý xem nguồn đang cung cấp điện hay đã bị cắt điện).
 - Kiểm tra dây pha có điện thì ta chuyển sang kiểm tra dây trung tính. Nếu bóng bút thử điện sáng thì đứt phần lõi dây trung tính.	
 - Cũng có trường hợp bóng bút thử điện sáng nhưng dòng điện của mạch không có, trường hợp này có thể có thể do tiếp xúc xấu nên điện trở tiếp xúc lớn, cần phải kiểm tra các mối nối và nối lại các mối nối lỏng.	
 - Nếu đứt mạch do nổ cầu chì thì trước khi thay dây chảy mới, cần xác định nguyên nhân nổ cầu chì do quá tải hay do ngắn mạch.	
Câu 11: Thế nào là sự cố ngắn mạch ? Tác hại của nó? Nêu cách khắc phục?
 + Sự cố ngắn mạch (hay còn gọi là chập mạch) xảy ra do hỏng cách điện giữa hai phần mang điện (dây pha và dây trung tính).
 + Khi ngắn mạch, dòng điện tăng cao đột ngột làm nổ cầu chì. Nếu chọn cỡ dây chảy cầu chì lớn, dòng điện ngắn mạch tồn tại lâu sẽ làm cháy bộ phận cách điện. Đó là dấu hiệu dễ nhận biết của hiện tượng ngắn mạch. Dựa vào dấu hiệu đó ta dễ dàng tìm ra điểm ngắn mạch. Cũng có thể kiểm tra điểm ngắn mạch bằng đồng hồ vạn năng (đo điện trở cách điện giữa hai dây dẫn).
 + Sau khi xác định được điểm ngắn mạch, tìm nguyên nhân gây ngắn mạch ta sẽ đưa ra cách sử lý thích hợp.
Câu 12: Thế nào là sự cố rò điện ?Nguyên nhân vì sao?Cách khắc phục như thế nào ?
 + Rò điện là do hỏng một phần lớp cách điện giữa phần mang điện với vỏ kim loại của thiết bị Rò điện sẽ gây ra điện giật nếu ta vô tình chạm vào thiết bị điện. Thiết bị điện bị rò điện vẫn có thể làm việc bình thường.
 + Nguyên nhân: - Do lớp cách điện bị ẩm
	 - Do lớp cách điện bị hỏng hoặc phần mang điện rò ra vỏ (chạm vỏ) 
 + Cách khắc phục:
 - Rò điện do ẩm lớp cách điện thì cách khắc phục tốt nhất là sấy thiết bị
 - Trường hợp rò điện do hỏng lớp cách điện thì phải thay lớp cách điện.
 - Trường hợp rò điện do phần tử mang điện chạm vỏ thì phải tìm ra điểm chạm vỏ để có cách khắc phục hợp lý.
Câu 13: Trên công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...) có ghi: 220V – 6A. Các số liệu đó có ý nghĩa gì ? Nêu quy trình lắp đặt mạch điện?
 Các số liệu : 220V – 6A chính là giá trị điện áp định mức và cường độ dòng điện định mức của công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...). Các giá trị trên có nghĩa là chỉ được phép sử dụng công tắc (cầu dao, cầu chì, ổ điện,...) đó với giá trị điện áp và cường độ dòng điện thực tế nhỏ hơn hoặc bằng gia trị định mức đã ghi trên vỏ. Có như vậy mới đảm bảo an toàn và bền lâu cho các thiết bị điện và mạng điện.
Quy trình lắp đặt mạch điện là:
Vạch dấu vị trí lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Khoan lỗ lắp đặt các thiết bị điện và dây dẫn
Lắp đặt thiết bị điện và dây dẫn
Kiểm tra mạch điện theo yêu cầu
Vận hành thử
Vẽ sơ đồ lắp đặt
II. Bài tập :
 Một số sơ đồ điện nguyên lí mạng điện sinh hoạt
Tên sơ dồ
Hình vẽ
1)Mạch gồm 1 cầu chì, 1công tắc, điều khiển 1 đèn sợi đốt
tt
P
2)Mạch gồm 1 cầu chì,1 ổ cắm, 1công tắc, điều khiển 1 đèn sợi đốt
tt
P
tt
P
3) Mạch gồm 1 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc, điều khiển 2 đèn sợi đốt
4) Mạch gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 2 công tắc, điều khiển 2 đèn sợi đốt
tt
P
tt
P
5) Mạch gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc, điều khiển 1 đèn sợi đốt
6) Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu hai đầu dây
tt
P
Tắc te
Chấn lưu
7) Mạch đèn huỳnh quang sử dụng chấn lưu 3 đầu dây
tt
P
Tắc te
Chấn lưu
8) Mạch chuông điện
tt
P
tt
P
9) Mạch đèn cầu thang
tt
P
10) Mạch gồm 1 công tắc điều khiển nhiều đèn
tt
11) Mạch gồm 1 công tắc ba cực điều khiển nhiều đèn
P
Bài 1. (5 điểm): Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện 1 cầu chì, 2 công tắ ba cực điều khiển một đèn?
Bài 2. (3 điểm): Em hãy lập bảng trự trù vật liệu, thiết bị và lựa chọn dụng cụ của mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn? 
Bài 3. (2 điểm): Quan sát sơ đồ mạch điện có thể nhận biết dây pha và dây trung tính được không? Vì sao?
Bài
Hướng dẫn
1
A
O
Sơ đồ nguyên 
lí mạch điện
O
A
Sơ đồ lắp đặt mạch điện
2
TT
Tên dụng cụ,vật liệu và thiết bị
Số lượng
Yêu cầu kĩ thuật
1
Dụng cụ: kìm điện, kìm tuốt dây, tua vít, khoan tay, bút thử điện
Mỗi dụng cụ một cái
1 cái
Dùng với mạng lưới điện 220V, không bị sứt vỏ hay hỏng .
2
Vật liệu và thiết bị:
Dây dẫn điện, 2 bóng đèn, 2 đui đèn, 2công tắc 2 cực, 2 cầu chì, băng cách điện, giấy ráp.
Dây dẫn điện dài 2m.
Bóng đèn, đui đèn, công tắc ba cực, cầu chì, băng cách điện, giấy ráp mỗi thiết bị dụng cụ một cái
Dùng với mạng lưới 
220 V
Có công suất phù hợp tư 20w – 75 w 
3
Quan sát sơ đồ mạch điện ta có thể nhận biết được dây pha và dây trung tính dựa vào vị trí lắp đặt các thiết bị điện: cầu chì, công tắc thường được mắc trên dây pha.

File đính kèm:

  • docde cuong.doc
Giáo án liên quan