Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Cao Thị Mơ

I,Tìm hiểu chung về các văn bản

1,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ chí Minh)

a. Nghệ thuật:

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:

+ Lứa tuổi.

+ Nghề nghiệp.

+ Vùng miền.

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm.), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ.đến.)

- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

b. Ý nghĩa văn bản.

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

 

doc75 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2013-2014 - Cao Thị Mơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một cách thuận lợi và tốt đẹp. 
* Mẹ là những người sinh ra con, nhờ có mẹ mới có con cũng như có thất bại mới có thành công
- Giải thích nghĩa bóng của luận điểm:
* Trong đời, ai cũng phải có đôi lần thất bại.Thực ra chẳng có ai muốn thất bại cả.
Nhưng khi đã thất bại thì thường có 2 loại người với 2 phản ứng khác nhau :
- Có người bỏ cuộc như con chim khi trúng tên thì sợ cây cung.
- Có những người lại quyết tâm làm lại.Chính khi bắt đầu làm lại người ta mới phân tích, mổ xẻ nguyên nhân của thất bại để tránh bị thất bại lần nữa.Và qua đó người ta có được những bài học cũng như kinh nghiệm quý báu để công việc trở nên tiến triển tốt hơn
* Từ những ý nghĩa trên, ông cha ta muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Chính những thất bại trong cuộc sống sẽ giúp ta thành công trên đường đời
2. Tại sao thất bại lại là mẹ thành công?
- Sự mâu thuẫn: Mới đầu ta thấy câu nói trên có vẻ mâu thuẫn với nhau. Thất bại và thành công là hai chuyện trái ngược nhau hoàn toàn, không hề có liên hệ gì với nhau cả. Nhưng sau một hồi suy ngẫm, ta thấy được rằng câu tục ngữ này chẳng hề vô lý chút nào cả mà trái lại, nó rất liên kết với nhau
- Nguyên nhân:Bởi vì sau khi mỗi lần thất bại, ta sẽ tìm ra nguyên nhân dẫn đến những sai sót của ta, từ đó rút ra được những kinh nghiệm quý báu, giúp ta tránh phạm những sai lầm đó nữa và ngày càng tiến tới bước đường thành công hơn
3. Tác dụng của thất bại đối với người ko có ý chí và người có ý chí:
* Đối với những người dễ nản chí thì câu nói này có vẻ như sai nhưng đối với những người kiên trì và bền chí thì chắc chắn đúng. Để đạt được thành công thì những vấp ngã thiếu sót hầu như không thể tránh khỏi. Đó là một điều tất yếu. Thất bại còn giúp ta rèn luyện ý chí, giúp ta tự tin và bản lĩnh hơn
* D/c: - Khi chúng ta còn thơ bé, trong những lần chập chững biết đi, chẳng phải chúng ta đã té ngã bao nhiêu lần ư? Trong lúc tập chạy xe đạp, có phải bạn đã té xe đến độ trầy cả chân sao? Nếu những lúc ấy ta buông xuôi thì có lẽ đến giờ chúng ta vẫn chưa biết đi, chưa biết lái xe đạp đấy. 
- Để phát triển khái niệm những lợi ích của sự thất bại, Trường đại học Penn State đã có một khóa học cho những sinh viên sắp ra trường gọi là “Thất bại 101”. Sinh viên có thể gặp những rủi ro khi làm thí nghiệm. Và càng gặp nhiều thất bại, họ sẽ càng nhành chóng lấy được chứng chỉ loại A;
- Nhà bác học Loius Pasture lúc còn nhỏ là một học sinh trung bình. Về môn Hoá, ông đứng hạng 15 trong tổng số 22 học sinh. Sự thất bại đó không làm ông nản lòng mà còn là động lực để giúp ông vươn cao, trở thành nhà bác học nổi tiếng;
- Nhà bác học Edíson cũng đã từng thất bại hang nghìn lần trước khi phát minh ra bóng đèn điện;
- Soichiro Honda, người sáng lập ra hãng Honda đã nói rằng: “Nhiều người mơ ước mình sẽ thành công. Nhưng hẳn ít người hiểu rằng thành công chỉ có thể đến với bạn sau rất nhiều thất bại liên tiếp và sự tự xem xét nội quan. Thành công chỉ đại diện cho số 1% kết quả công việc mà bạn đạt được từ 99% khác được gọi là sự thất bại”.
III/KB:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề
- Bài học cho bản thân: Vậy xin chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn không thể tự đứng dậy sau mỗi vấp ngã của chính mình
HS lập dàn bài 
HS viết bài hoàn chỉnh 
IV,HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm tiếp các bài tập trên lớp.
- Học thuộc nội dung các bài đã ôn tập.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập tiếp theo .
* Rút kinh nghiệm :
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI 9: ÔN TẬP CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN 
 Ngày soạn : .../.../2014
Ngày dạy :.../....2014
Lớp :7A
I,MỤC TIÊU 
1, Kiến thức:
- Học sinh nắm được văn nghị luận 
- Biết lập dàn bài cho văn nghị luận. 
2, Kĩ năng:
- Vận dụng làm các đề văn nghị luận hoàn chỉnh .
3, Thái độ:
Có thái độ tích cực trong ôn luyện và làm các bài tập theo yêu cầu.
II, NỘI DUNG ÔN LUYỆN 
Hoạt động của thầy,trò 
Nội dung cần đạt 
Ghi chú 
 ? Xác định yêu cầu ,phạm vi của đề ?
? Trình bày mở bài.
? Thân bài em sẽ trình bày lí lẽ nào.
?Giải thích thế nào về câu tục ngữ 
? Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy
? Dẫn chứng minh hoạ 
? Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói
? Kết bài trình bày thế nào 
?Xác định phạm vi yêu cầu của đề 
? MB viết như thế nào 
?Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào
? Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
?Học ở đâu và học như thế nào
? Kết bài viết như thế nào
Đề 1: Dân gian ta có câu ”Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.............
A, MB:
- Lời nói là công cụ giúp con người chúng ta giao tiếp với nhau, làm cho người gần người hơn.
- Dân gian đã đúc kết những câu nói rất hay về tầm quan trọng của lời nói như “ Lời nói goi vàng”, “ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
B,TB:
1. Nghĩa đen
- Lời nói là chuỗi âm thanh do con người phát ra trong hoạt động giao tiếp.
- Vàng là một thứ kim loại quý giá, được xem như là tài sản của con người.
Câu tục ngữ so sánh lời nói có giá trị như một thứ của cải, tài sản quý giá của con người.
2. Vì sao lời nói lại quý giá đến như vậy?
- Lời nói trước hết là một phương tiên để đánh dấu một bước tiến hóa của loài người.
- Nhờ có lời nói mà con người có thể diễn đạt những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bản thân cho người khác biết mà không cần phải ghi chép mất nhiều thời gian.
- Lời nói ra rất quan trọng. Nó có thể khiến một người thành công hay thất bại trong công việc.
Dẫn chứng: việc thuyết phục một đối tác kí hợp đồng phải cần có những lời nói khôn khéo và thuyết phục.
- Lời nói còn là một thước đo trình độ văn hóa của con người. Sẽ chẳng ai đánh giá cao một con người ăn nói hàm hồ, thô tục. Ngược lại, một lời nói ngọt ngào, vừa lòng đẹp ý người nghe sẽ được đánh giá là một người có học thức, có văn hóa. Người ta thường nói:
“ Đất xấu trồng cây khẳng khiu
Những người thô tục nói điều phàm phu
Đất tốt trồng cây rườm rà
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.”
- Người Việt Nam rất xem trọng lễ nghĩa, thế nên mỗi khi gặp nhau người ta thường chào hỏi nhau rất lịch sự: “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”
3. Chúng ta phải làm thế nào để phát huy giá trị của lời nói?
- Lời nói là một thứ của cải vô giá của mỗi con người chúng ta mà không phải có tiền là mua được. Đó là một tài sản vô hình, không nhìn thấy được, không thể mua bán được; “ Lời nói chẳng mất tiền mua”
- Một lời nói ra thì không thể nào thu hồi lại được. Chính vì thế mà mỗi chúng ta phải cẩn thận trong việc phát ngôn : “Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
- Nói ra thì dễ nhưng nói thế nào cho vừa lòng đẹp ý người nghe là cả một nghệ thuật không phải tự nhiên mà có được, mà nó đòi hỏi chúng ta phải trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài. Người xưa thường dạy “ Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần” quả không sai.
C,KB:
- Một kinh nghiệm hay về lời nói.
- Nhắc nhở chúng ta cần thận trọng trước khi nói .
Đề 2: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
 a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trò của việc học tập đối với mỗi con người: Là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
 b. Thân bài:
1/Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập.
Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp:
+ Học: Thúc giục con người bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa.
+ Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội.
2/Tại sao phải Học, học nữa, học mãi.
- Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
3/ Học ở đâu và học như thế nào?
- Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống...
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc....
- Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi...
4/ Liên hệ: Bản thân và bạn bè đã và đang vận dụng câu nói của Lê-nin ra sao ( không ngừng học tập, học lẫn nhau, tìm sách vở bổ trợ...)
 c. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta.
- “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”. Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
IV,HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm tiếp các bài tập trên lớp.
- Học thuộc nội dung các bài đã ôn tập.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập tiếp theo .
* Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI 10: ÔN TẬP CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp )
 Ngày soạn : .../.../2014
Ngày dạy :.../....2014
Lớp :7A
I,MỤC TIÊU 
1, Kiến thức:
- Học sinh nắm được văn nghị luận 
- Biết lập dàn bài cho văn nghị luận. 
2, Kĩ năng:
- Vận dụng làm các đề văn nghị luận hoàn chỉnh .
3, Thái độ:
Có thái độ tích cực trong ôn luyện và làm các bài tập theo yêu cầu.
II, NỘI DUNG ÔN LUYỆN 
Hoạt động của thầy,trò 
Nội dung cần đạt 
Ghi chú 
? Xác định yêu cầu ,phạm vi của đề ?
? Trình bày mở bài.
? Thân bài em sẽ trình bày lí lẽ nào.
?Giải thích thế nào về câu tục ngữ 
? Giải thích nghĩ bóng và bàn luận
? Dẫn chứng minh hoạ 
? Bàn luận vấn đề 
? Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề 
? Kết bài trình bày thế nào 
Đề : Dân gian ta có câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Nhưng có bạn lại bảo "Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng". Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.
 Đất nước ta đang bước vào thời kì mới - thời kì xây dựng hợp tác và phát triển. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ hôm nay là phải rèn đức luyện tài để ngày mai tiếp nối bàn tay xây dựng. Để làm được việc này mỗi học sinh phải không ngừng học tập, tu dưỡng đạo đức, tiếp cận với cái hay, cái mới, tiếp cận với bạn tốt để hoàn thiện về mình.Cái tốt có ở bạn, có ở môi trường xung quanh đã tác động đến tình cảm, đạo đức cũng như việc học tập và làm việc của chúng ta. Bởi vậy tục ngữ có câu: "Gần mực thì đen gần đèn thì rạng".
Câu tục ngữ thật đúng nhưng có bạn lại không tán thành. Bạn hãy cùng tôi suy ngẫm.
 Về nghĩa đen, mực là một thứ màu đậm, màu tối, khó tẩy rửa. Khi dùng nó ai cũng thận trọng. Sử dụng không đúng cách sẽ bôi bẩn lên tay, lên áo, lên tường. Và tất nhiên, sử dụng nhiều mực thì không sao tránh khỏi những vết mực trên tay.
 Còn đèn là một vật cho ta ánh sáng. Đèn điện hay đèn pin, đèn dầu thì đều có ích. Có ánh sáng để làm việc, học tập, đèn soi sáng tận những nơi mà ánh sáng mặt trời không thể lọt vào được. Có ánh sáng của đèn, đôi mắt của người như sáng hơn, nhìn thấu đáo hơn, tâm hồn ta như sáng suốt hơn. Đúng như lời nhận định: "Gần đèn thì sáng".
 Xét về nghĩa bóng, mực là chỉ cái xấu, cái đen tối của con người. Còn đèn là rạng rỡ, sáng ngời, cái tốt của phẩm chất và tài năng. Bởi lẽ đó, gần người xấu nếu không thận trọng thì ta sẽ giẫm lên con đường của cái xấu. Thói hư tật xấu sẽ làm ta bắt chước, ít nhiều cũng sẽ thấm đẫm tâm hồn ta. Ngược lại, nếu ở gần người tốt thì ta sẽ học tập những điều hay lẽ phải của họ. Cái đẹp, cái hay của người tốt sẽ tác động đến ta. Bởi vậy dân gian có câu: "Ở chọn nơi, chơi chọn bạn" hoặc "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Ngẫm thật đúng.
 Nơi ở thật quan trọng đối với con người, nhất là trẻ thơ. Do vậy, bà mẹ của thầy Mạnh Tử thời xưa đã ba lần dời nhà để chọn chỗ ở thích hợp cho con. Chỗ ở mà bà chọn để an cư là nơi gần trường học, có bạn tốt, môi trường trong sáng, lành mạnh. Quả thật, thầy Mạnh Tử được tiếp xúc với môi trường học tập nên bắt chước theo thái độ lễ phép, bắt chước sự chăm chỉ học hành của học trò ở trường. Thầy không còn bắt chước cảnh bán buôn xô bồ như lúc nhà thầy ở gần quán chợ. Vậy chẳng phải "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" hay sao? Nếu bà mẹ thầy Mạnh Tử không nghĩ được điều này thì bà đâu phải nhọc công di dời nơi ở? Cách dạy con cùng với cách nghĩ đúng đắn của bà đã giúp thầy Mạnh Tử trở thành một bậc đại hiền nổi tiếng trong thiên hạ. Vậy không lí do gì bạn lại cho rằng "Gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn thì chưa chắc đã sáng". Suy nghĩ của bạn thật sai lệch. Nghĩ thế thì bạn sẽ không có tinh thần cầu tiến, bạn sẽ không phân biệt cái tốt, cái xấu trong cuộc đời, và có thể bạn dễ mắc sai lầm.
 Bạn thử nghĩ xem! Trong đêm tối, nếu không có đèn thì bạn sẽ khó khăn biết nhường nào. Cũng như trong cuộc sống, cứ tiếp cận với cái xấu thì tâm hồn ta sẽ tẻ nhạt, sẽ đơn điệu biết bao. Có lúc ta lại dễ sa đọa theo cái xấu đang ở xung quanh ta. Không tiếp cận với người tốt trong cuộc sống lao động, học tập. Người xấu có thể giúp ta được hay không? Và tất nhiên rằng: chỉ người tốt mới giúp ta vượt qua mọi khó khăn đó. Bởi vậy, tục ngữ đã nói:
 Học thầy không tày học bạn.
 Học thầy là cần thiết nhưng học bạn cũng rất cần. Bạn cho ta thêm tri thức mà bản thân ta đã bị hụt hẫng. Bạn giúp ta ôn lại kiến thức mà thầy đã trang bị, giúp ta cùng tiến. Và rõ ràng đó là những người bạn tốt. Gần bạn tốt ta cảm thấy cuộc đời thật đẹp, thật có ý nghĩa. Nhưng cũng không vì thế mà thiếu quan tâm đến người bạn xấu. Bằng mọi cách, nên giúp họ thấy được cái sai lầm để họ khắc phục kịp thời.
 Rõ ràng, tốt và xấu là tượng trưng của mực và đèn, nó là hai mặt trái ngược nhau, nó tồn tại trong phẩm chất hoặc năng lực con người. Đặc biệt là cái xấu của phẩm chất, ta cần tránh xa; không để cái xấu của người khác là cạm bẫy đối với ta. Ngược lại với cái xấu là cái tốt. Cái tốt của đạo đức hay của năng lực ta cũng đều học tập để không ngừng vươn lên, để đem lại hiệu quả lớn trong quá trình "Rèn đức luyện tài".
 Như vậy bạn và tôi cũng như tất cả mọi người phải thừa nhận cái đúng của câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
 Câu tục ngữ trên như một chân lí mà ta không nên phủ định, nó là một lời khuyên bổ ích cho con người. Thực hiện tốt lời khuyên ấy thì con người sẽ có điều kiện vươn lên.
HS làm dàn bài ,bài hoàn hcỉnh 
III,HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ :
- Làm tiếp các bài tập trên lớp.
- Học thuộc nội dung các bài đã ôn tập.
- Chuẩn bị nội dung ôn tập tiếp theo .
* Rút kinh nghiệm :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
BUỔI 11: ÔN TẬP CÁC ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN (Tiếp )
 Ngày soạn : .../.../2014
Ngày dạy :.../....2014
Lớp :7A
I,MỤC TIÊU 
1, Kiến thức:
- Học sinh nắm được văn nghị luận 
- Biết lập dàn bài cho văn nghị luận. 
2, Kĩ năng:
- Vận dụng làm các đề văn nghị luận hoàn chỉnh .
3, Thái độ:
Có thái độ tích cực trong ôn luyện và làm các bài tập theo yêu cầu.
II, NỘI DUNG ÔN LUYỆN 
Hoạt động của thầy,trò 
Nội dung cần đạt 
Ghi chú 
? Xác định yêu cầu ,phạm vi của đề ?
? Trình bày mở bài.
? Thân bài em sẽ trình bày lí lẽ nào.
? Dẫn chứng minh hoạ
? Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề 
? Kết bài trình bày thế nào 
? Xác định yêu cầu ,phạm vi của đề ?
? Trình bày mở bài.
? Thân bài em sẽ trình bày lí lẽ nào.
? Dẫn chứng minh hoạ
? Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề 
? Kết bài trình bày thế nào 
Đề 1 ; Chứng minh răng :"Nói dối có hại cho bản thân "
 A.MB:
Có nhiều lúc, nói dối là một cách thoát rất dễ dàng. Nhưng hãy cẩn thận, nói dối có thể làm mọi người gặp rắc rối nghiêm trọngvà khi ấy "Nói dối có hại cho bản thân "
B,TB:
* Nói dối là nói không đúng sự thật ,làm người khác tin vào điều người nói ,làm sự việc khác xa với sự thật .Nói dối nhiều khi đem lại cái hại to lớn cho người nói .
 - Cách đây không lâu, có một vụ dối trá trong nghiên cứu khoa học gây chấn động cả thế giới xảy ra với một nhà khoa học người Hàn Quốc. Nguyên nhân chỉ do nói dối. Đó là giáo sư Hwang Woo Suk, Đại học quốc gia Seoul, Hàn Quốc. Ông trở nên nổi tiếng thế giới nhờ các công trình nghiên cứu về nhân bản người. 
- Cuối năm ngoái, ông công bố nghiên cứu của ông về tế bào mầm. Nhưng sau đó, các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng các nghiên cứu của ông Hwang đều có nhiều điều không có thật. Ông đã nhận rất nhiều tiền của nhà nước để nghiên cứu, nhưng lại đưa ra những kết quả giả mạo. - - Trong khi đó, mọi người đều đã tin ông. Ông đã nói dối cả thế giới. Hậu quả là gì? Ông bị mất việc, mất lòng tin của mọi người, mất danh dự. Ông còn phải đền bù lại tiền cho nhà nước. Ông ấy phải cảm thấy xấu hổ với những người đã tin tưởng mình.
- Trong cuộc đời, chúng ta gặp chuyện khó khăn, chúng ta cũng không nên nói dối. Làm như vậy sẽ gây nên hậu quả xấu. Lúc mới nói dối, chúng ta có thể thấy rằng đây là một cách thoát tội dễ dàng, không ai có thể biết được. Nhưng ngược lại, chỉ một sơ hở nhỏ là mọi thứ sẽ đổ ập xuống đầu chúng ta 
 - Nói dối là một điều xấu và hậu quả trước hết xẩy ra đối với bản thân chúng ta. Nếu chúng ta nói dối, trước hay sau rồi cũng bị phát hiện.
 - Nhà văn Nga nổi tiếng Lev Tolstoi đã viết một câu chuyện rất hay về tính nói dối và hậu quả của nó:
 Một thằng bé chăn cừu giả làm như nhìn thấy chó sói, lên tiếng kêu cứu:
- Cứu tôi với, chó sói! Chó sói!
Các bác mu-gích chày đến và thấy là không có chuyện đó. Thằng bé cứ làm cái trò như vậy hai, ba lần, rồi đến lúc xảy ra chuyện chó sói đến thật.
Thằng bé lên tiếng kêu la:
- Ôi làng nước ơi, chó sói!
Các bác mu-gích nghĩ là thằng bé lại đánh lừa như mọi lần, họ chẳng đến cứu thằng bé nữa. Chó sói thấy chẳng phải sợ hãi gì, nó tung hoành cắn chết cả đàn cừu.
 - Câu chuyện trên của Lev Tolstoi là một bài học cho những người hay nói dối. Nói dối một lần, người khác có thể cho qua. Nhưng tới ba bốn lần, ta sẽ làm mất lòng tin của mọi người. Nếu không một ai tin bạn thì chắc chắn bạn sẽ là một người bất hạnh.
C. KB:
 Với những câu chuyện trên đây, ta có thể thấy rằng nói dối là một thói xấu. Nó có thể làm cho chúng ta mất lòng tin, mất danh dự. Trung thực là một đức tình hàng đầu, ai cũng phải có nó.
Đề 2: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn yêu thương thiếu nhi
A, MB:
- Giới thiệu về Hồ Chí Minh .
- Bác rất giàu tình yêu thương ,dặc biệt là Bác luôn yêu thương thiếu nhi .
B, TB:
1,Bác Hồ xót xa khi phải chứng kiến cảnh cơ cực lầm than của trẻ em lúc vận nước gian nan. Người chỉ rõ kẻ thù: 
 Vì giặc Nhật giặc Tây bạo tàn
Khiến ta mất nước nhà tan
 Trẻ em cũng bị cơ hàn xót xa
2,Từ nỗi đau, xót xa ấy, Bác đã vận động, giáo dục, giác ngộ các cháu phải hành động: 
Vậy nên trẻ em nước ta
Phải đoàn kết lại để mà đấu tranh
Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
3,Tiếp đến Bác kêu gọi các cháu hăng hái, tự nguyện tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc, một tổ chức của Mặt trận Việt Minh: 
Nhi đồng cứu quốc hội ta
Ấy là lực lượng, ấy là cứu tinh
Ấy là bộ phận Việt Minh
Dân mình khắc cứu dân mình mới xong
4 Tình yêu thương vô hạn của Bác không ch

File đính kèm:

  • docBai 31 On tap phan Tap lam van_12802884.doc
Giáo án liên quan