Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 11

1. Auxin

( AIA) - Phun lên lá giúp cây sinh trưởng tốt, giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt ( cà chua)

- Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành chiết, cành ghép, càng giâm, ra rể của mô sẹo trong nuôi cấy vitro

- Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành, để tạo một thế cây, dáng cây theo yêu cầu của mình trong nghề làm vườn và trồng trọt

2. Gibêrelin (GA) - Nuôi cấy mô và tế bào thực vật

- Làm sợi lanh, đay dài

- Quả không hạt ( cam, dưa hấu, nho )

- Điều khiển số lượng hoa đưa, hoa cái theo ý muốn ( các họ cây bầu bí )

- Điều chỉnh sự ra hoa của các cây ngày dài và các cây cần xử lý lạnh như su hào, bắp cải, cà rốt. làm cho chúng ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.

3. Xitôkinin - Phá ngủ cho củ khoai tây

- Dung trong nuôi cấy mô tạo cơ quan sinh dưỡng ( rễ mới, cành mới )

4. Êtilen - Kích thích ra rễ cành giâm

- Thúc đẩy quả xanh chín xanh, làm quả chín đều ( cam, chuối )

- Làm rụng lá

- Sản xuất dứa trái vụ

 

doc12 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hóa già, nhanh làm khô, rụng lá
 + ATIB (Axit 2,3,5 – Triiot Benzoic): giảm ưu thế ngọn, làm chậm sinh trưởng chồi ngọn, xúc tiến sự phân cành, ra hoa và hình thành củ
6. Nêu nguyên tắc ứng dụng và một số ứng dụng của các nhóm chất điều hòa sinh trưởng thực vật
* Nguyên tác ứng dụng:
- Thăm dò nồng độ thích hợp cho từng cây và từng mục đích sử dụng ( thường nồng độ rất thấp, mức đọ ppm)
- Phải đảm bảo các điều kiện khí hậu, đất đai, phân bón,  tối ưu
- Phải chú ý đến tính hỗ trợ và tính đối kháng giữa các nhóm chất, và tính chọn lọc ( đối với các chất diệt cỏ)
* Một số ứng dụng của các nhóm chất điều hoa sinh trưởng của thực vật
Nhóm
Hoocmon
Ứng dụng
Nhóm Hoocmôn kích thích sinh trưởng
1. Auxin
( AIA)
- Phun lên lá giúp cây sinh trưởng tốt, giúp đậu hoa, đậu quả, tạo quả không hạt ( cà chua)
- Sử dụng cho việc ra rễ nhanh các cành chiết, cành ghép, càng giâm, ra rể của mô sẹo trong nuôi cấy vitro
- Ngắt ngọn để được nhiều nhánh, cành, để tạo một thế cây, dáng cây theo yêu cầu của mình trong nghề làm vườn và trồng trọt
2. Gibêrelin (GA)
- Nuôi cấy mô và tế bào thực vật
- Làm sợi lanh, đay dài
- Quả không hạt ( cam, dưa hấu, nho )
- Điều khiển số lượng hoa đưa, hoa cái theo ý muốn ( các họ cây bầu bí )
- Điều chỉnh sự ra hoa của các cây ngày dài và các cây cần xử lý lạnh như su hào, bắp cải, cà rốt... làm cho chúng ra hoa trong điều kiện ngày ngắn.
3. Xitôkinin
- Phá ngủ cho củ khoai tây
- Dung trong nuôi cấy mô tạo cơ quan sinh dưỡng ( rễ mới, cành mới )
Nhóm Hoocmôn ức chết sinh trưởng
4. Êtilen
- Kích thích ra rễ cành giâm
- Thúc đẩy quả xanh chín xanh, làm quả chín đều ( cam, chuối )
- Làm rụng lá
- Sản xuất dứa trái vụ
5. Axit abxixic (AAB)
- Làm rụng lá cây
- Gây trạng thái ngủ, nghỉ của chồi ( cam, quýt, khoai tây)
6. Các chất làm chậm sinh trưởng
- Làm chậm sinh trưởng: cỏ ở công viên, sân bóng đá mọc chậm lại
- Bảo quản trong kho, chống nảy mầm ( tỏi, lúa  )
- CCC: 
 + chống đổ lốp, làm lùn, cứng cây các cây họ lúa 
 + chống được hiện tượng cẩm chướng mọc vổng, ra nụ quá nhiều 
- MH: ngăn chặn được sự mọc của chồi bên, làm tăng năng suất và có thể cải thiện được phẩm chất của thuốc lá. 
- Chất diệt cỏ: làm chết cỏ ở ruộng ngô, đậu
7. Trình bày thuyết quang chu kỳ và vai trò của nó trong quá trình ra hoa
- Định nghĩa: Thuyết quang chu kì là thuyết giải thích quá trình ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì ( Sự xen kẽ giữa ngày và đêm, giữa thời gian chiếu sáng và thời gian che tối )
- Nội dung: Dựa theo thời gian ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì người ta chia ra 3 nhóm cây: 
+ Nhóm cây ngày dài: ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn ( hành, cá rốt, sen cạn, thanh long )
+ Nhóm cây ngày ngắn: ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài ( mía, cà tím, vừng, đậu tương  )
+ Nhóm cây trung tính: ra hoa trong cả hai điều kiện trên ( cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương  )
- Độ dài đêm quyết định sự ra hoa. Có 4 thí nghiệm để chứng minh kết luận này. Như vậy, cây ngày dài thực chất là cây đêm ngắn, ngược lại cây ngày ngắn thực chất là cây đêm dài.
- Chất điều khiển thời gian ra hoa trong Thuyết quang chu kì là Phytocrom 660 (kích thích sự ra hoa cây ngày ngắn) và Phytocrom 730 (kích thích sự ra hoa cây ngày dài).
8. Nêu một số ví dụ về sinh sản vô tính tự nhiên và nhân tạo
- Sinh sản vô tính tự nhiên: Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò ( dâu tây, rau má), thân rễ ( cỏ gấu), thân củ ( khoai tây), lá cây ( thuốc bỏng), rễ củ ( khoai lang).
- Sinh sản vô tính nhân tạo: Là sự sinh sản từ một bộ phận cắt rời của cây để tạo nên cây mới do con người thực hiện như giâm ( cành, rễ, lá), chiết ( cành), ghép ( cành, chồi), nuôi cấy mô tế bào.
11. Có khi nào một hoa lưỡng tính lại cần sự thụ phấn chéo do côn trùng không ?
- Hoa lưỡng tính vẫn có thể phải sử dụng phương thức thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Đó là trường hợp sự chín của hạt phấn và của nhụy không trùng nhau. Trong trường hợp này nhiều khi hoa phải nhốt côn trùng qua đêm
12. Nêu quá trinh chín quả và hạt
- Sự chín của quả và hạt thường diễn ra theo thứ tự thời gian sau:
 + Chín sinh lý: Từ lúc thu hoạch đến lúc có thể nảy mầm. Đó là thời gian thành thục của hạt, củ, quả. Thời kì này các chất kích thích sinh trưởng giảm đến mức tối đa, ngược lại, các chất ức chế lại tăng đến mức tối đa, để đưa hạt vào thời kỳ ngủ, nghỉ
 + Chín vật lý: Sự thay đổi độ cứng, mềm, sự thay đổi màu sắc, sự thay đổi mùi vị
 + Chín hóa học: Sự thay đổi về hàm lượng các chất như đường, axit, các chất dự trữ: phenol, alcanoic, antoxianin 
9. Vẽ và chú thích đầy đủ 1 bông hoa lưỡng tính
Núm nhụy
Bao phấn
Vòi nhụy
Chỉ nhị
Bầu nhụy
Tràng hoa
Đài hoa
Túi phôi
Đế hoa
Cuống hoa
10. Sự thụ phấn và thụ phấn chéo xảy ra trong những trường hợp nào? Nêu sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ côn trùng
- Tự thụ phấn xảy ra ở những hoa lưỡng tính
- Thụ phấn chéo xảy ra ở những hoa đơn tính
- Sự khác nhau giữa hoa thụ phấn nhờ gió và nhờ công trùng
Hoa thụ phấn nhờ gió
Hoa thụ phấn nhờ côn trùng
- Cấu tạo đơn giản, một số bộ phận bị tiêu biến: đài, tràng, nhị hoặc nhụy vương cao
- Hoa không có mùi
- Hạt phẩn nhỏ và nhiều
- Có cấu tạo và sắp xếp vị trí của nhị và nhụy thích hợp cho sự lấy phấn từ nhị và đưa vào nhụy của côn trùng
- Có mùi thơm hoặc mùi hấp dẫn với từng loại côn trùng, có màu sắc sặc sỡ
Câu 13: Điện thế nghỉ là gì ? Điện thế hoạt động là gì ? Điện thế nghỉ và điện thế hoạt thế hoạt động được hình thành như thế nào ? Xung điện ( Xung thần kinh) được truyền như thế nào ?
Điện thế nghỉ
Điện thế hoạt động
Khái niệm
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch về điện thế giữa 2 bên màng khi tế bào nghỉ ngơi, phía trong của màng tích điện âm (-) và mặt ngoài tích điện dương (+) 
- Là sự biến đổi rất nhanh điện thế nghỉ ở màng tế bào, từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực
Cơ chế hình thành
- Nồng đồ K+ bên trong dịch bào cao hơn bên ngoài.
- Các cổng K+ mở ( màng có tính thấm chọn lọc với K+) à K+ ở sát màng tế bào đồng loạt đi từ trong ra ngoài và tập trung sát mặt ngoài màng tế bào à mặt ngoài tích điện dương, màng trong tích điện âm à tạo nên điện thế nghỉ
- Bơm Na+/K+ thường xuyên chuyển Na+ ra và K+ vào (theo tỉ lệ 3 ra và 2 vào) nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ
- Khi bị kích thích với cường độ đủ mạnh , cổng Na+ mở rộng, Na+ từ dịch mô ồ ạt tràn qua màng vào dịch bào trong khoảnh khắc (1 ms) gây nên sự mất phân cực, rồi đảo cực.Tiếp sau đó cổng Na+ bị đóng lại và cổng K+ mở, K+ tràn qua màng ra ngoài dịch mô, gây nên sự tái phân cực.
- Lúc này trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô, còn K+ trong dịch bào lại ít hơn ngoài dịch mô. Cần lập lại trật tự ban đầu bằng cách phân phối lại Na+, K+ giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na+/K+
- Xung thần kinh là điện thế hoạt động khi xuất hiện. Xung thần kinh được hình thành sẽ kích thích vùng màng tiếp theo gây nên 1 xung mới, theo cách đó xung thần kinh được lan truyền dọc sợi thần kinh theo 1 hướng xác định. Xung thần kinh lan truyền là do mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp hết vùng này sang vùng khác
Câu 14: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với sợi thần kinh không có bao miêlin như thế nào ?
Sợi thần kinh không có bao miêlin
Sợi thần kinh có bao miêlin
- Dẫn truyền liên tục trên suốt dọc sợi thần kinh
- Tốc độ lan truyền chậm
- Tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+
- Dẫn truyền theo lối nhảy cóc qua các eo Ranvie
- Tốc độ lan truyền nhanh
- Tốn ít năng lượng cho hoạt động của bơm Na+/K+ 
( Bơm chỉ hoạt động ở eo Ranvie )
Câu 15: Sau 45’ học bài rất căng thẳng trên lớp học, học sinh cần phải có 4 – 5 phút để giải lao ? Vì sao
- Bời vì trong thời gian 45’ học bài căng thẳng, các tế bào đã hoạt động hưng phấn liên tục không ngừng. Nếu cứ tiếp tục học, khả năng hưng phấn của tế bào sẽ giảm à não trả lời các kích thích giảm à Hiệu quả học tập thấp. 
à Vì vậy cần thời gian nghỉ ngơi để các tế bào được nghỉ ngơi, khôi phục lại
Câu 16: Tại sao trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan tụ quan qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng ? Động vật có thể nhận biết phân biệt được các kích thích khác nhau là do đâu ?
- Trong cung phản xạ, xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều nhất định từ cơ quan tụ quan qua trung ương thần kinh đến cơ quan đáp ứng vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua nináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều :
	+ Chỉ ở chùy xinap mới có các bóng chứa chất trung gian hóa học, sẽ được giải phóng qua màng trước xináp khi có xung truyền tới
	+ Chỉ ở màng sau xináp mới có các thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học tương ứng
	+ Màng sau của xináp không giải phóng các chất trung gian hóa học và màng trước xináp không có các thụ thể tương ứng
- Động vật có thể nhận biết, phân biệt các kích thích khác nhau là 
 	+ Do các kích thích khác nhau được các cơ quan thụ cảm tiếp nhận: loại tế bào hoặc vị trí tế bào thụ cảm nhất định 
+ Các thông tin thần kinh từ các thụ quan gửi về trung ương thần kinh đã được mã hóa bằng mã thông tin thần kinh
Mã hóa bằng các nơron chuyên biệt
Mã hóa bằng ngưỡng kích thích: mã hóa theo tính hưng phấn và số lượng nơron
Mã hóa bắng tần số xung thần kinh
à Ta có thể phân biệt và cảm nhận các kích thích khác nhau
Câu 17: Tại sao điện thế hoạt động lan truyền sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc ?
- Do bao miêlin bao bọc bên ngoài sợi thần kinh có tính chất cách điện nên không thể khử cực và đảo cực được, nên sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie và do đó sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực xảy ra liên tiếp từ eo này đến eo tiếp theo
à Điện thế hoạt động lan truyền sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác
Câu 18: Điện thế hoạt động ( xung thần kinh) lan truyền qua xinap như thế nàp ?
- Xung thần kinh lan truyền tới chùy xináp dẫn đến làm thay đổi tính thấm của màng đối với Ca2+ à Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở trong chùy xináp
- Ca2+ làm cho các bóng chứa chất trung gian hóa học có trong chùy bị vỡ ra à chất trung gian hóa học được giải phóng à khe xináp à di chuyển đến màng sau xináp
- Ở màng au xináp, chất trung gian hóa học gắn vào các thụ thể làm thay đổi tính thấm của màng sau xináp
à Xung thần kinh được hình thành rồi tiếp tục được lan truyền dọc theo sợi thần kinh của tế bào thần kinh tiếp theo 
Câu 19: Tập tính động vật là gì ?
- Tập tính của động vật là chuỗi các phản ứng mà cơ thể trả lời kích thích từ môi trường, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển
Câu 20: Phân biệt được tập tính học tập và tập tính bẩm sinh ?
Loại tập tính
Khái niệm
Cơ sở thần kinh
Tính chất
Tập tính bẩm sinh
- Là những hoạt động cơ bản của cơ thể động vật mà ngay từ khi sinh ra đã có
- Các phản xạ không điều kiện
- Sinh ra đã có
- Bền vững, không thay đổi trong quá trình sống
- Di truyền được
- Mang tính bản năng
- Đặc trưng cho loài
Tập tính học được
- Là nhửng tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể , thông qua học tập, rút kinh nghiệm
- Các phản xạ có điều kiện
- Hình thành do học tập
- Không bền vững, dễ thay đổi, tùy vào hoàn cảnh và môi trường sống
- Không di truyền 
- Mang tính cá thể
- Không đặc trưng cho loài, rất đa dạng, phức tạp
Câu 21: Tìm ví dụ về học được. Phân tích ví dụ đó đối với đời sống ?
- Chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ chạy giúp chuột không bị mèo ăn thịt
- Chuột thường tìm đến nhà bếp – nơi có nhiều thức ăn , giúp chuột không bị đói
Câu 22: Trình bày một số tập tính kiếm ăn săn mồi của động vật ?
 - Tập tính kiếm ăn ở các loài động vật thì khác nhau
	+ Động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển: Đa số các tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh
	+ Động vật có hệ thần kinh phát triển: tập tính kiếm ăn là tập tính học được từ bố mẹ và đồng loại
( Đối với các động vật ăn thịt thì hình ảnh, mùi cùng với những âm thanh phát ra từ con mồi là những kích thích dẫn đến tập tính rình mồi, vồ mồi hoặc rượt đuổi theo con mồi để tấn công. Ngược lại, đối với con mồi khi phát hiện ra kẻ thù thì có tập tính là lẩn trốn, bỏ chạy hoặc từ vệ )
	+ Động vật bậc cao thì tập tính kiếm ăn càng phong phú và phức tạp
Ví dụ: 	+ Tập tính rình mồi của hổ: Hổ trốn trong các bụi cây lớn, khi các con thú nhỏ đi qua, chúng sẽ lao ra vồ lấy con mồi
	+ Chó sói thường đi kiếm ăn cùng với nhau để dễ dàng săn đuổi, bao vây con mồi
Câu 23: Tìm và phân tích một số ví dụ về tập tính sinh sản của động vật ?
- Khi chuẩn bị đẻ, chim trống và chim mái cùng nhau đi tha cỏ và lá về xây tổ, nhờ vậy mà trứng và con non được bảo vệ
- Để bảo vệ trứng khỏi bị các con khác ăn mất, một số loài chim luôn ở trong tổ suốt thời gian dài
- Đền mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và kheo mẽ để quyển rũ chim công cái để sau đó thực hiện giao phối
Câu 24: Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ ?
- Chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới động vật
- Nhiều loài động vật lớp thú dùng các chất tiết từ tuyến thơm, nước tiểu để dánh dấu và xác định lãnh thổ. Những kẽ xâm phạm lãnh thổ sẽ bị chúng đuổi ra bằng các trận giao tranh quyết liệt để giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở
- Đấu tranh bảo vệ lãnh thổ cùng là cơ hội để lựa chọn bạn tình. Con cái thường chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất. Vì con đực có khả năng bảo vệ một vùng lãnh thổ lớn, trù phú chắc phải là con khỏe. Kết bạn tình với những con đực như vậy sẽ có một nguồn gen tốt cho những đứa con để chúng luôn khỏe mạnh là điều kiện để duy trì vá phát triển nòi giống
Câu 25: Nêu rõ nguyên nhân dễn đến tập tính di cư của một số loại chim, cá ?
- Tập tính di cư là một tập tính rất phức tạp thểhiện trong hiện tượng di cư của một ố loài chim, cá 
- Thường di cư theo mùa, định kĩ hằng năm
	+ Cứ đến mùa đông, thời tiết giá lạnh, thiếu thức ăn à các loài chim ở phương Bắc bay về phương Nam ấm áp, thức ăn phong phú để sống.
	+ Đến mùa xuân, chúng trở về phương Bắc
Câu 26: So sánh tập tính của người và động vật ?
- Cũng như ở động vật, con người cũng có những tập tính bẩm sinh – sinh ra đã có.
- Tuy nhiên, tập tính của con người khác với động vật vì:
 	+ Con người có hệ thần kinh phát triển nhất
 	+ Sống trong môi trường xã hội loài người, con người qua giáo dục, học tập và rẻn luyện đã xây dựng những tập tính mới, thói quen tốt cũng như khả năng kiềm chế bản thân để không thể hiện những tập tính bẩm sinh không phù hợp với xã hội
	+ Nhiều tập tính chỉ có ở người mà không có ở động vật
- Ví dụ: 
+ Không thể tiểu ở bất kì nơi nào, giữ gìn vệ sinh chung
+ Trong lớp học, không nói chuyện riêng, ảnh hưởng tới người xung quanh
Câu 27: Con người đã thuần dưỡng thú hoang như thế nào ?
- Nhiều loài động vật hoang dã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa đển trờ thành gia súc ngày nay như trâu bò đề lợi dụng sử dụng sức mạnh của chúng để kéo cày
- Chó, mèo : được con người thuần hóa, sừ dụng tập tính săn mồi ăn thịt của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửu, tạo ra những giống chó săn: chó đặc công, chó thám tử
- Trong các rạp xiếc, người ta đả làm thay đổi tập tính cảu nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, voi, sư tử ...) khiển chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong càc màn biểu diễn bằng cách huấn luyện các con thù còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
Câu 28: Nêu rõ một số biện pháp đấu tranh sinh học trong nông nghiệp và ưu thế của biện pháp này ?
- Sử dụng các loài thiên địch ( bọ rùa, tò vò, ông mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng
	+ Bò rùa đươc nuôi thả để diệt rệp cam
	+ Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng
	+ Tò vò có tập tính bắt âu, tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non mới nở.
- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản à Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại
- Tạo ra các thể đột biến nhiều loài côn trùng gây hại. Khi chúng giao phối, chỉ sinh sản ra toàn bộ là giống đực hoặc cái à Các loài côn trùng gây hại không duy trì được nòi giống
Câu 29: Nếu biết người bị bệnh lùn do yếu tố GH ở giai đoạn nào? Tại sao ?
- Đối vời người bị bệnh lùn, cần tiêm GH ở giai đoạn còn trẻ vì ở giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh, nên GH mới phát huy được tác dụng. 
- Còn đến giai đoạn trưởng thành, tốc độ sinh trưởng chậm lại, nên GH không phát huy được tác dụng, trái lại có thể gây hại như bệnh to đầu xương, gù lưng do cột sống bị biến dạng
Câu 30: Sự biến thái của sâu bọ được điều hóa bởi những hoocmôn nào ?
- Sự biến thái của sâu bọ được điều hóa bởi những hoocmôn
	+ Ecđixơn
	+ Juvenin
	+ Một số hoocmon khác: hoocmôn não, Bursicon
- Quá trình phát triển qua biến thái của côn trùng dưới sự kiểm soát của hoocmôn diễn ra qua các giai đọan sau
	+ Có thể các tín hiệu từ môi trường sống và bên trong cơ thể làm cho tế bào não của sâu tăng cường tiết hoocmôn não
	+ Dưới tác dụng của hoocmôn não, tuyến trước ngực tăng tiết ecđixơn, kích thích lớp bì tạo ra lớp vỏ kitin mới ngay dưới lớp vỏ kitin cũ
	+ Hoocmôn bursicon làm cứng vỏ kitin mới hình thành. Lớp vỏ kitin cũ bong ra nhờ tác dụng của các loại hoocmôn khác
	+ Ecđixơn gây lột xác nhiều lần nhưng nồng độ Juvenin trong máu tương đối cao, ngăn cản quá trình biến sâu thành nhộng và thành bướm. Khi sâu lớn lên, nồng độ Juvenin trong máu giảm dần và khi giảm đến mức giới hạn, không còn tác dụng ức chế thì ecđixơn kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
Câu 31: Nếu ta đem cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì nòng nọc có biến đổi thành ếch được không ? Tại sao ?
- Sự biến thái ở ếch được điều hòa bởi hoocmôn tirôxin do tuyến giáp tiết ra. Nếu cắt bỏ tuyến giáp ở nòng nọc thì nòng nọc không biến đổi thành ếch được vì không có irôxin để kích thích sự biến thái
Câu 32: Tuổi dậy thì ở người có đặc điểm gì ?
- Đối với con người, tuổi dậy thì là giai đoạn phát triển, trong đó trẻ em đã phát triển thành người lớn có khả năng sinh sản. Đối với nữ vào khoảng 13 – 14 tuổi, còn nam là 14 – 15 tuổi
- Đến tuổi dậy thì, dưới tác dụng của hoocmôn sinh dục, cơ thể có nhiều biến đổi trong cơ quan sinh dục, cũng như xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ sinh
Nam
Nữ
- Tinh hoàn, dương vật to ra
- Bắt đầu sản sinh tinh trùng
- Mọc lông nách, lông mu, râu
- Thanh quản nở rộng, giọng trầm
- Da dày, thô, ngực nở ra, cơ bắp phát triển
- Thay đổi về tâm sinh lý
- Buồng trứng, dạ con, âm hộ to ra
- Bắt đầu rụng trứng, có kinh nguyệt
- Mọc lông nách, lông mu
- Giọng thanh
- Vú phát triển, hông nở rộng, vai hẹp, mông to ra
- Thay đổi về tâm sinh lý
Câu 33: Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương
Tên HM
Đặc điểm
Tác dụng
Hoocmôn sinh trưởng (GH)
- Do tuyến yên tiết ra
- Bản chất là prôtêin gồm khỏang 200 axit amin
- Kích thích mô sụn và xương phát triển ( tăng số lượng tế bào sụn và xương), kích thích sụn biến đổi thành xương
- Kích thích tổng hợp prôtêin bằng cách làm tăng vận chuyển axit amin vào tế bào, kích thích sao mã và phiên mã
- Làm tăng nồng độ glucôzơ máu bằng cách giảm vận chuyển axit amin vào tế bào, làm cho tế bào giảm sử dụng glucôzơ cho mục đích sinh năng lượng
- Kích thích quá trình tạo năng lượng từ lipit, tăng phân giải lipit
Tirôxin
- Do tuyến giáp tiết ra
- Được tạo thành từ tirozin và iốt
- Kích thích chuyển hóa các chất ở tế bào, qua đó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
- Kích thích phát triển bình thường của hệ thần kinh và hoạt động của não
- Kích thích phát triển và hoạt động bình thường của hệ sinh dục
Testostêrôn
- Do tế bào Leydig ( tế bào kẻ - nằm ở khoảng giữa các ống sinh tinh) của tinh hoàn sản xuất
- Là hợp chất sterôit được tổng hợp từ cholesteron
- Trong thời kì phôi thai, kích thích phát triển cơ quan sinh dục, kích thích chuyển tinh hoàn từ bụng xuốn

File đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_11.doc