Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Khối 9

Câu 17. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng sớm bị rụng?

 Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém  cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.

Câu 18. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

 Mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định:

 - Nhiệt độ ảnh hưởng tới các hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá, động vật có lông dày.).

 - Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của sinh vật như hoạt động quang hợp, hô hấp,.

 - Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng, ngủ hè, ngủ đông,.

Câu 19. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

 Sinh vật hằng nhiệt vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài.

 Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gắn với da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.

 

docx4 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Sinh học Khối 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC - KHỐI 9
Câu 1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?
	Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần như: phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. 
Câu 2. Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?
Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. 
	Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: sinh trưởng, phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.
Câu 3. Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?
	Tỉ lệ thể dị hợp giảm dần
	Tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần trong đó có các thể đồng hợp lặn gây hại.
Câu 4. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa. Cho ví dụ
	Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại.
	Ví dụ: 
	+ Ở ngô tự thụ phấn bắt buộc qua 5 – 7 thế hệ thì chiều cao của cây giảm dần
	+ Ở gia cầm cho giao phối gần qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng trùng huyết à sức đẻ giảm, dễ chết.
Câu 5. Trong chọn giống, người ta dùng 2 phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?
	Tác dụng củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện gen xấu để loại khỏi quần thể.
Câu 6. Ưu tế lai là gì?
	Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cà hai bố mẹ gọi là ưu thế lai.
Câu 7. Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Ví dụ
	Các tính trạng số lượng (các chỉ tiêu về hình thái, năng suất...) do nhiều gen trội quy định. Ở mỗi dạng bố mẹ thuần chủng, nhiều gen lặn ở trạng thái đồng hợp biểu hiện một số đặc điểm xấu. Khi lai giữa chúng với nhau, chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện ở cơ thể lai F1.
	Ví dụ : Một dòng thuần mang 2 gen trội lai với một dòng thuần mang 1 gen trội sẽ cho cơ thể lai F1 mang 3 gen trội có lợi.
 P : AAbbCC x aaBBcc ---> F1 : AaBbCc 
Câu 8. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai ở thực vật phải dùng biện pháp gì?
	Người ta không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì nếu làm giống thì ở đời sau, qua phân li sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm.
	Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép,...)
Câu 9. Trong chọn giống cây trồng, người ta đã dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất? Tại sao?
	Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai.
	Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến nhất vì tạo được ưu thế lai rõ nhất Câu 10. Lai kinh tế là gì? Ở nước ta, lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ.
	Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.
	Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống nhập nội.
	Ví dụ: Con cái là giống lợn Ỉ Móng cái lai với con đực thuộc giống lợn Đại Bạch.
Câu 11. Môi trường sống của sinh vật là gì? Có những loại môi trường nào?
	Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật.
	Có 4 loại môi trường chủ yếu: môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất – không khí và môi trường sinh vật.
Câu 12. Các nhân tố sinh thái được chia thành mấy nhóm? Vì sao nhóm nhân tố con người được tách riêng ra thành một nhóm riêng?
	Tùy theo tính chất của các nhân tố sinh thái người ta chia chúng thành 2 nhóm: nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống). 
	Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh được phân biệt thành nhóm nhân tố sinh thái con người và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
 	Nhóm nhân tố con người được tách thành một nhóm nhân tố sinh thái riêng vì con người có trí tuệ, bên cạnh việc khai thác tài nguyên thiên nhiên con người còn góp phần to lớn cải tạo thiên nhiên.
Câu 13. Khi ta đem 1 cây phong lan từ rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.
	Cây phong lan sống trong rừng rậm thường ở dưới tán rừng nên ánh sáng chiếu thường yếu. Khi chuyển về vườn nhà cây cối mọc thưa thớt hơn nên ánh sáng chiếu vào cây phong lan mạnh.
	Cây phong lan sống trong rừng có độ ẩm cao hơn trong vườn nhà, chịu tác động của nhiệt độ trong rừng ổn định hơn ở ngoài rừng.
Câu 14. Thế nào là giới hạn sinh thái ?
	Giới hạn sinh thái là khoảng xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Câu 15. Ảnh hưởng của ánh sáng tác động lên đời sống động vật như thế nào ?
	Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian, là nhân tố ảnh hướng tới khả năng hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
Câu 16. Nêu sự khác biệt về hình thái giữa cây ưa sáng và ưa bóng.
Đặc điểm của cây
Cây ưa sáng
Cây ưa bóng
- Lá
- Thân
- Phiến lá nhỏ,hẹp, màu xanh nhạt, lá xếp xiên
- Thân cây thấp, phân cành nhiều
- Phiến lá rộng, màu xanh thẫm, lá xếp ngang
- Thân cây vươn cao, cành lá tập trung ở ngọn, số cành ít
Câu 17. Hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng sớm bị rụng?
	Cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây phía trên nhiều hơn cành cây phía dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá yếu, tạo được ít chất hữu cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém à cành phía dưới bị khô héo dần và sớm rụng.
Câu 18. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?
	Mỗi loài sinh vật chỉ sống được trong một giới hạn nhiệt độ nhất định:
	- Nhiệt độ ảnh hưởng tới các hình thái (thực vật rụng lá, có lớp bần dày, có vảy mỏng bao bọc chồi lá, động vật có lông dày...). 
	- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới hoạt động sinh lý của sinh vật như hoạt động quang hợp, hô hấp,...
	- Nhiệt độ có ảnh hưởng tới tập tính của động vật như tập tính tránh nóng, ngủ hè, ngủ đông,...
Câu 19. Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?
	Sinh vật hằng nhiệt vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ của môi trường ngoài.
	Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não. Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể hiệu quả bằng nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc mỡ dưới da hoặc điều chỉnh mao mạch gắn với da. Khi cơ thể cần tỏa nhiệt, mạch máu dưới da dãn ra, tăng cường hoạt động thoát hơi nước và phát tán nhiệt.
Câu 20. Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.
Đặc điểm
Cây ưa ẩm
Cây chịu hạn
Ưa ẩm chịu bóng
Ưa ẩm chịu sáng
Cây mọng nước
Cây lá cứng
Nơi 
sống
Rừng ẩm, bờ suối, hốc đá, trong hang...
Ven bờ ruộng, hồ ao...
Nơi khô hạn như hoang mạc, sa mạc
Thảo nguyên, hoang mạc, savan...
Đặc 
điểm 
hình
thái
Phiến lá mỏng, bản rộng, màu xanh thẫm, lá có lớp cutin dày, lỗ khí có ở hai mặt lá, mô giậu ít phát triển
Phiến lá hẹp, màu xanh nhạt, lỗ khí tập trung ở mặt dưới lá, mô giậu phát triển.
Nhiều cây có phiến lá dày, ngược lại nhiều cây có lá tiêu giảm hoặc biến thành gai. Lá và thân cây có nhiều tế bào kích thước lớn chứa nước
Phiến lá hẹp, nhiều cây lá có lớp lông cách nhiệt, gân lá phát triển. Nhiều loài cây lá tiêu giảm và biến thành gai
Câu 21. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?
	Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong điều kiện:
	- Hỗ trợ khi sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích (hoặc thể tích) hợp lí và có nguồn sống đầy đủ.
	- Cạnh tranh khi gặp điều kiện bất lợi như số lượng cá thể quá cao dẫn tới thiếu thức ăn, nơi ở,...
Câu 22. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
	- Tự tỉa là kết quả của cạnh tranh cùng loài và khác loài
	- Hiện tượng tự tỉa xuất hiện mạnh mẽ khi cây mọc dày thiếu ánh sáng.
Câu 23. Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?
	Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và vệ sinh môi trường sạch sẽ.
BÀI TẬP TỰ GIẢI
Câu 1. Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của: 
	- Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 900C, trong đó điểm cực thuận là 550C.
	- Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 00C đến 560C, trong đó điểm cực thuận là 320C. 
Câu 2. Cho cá rô phi Việt Nam có giới hạn chịu đựng từ 5,60C đến 420C, nhiệt độ cực thuận là 300C. Cá chép Việt Nam có giới hạn chịu đựng từ 20C đến 440C, nhiệt độ cực thuận là 280C.
	a/ Vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của nhiệt độ lên cá rô phi và cá chép ở Việt Nam.
	b/ Cá nào có khả năng phân bố rộng hơn? Vì sao?
	c/ Một nơi có nhiệt độ trung bình từ 250C đến 300C, nhưng có lúc xuống thấp nhất là 30C. Vậy có thể nuôi được cá nào?

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_khoi_9.docx