Đề cương ôn tập Địa lý 8 - Chương trình HKII

BÀI 32 : CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA

Câu 1 : Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ? Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

a ) Nước ta có 2 mùa khí hậu : Mùa gió Đông Bắc ( mùa đông ) và mùa gió Tây Nam ( mùa hạ )

b ) Đặc trưng khí hậu từng mùa :

* Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông )

- Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông bắc và xen kẽ là những đợt gió Đông Nam

- Thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt :

 + Miền Bắc : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc , có mùa đông lạnh không thuần nhất

 + Duyên hải Trung Bộ : có mưa lớn vào thu đông

 + Tây nguyên và Nam Bộ : thời tiết nóng khô , ổn định suốt mùa

-> Tạo nên mùa đông lạnh , mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam

* Mùa gió tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ) :

- Đặc trưng là sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam

- Trên toàn quốc đều có : + Nhiệt độ cao trung bình đạt 250C

+ Lượng mưa lớn , chiếm 80% lượng mưa cả năm ( trừ duyên hải nam Trung Bộ mưa ít )

+ Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa dông

+ Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc Bộ ) , bão ( vùng ven biển ) - Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của

c ) Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại

 * Thuận lợi : - Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm Tăng vụ , xen canh , đa canh thuận lợi

* Khó khăn : + Rét lạnh , rét hại , sương giá , sương muối về mùa đông Hạn hán mùa đông ở Bắc Bộ Nắng nóng , khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên .Bão , mưa lũ , xói mòn , xâm thực đất , sâu bệnh phát triển

Câu 2 : Trong mùa gió đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Vì sao ?

 Trong mùa gió Đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau vì : - Bắc bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc

-Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau.

-Nam Bộ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

 

doc13 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 773 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lý 8 - Chương trình HKII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giống : Cả 2 đồng bằng đều là vùng sụt võng được phù sa của 2 con sông : sông Hồng và sông Cửu Long bồi đắp trong giai đoạn Tân kiến tạo .
b ) Khác : 
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỒNG BẰNG S. CỬU LONG
Diện tích
15 000 km2
40 000 km2
Độ cao 
Trung bình 10m – 20m so với mực nước biển 
Trung bình 2m – 3m so với mực nước biển 
Đặc điểm 
- Có hệ thống đê sông lớn chống lũ dài trên 2700km 
- Có những ô trũng trong đê không được bồi đắp tự nhiên hang năm 
- Không có hệ thống đê lớn để ngăn lũ 
- Mùa lũ nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước 
BÀI 31 : ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
Câu 1 : Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì ? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào ?
 a ) Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là : 
* Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm . Biểu hiện :
Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ/ năm . Lượng bức xạ Mặt trời rất lớn 1 triệu kilôkalo/m2 . Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước và tăng đần từ Bắc vào Nam 
Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt , phù hợp với 2 mùa gió : Mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam 
Gió mùa mang đến cho nước ta lượng mưa lớn ( 1500- 2000mm ) và độ ẩm không khí rất cao ( trên 80% )
* Tính chất đa dạng và thất thường :
 - Tính chất đa dạng thể hiện ở sự phân hoá theo không gian và thời gian hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau : Miền khí hậu phía Bắc ; Miền khí hậu đông Trường sơn ; Miền khí hậu phía Nam ; miền khí hậu biển Đông Việt Nam .Sự phân hoá khí hậu từ Đông sang Tây : sườn đón gió mưa nhiều , sườn khuất gió mưa ít ; sự thay đổi tính chất của gió mùa theo từng miền , theo đai cao .
-Tính chất thất thường : Năm rét sớm năm rét muộn , năm mưa nhiều năm khô hạn , năm bão , áp thấp nhiệt đới nhiều năm ít 
b ) Nét độc đáo của khí hậu nước ta là có mùa đông lạnh ở phía Bắc và lượng mưa ẩm lớn trên nền khí hậu nhiệt đới . Có thể nói trong vòng đai nhiệt đới không đâu lại có 1 mùa đông giá rét và mưa , ẩm như ở nước ta 
Câu 2 : Chứng minh rằng khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ? Giải thích vì sao khí hậu nước ta có đặc điểm đó 
a)Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm (Ý 1 phần a câu 1 )
b ) Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm vì : 
- Nước ta nằm trong vòng đai nhiệt đới , trong khu vực gió mùa Đông Nam Á -> khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa 
- 3 mặt giáp biển . Mặt khác lãnh thổ hẹp ngang , kéo dài trên nhiều vĩ độ nên ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền -> tăng cường dộ ẩm 
Câu 3 : Nước ta có mấy miền khí hậu ? Nêu đặc điểm khí hậu và phân bố từng miền ? Những nhân tố nào làm khí hậu nước ta đa dạng , thất thường ? 
 a ) Nước ta có 4 miền khí hậu : 
Miền khí hậu
Phân bố 
Đặc điểm khí hậu
Phía Bắc 
Từ Hoành Sơn trở ra ( từ vĩ tuyến 180B đến 23023/B )
Mùa đông lạnh , tương đối ít mưa , nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt . Mùa hè nóng mưa nhiều 
Đông Trường Sơn
Gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía Đông dãy Trường Sơn ( Từ Hoành Sơn tới Mũi Dinh )
Mùa hạ khô ít mưa , Mùa mưa lệch hẳn về thu đông 
Phía Nam 
Bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên 
Khí hậu cận xích đạo , nhiệt độ quanh năm cao , có 1 mùa mưa và 1 mùa khô tương phản sâu sắc 
Biển Đông 
Vùng biển Đông
Tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương
b ) Những nhân tố làm cho khí hậu nước ta đa dạng , thất thường :
 - Do vị trí địa lí , hình dạng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ đọ , ảnh hưởng của gió mùa , của địa hình ,của biển ..
 - En Ni Nô : gây bão , gió , lũ lụt 
 - La Ni Na : gây hạn hán nhiều nơi 
Câu 4 Ca dao Việt Nam có câu : “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. ’’Bằng kiến thức địa lý ,em hãy giải thích câu ca dao trên.
Với các loài côn trùng có cánh dễ dàng cảm nhận khi độ ẩm không khí thay đổi, nhất là loài 
chuồn chuồn.Chuồn chuồn là loài côn trùng có cánh mỏng manh, nếu không khí có độ ẩm cao thì không 
thể bay cao được, nếu độ ẩm không khí thấp thì bay lên cao rất dễ dàng, nên “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
BÀI 32 : CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA
Câu 1 : Nước ta có mấy mùa khí hậu ? Nêu đặc trưng khí hậu từng mùa ở nước ta ? Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại 
a ) Nước ta có 2 mùa khí hậu : Mùa gió Đông Bắc ( mùa đông ) và mùa gió Tây Nam ( mùa hạ ) 
b ) Đặc trưng khí hậu từng mùa : 
* Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 ( mùa đông ) 
- Đặc trưng của mùa này là sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông bắc và xen kẽ là những đợt gió Đông Nam 
- Thời tiết – khí hậu trên các miền của nước ta khác nhau rất rõ rệt : 
 + Miền Bắc : Chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc , có mùa đông lạnh không thuần nhất 
 + Duyên hải Trung Bộ : có mưa lớn vào thu đông 
 + Tây nguyên và Nam Bộ : thời tiết nóng khô , ổn định suốt mùa 
-> Tạo nên mùa đông lạnh , mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam 
* Mùa gió tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 ( mùa hạ ) : 
- Đặc trưng là sự thịnh hành của gió mùa Tây Nam 
- Trên toàn quốc đều có : + Nhiệt độ cao trung bình đạt 250C 
+ Lượng mưa lớn , chiếm 80% lượng mưa cả năm ( trừ duyên hải nam Trung Bộ mưa ít )
+ Thời tiết phổ biến : nhiều mây , có mưa rào , mưa dông 
+ Thời tiết đặc biệt : có gió Tây khô nóng ( Trung Bộ) , mưa ngâu (đồng bằng Bắc Bộ ) , bão ( vùng ven biển ) - Mùa bão nước ta từ tháng 6 đến tháng 11 , chậm dần từ Bắc vào Nam gây tai hại lớn về người và của 
c ) Thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại 
 * Thuận lợi : - Sinh vật nhiệt đới phát triển quanh năm Tăng vụ , xen canh , đa canh thuận lợi 
* Khó khăn : + Rét lạnh , rét hại , sương giá , sương muối về mùa đông Hạn hán mùa đông ở Bắc Bộ Nắng nóng , khô hạn cuối đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên .Bão , mưa lũ , xói mòn , xâm thực đất , sâu bệnh phát triển 
Câu 2 : Trong mùa gió đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Vì sao ?
 Trong mùa gió Đông Bắc , thời tiết và khí hậu Bắc Bộ , Trung Bộ và Nam Bộ không giống nhau vì : - Bắc bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc 
-Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau.
-Nam Bộ nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 3: Về mùa đông( từ tháng 11 đến tháng 4) khí hậu 3 miền Bắc-Trung-Nam có đồng nhất không? Vì sao ?
a ) Mùa đông khí hậu 3 miền khác nhau rõ rệt:
* Miền Bắc: Chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc từ lục địa tràn xuống từng đợt, mang lại 1 mùa đông không thuần nhất: Đầu mùa đông tiết thu se lạnh, khô hanh. Cuối mùa đông tiết xuân mưa phùn ẩm ướt.
* Duyên hải Trung Bộ: Mưa lớn những tháng cuối năm.
* Tây Nguyên và Nam Bộ: Thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa.
b ) Giải thích : 
 - Bắc Bộ nằm gần chí tuyến , chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông BẮc , kết hợp với hướng núi vòng cung đón gió - > mùa đông lạnh 
- Trung Bộ nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các hoàn lưu khác nhau 
- Nam bộ nằm gần đường Xích Đạo , ngoài phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc 
BÀI 33 : ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam ? Vì sao sông ngòi nước ta lại có những đặc điểm như vậy ?
 a ) Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam :
 Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc , phân bố rộng khắp trên cả nước . Nhưng chủ yếu là sông nhỏ , ngắn và dốc :
-Nước ta có tới 2360 con sông dài trên 10 km 
-Trong đó 93% là sông nhỏ , ngắn , diện tích lưu vực < 500 km2
-Các sông lớn chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta 
 Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam và Vòng Cung 
-Hướng Tây Bắc – Đông Nam : S.Hồng , S. Đà , S.Cả , S. Mã , S.Cửu Long 
-Hướng vòng cung : S.Lô , S.Gâm , S. Cầu , S.Thương , S.Lục Nam 
-Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt . Mùa lũ lượng nước tới 70- 80% lượng nước cả năm 
-Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn . Bình quân 1m3 nước sông có 223 gam cát bùn . Tổng lượng phù sa trên 200 triệu tấn / năm 
b ) Giải thích : 
- Sông ngòi dày đặc : do nước ta có lượng mưa lớn . Sông nhỏ , ngắn và dốc do địa hình hẹp ngang , núi lan sát biển 
 - Sông chảy theo 2 hướng chính : Do hướng địa hinh nước ta chạy theo 2 hướng TB – ĐN và Vòng cung nên sông ngòi cũng có 2 hướng đó 
- Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước : Do khí hậu nước ta chia thành 2 mùa : Mùa gió Đông Bắc khí hậu khô tương ứng với mùa cạn của sông . Mùa gió Tây Nam mưa nhiều tương ứng với mùa lũ của sông 
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn : Do có ¾ địa hình là đồi núi dốc , mưa nhiều lại tập trung vào 1 mùa nên xói mòn đất đá xảy ra mạnh mẽ , nước mưa cuốn theo đâtá cát chảy xuống lòng sông
Câu 2 : Vì sao phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ , ngắn và dốc ? Cho biết hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam , tại sao sông ngòi nước ta có hướng chảy đó 
a ) Phần lớn các sông nước ta đều là sông nhỏ , ngắn , dốc vì : ¾ diện tích lãnh thổ nước ta là đồi núi , chiều ngang lãnh thổ hẹp và nằm sát biển 
b ) Hướng chảy chính của sông ngòi Việt Nam là hướng Tây Bắc – Đông Nam
 ( sông Hồng , sông Đà , sông Tiền , sông hậu ) và hướng vòng cung ( sông Lô , sông Gâm , sông Cầu , sông Thương , sông Lục Nam )
* Sông ngòi nước ta có hướng chảy đó là vì hướng của sông ngòi phù hợp với hướng của địa hình là Tây Bắc – Đông Nam và Vòng Cung 
Câu 3 : Hãy nêu giá trị cơ bản của sông ngòi Việt Nam ? Nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiễm 
 a ) Giá trị sông ngòi Viêt Nam :
Giá trị thuỷ điện Giá trị thuỷ lợi Bồi đắp phù sa màu mỡ thuân lợi cho trồngcây lương thực , hoa màu Cung cấp thuỷ sảnGiao thông , du lịch
b ) Nguyên nhân ô nhiễm sông ngòi : - Do rác thải công nghiệp , các hoá chất độc hại từ khu dân cư ở các đô thị , các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào lòng sông .
Câu 4 : Dựa vào bảng số liệu sau , nhận xét về mùa lũ trên các lưu vực sông ở nước ta và giải thích vì sao ?
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Các sông ở Bắc Bộ 
+
+
++
+
+
Các sông ở Trung Bộ 
+
+
++
+
Các sông ở Nam Bộ 
+
+
++
+
Ghi chú : + : Tháng lũ ; + + : Tháng lũ cao nhất 
* Nhận xét : - Sông ngòi bắc Bộ có lũ vào mùa hạ từ tháng 6 -> tháng 10 , lũ cao nhất vào tháng 8 
Sông ngòi Nam Bộ có lũ vào mùa hạ từ tháng 7 -. Tháng 11, lũ cao nhất tháng 10
Sông ngòi Trung Bộ có lũ vào thu đông từ tháng 9 -> tháng 12 , lũ cao nhất tháng 11
*Giải thích : Mùa lũ của sông trùng với mùa mưa : Bắc Bộ và Nam Bộ có mùa mưa là mùa hạ nên mùa lũ vào mùa hạ . Trung Bộ có mùa mưa lùi vào thu đông nên mùa lũ của sông vào thu đông 
Câu 5: Vì sao mùa lũ ở các lưu vực sông không trùng nhau?
Mùa lũ ở các lưu vực sông không trùng nhau vì chế độ mưa trên mỗi lưu vực khác nhau, lũ chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 6: Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ?
Khai thác các nguồn lợi của lũ: khai thác tổng hợp các dòng sông, xây dựng công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, thuỷ sản, du lịch
Hạn chế tác hại của lũ: bảo vệ lớp phủ thực vật trên các sườn dốc. bảo vệ và khai thác hợp lí các nguồn lợi từ sông ngòi – phòng chống lũ.
Câu 7: Cho biết tác dụng của phù sa đối với các đồng bằng châu thổ.
Sông ngòi bồi đắp phù sa tạo nên những đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện mở rộng diện tích canh tác.
Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, nguồn nước để thau chua, rửa mặn, tận dụng nguồn thuỷ sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Câu 8: Nêu một số giá trị của sông ngòi nước ta.
Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nước sinh hoạt.
Phát triển giao thông đường sông, xây dựng thuỷ điện.
Cung cấp nguồn thực phẩm phong phú, giàu chất dinh dưỡng.
Câu 9: Nêu tình hình sông ngòi nước ta, nguyên nhân và biện pháp bảo vệ.
Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm nặng nề.
* Nguyên nhân:
Do rừng đầu nguồn bị chặt phá nhiều khiến nước mưa và bùn cát dồn nhanh xuống dòng sông, gây ra những trận lũ đột ngột và dữ dội, tàn phá mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, súc vật, đe doạ tính mạng con người.
Do chất thải và các chất độc hại ở các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp chưa qua xử lí đã thải ngay vào dòng sông.
* Biện pháp bảo vệ:
Thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm sông.
Bảo vệ rừng đầu nguồn.
Xử lí tốt các chất thải, nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, các đô thị, các khu công nghiệp trước khi thải ra dòng sông.
BÀI 34 : CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA
Câu 1 : Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ ? Nêu cách phòng chống lũ ở 2 đồng bằng sông Hồng và sông Cửu long ?
a ) Đặc điểm sông ngòi Bắc bộ : Chế độ nước rất thất thường Mùa lũ kéo dài 5 tháng , cao nhất vào tháng 8 Lũ tập trung nhanh và kéo dài do sông có dang nan quạt Hệ thống sông chính là sông Hồng 
b ) Cách phòng chống lũ ở 2 đồng bằng :
* Đồng bằng sông Hồng : - Đê lớn được đắp dọc theo sông.Xã lũ theo sông nhánh ra vịnh Bắc Bộ hay cho vào các ô trũng đã chuẩn bị hoặc bơm nước từ đồng ruộng ra sông
* Đồng bằng sông Cửu Long : Chỉ đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.Tiêu lũ ra vùng biển phía Tây Nam.Sống chung với lũ như làm nhà nổi , làng nổi. Xây dựng làng mạc ở các vùng đất cao hạn chế tác động của lũ 
Câu 2 : Vì sao sông ngòi Trung Bộ có lũ lên nhanh và đột ngột ? Nêu thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở Đồng Bằng sông Cửu long 
a ) Các sông ở Trung Bộ bắt nguồn từ sườn phía đông dãy núi Trường Sơn . Dãy núi này ăn lan ra sát biển , sườn dốc do đó sông ở Trung Bộ ngắn và dốc nên vào mùa mưa bão , lũ lên rất nhanh và đột ngột 
 b ) Thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở ĐBSCl :
* Thuận lợi : - Lũ bồi đắp phù sa , mở rộng diện tích đồng bằng Thau chua rửa mặn đất đồng bằng Đánh bắt thuỷ sản tự nhiên trên sông , trên đồng Giao thông đường thuỷ tiện lợi , phát triển du lịch trên kênh rạch và rừng ngập mặn 
 * Khó Khăn :Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài Gây ô nhiễm môi trường , gây dịch bệnh Gây thiệt hai người , gia súc , nhà cửa , mùa màng 
Câu 7: Nêu đặc điểm sông ngòi Bắc Bộ.
Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước rất thất thường.Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, cao nhất vào tháng 8, tập trung nhanh và kéo dài do các sông có hình nan quạt.Các sông lớn: hệ thống sông Hồng (gồm 3 con sông chính là sông Hồng, sông Lô và sông Đà hợp lưu ở gần Việt Trì), sông Thái Bình, sông Mã
Câu 8: Nêu đặc điểm sông ngòi Trung Bộ.
Sông ngòi Trung Bộ ngắn và dốc, phân chia thành nhiều khu vực nhỏ độc lập..Lũ lên nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp bão, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Các sông lớn: sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Gianh, sông Trà Khúc
* Nguyên nhân:Do lãnh thổ hẹp ngang và dốc, địa hình bị chia cắt bởi các nhánh núi lan ra sát biển.
Câu 9: Nêu đặc điểm sông ngòi Nam Bộ:Sông ngòi Nam Bộ có lượng nước lớn, chế độ mưa điều hoà do địa hình tương đối bằng phẳng, diện, diện tích lưu vực rộng, khí hậu điều hoà, chịu ảnh hưởng của thuỷ triều.Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.Các sông lớn: hệ thống sông Mê Công và hệ thống sông Đồng Nai
Câu 10: Trình bày đặc điểm của sông Mê Công.
Sông Mê Công là con sông lớn nhất Đông Nam Á, chiều dài dòng chính là 4300km, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam).Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta là sông Cửu Long, chia làm 2 nhánh: Tiền Giang và Hậu Giang, đổ nước ra biển qua 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Sắc và Tần Đề.Sông Mê Công đem lại cho nước ta những nguồn lợi to lớn (phù sa, nước tưới, giao thông, đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản), song cũng gây những khó khăn lớn vào mùa lũ, ngập úng trên diện tích rộng, phá hại của cải, mùa màng.
BÀI 36 : ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM
Câu 1 : so sánh 3 nhóm đất chính ở nước ta về đặc tính , sự phân bố và giá trị sử dụng 
Nhóm đất 
Đặc tính 
Sự phân bố 
Giá trị sử dụng
Feralit ( chiếm 65% diện tích đất tự nhiên )
Chua , nghèo mùn , nhiều sét .Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm .Dễ bị kết von thành đá ong
Vùng núi đá vôi phía Bắc.Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
Rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp ( Cà phê , chè ) , cây ăn quả .Phát triển rừng , đồng cỏ phục vụ chăn nuôi 
Đất mùn núi cao ( Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên )
Xốp,giàumùn,màuđenhoặcnâu 
- Địa hình núi cao : Tâu Bắc , Tây nguyên
-Trồng rừng ,chủ yếu rừng đầu nguồn 
Đất bồi tụ phù sa sông và biển ( chiếm 24% diện tích đất tự nhiên )
Độ phì nhiêu cao , dễ canh tác và làm thuỷ lợi . Tơi xốp , ít chua , giàu mùn 
Đồng bằng (đồng bằng sông Hồng , đồng bằng sông Cửu Long  )
Là đất nông nghiệp chính .Thích hợp với nhiều loại cây trồng ( lúa , hoa màu , cây ăn quả )
 Câu 2 : Sự khác nhau về đặc tính của đất Feralit và đất phù sa . Giá trị sử dụng của mỗi loại 
* Đất Feralit : Chua , nghèo mùn , nhiều sét . Đất có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt , nhôm. Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng , có độ phì cao -> Trồng cây công nghiệp
* Đất phù sa : Tơi xốp , ít chua , giàu mùn -> Trồng cây lương thực ( lúa , hoa màu ) và cây ăn quả )
BÀI 37 : ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
Câu 1 : Nêu đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam
 * Sinh vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng : đa dạng về thành phần loài , đa dạng về gen di truyền , đa dạng về kiểu hệ sinh thái , đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học 
-Sự hình thành đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất liền 
-Sự hình thành khu hệ sinh vật biển nhiệt đới 
* Sinh vật phân bố khắp nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm
Câu 2 : Nêu tên và sự phân bố các kiểu hệ sinh thái rừng ở nước ta 
 Nước ta có 4 kiểu hệ sinh thái rừng : 
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn : Rộng 300.000 ha . phân bố dọc bờ biển và ven các hải đảo 
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa : Phân bố từ biên giới Việt Trung , Lào vào Tây Nguyên
 - Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia ( Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ) :
Phân bố : Miền Bắc có 5 vườn quốc gia , Miền Trung : 3 vườn quốc gia , Miền Nam : 3 vườn quốc gia 
- Hệ sinh thái nông nghiệp : Ở vùng nông thôn đồng bằng và trung du miền núi 
Câu 3 : Chứng minh rằng sinh vật việt Nam rất phong phú và đa dạng 
 - Đa dạng về thành phần loài : 14600 loài thực vật , 11200 loài và phân loài động vật 
 - Đa dạng về hệ sinh thái : + Hệ sinh thái đất ngập nước ( cửa sông , ven biển , đầm phá ) đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn 
Câu4. Chứng minh nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái. Giải thích vì sao có sự đa dạng đó.
 Nước ta có sự đa dạng về hệ sinh thái, điều này được thể hiện ở chỗ có nhiều hệ sinh thái khác nhau , phân bố ở khắp các miền. Hệ sinh thái rừng ngập mặn: ở ven biển , ở các cửa sông trên các đảo.Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên vùng đồi núi đã biến thể thành nhều kiểu rừng.Các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia: phát triển trên cả nước do chuyển từ các rùng nguyên sinh sang.Các hệ sinh thái nông nghiệp : Do con người tạo ra ngày càng phát triển
+Hệ sinh thái đồi núi với các biến thể như rừng kín thường xanh , rừng thưa rụng lá , rừng tre nứa , rừng ôn đới núi cao 
+ Hệ sinh thái rừng nguyên sinh , hệ sinh thái thứ sinh
+ Hệ sinh thái nông nghiệp 
Câu 5: Trình bày giá trị của tài nguyên sinh vật.
-Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú đa dạng nhưng không phải là vô hạn.
-Tài nguyên sinh vật có khả năng phục hồi và phát triển, có giá trị to lớn về nhiều mặt đối với đời sống chúng ta.
+Nhóm cây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc: đinh, lim, sến, tàu, lát hoa, cẩm lai, gụ
+Nhóm cây cho tinh dầu,nhựa,ta-nanh,chất nhuộm:hồi,mang tàng,hoàng đàn,sơn,thông,dầu, trám, củ nâu, dành dành
+Nhóm cây thuốc: tam thất, xuyên khung, ngũ gia bì, nhân trần, ngải cứu, quế, hồi, thảo quả
+Nhóm cây thực phẩm: nấm hương, mộc nhĩ, măng, trám, hạt dẻ, củ mài
+Nhóm cây làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp: song, mây, tre, trúc, nứa, giang
+Nhóm cây cảnh và hoa: si, sanh, đào, vạn tuế, các loại hoa: hồng, cúc, phong lan
Câu 6: Nêu tình hình rừng ở Việt Nam.
Rừng nguyên sinh ở Việt Nam còn rất ít, phổ biến là kiểu rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảng cỏ khô cằn.Có tới 10 triệu ha đất trống đồi trọc do bị mất rừng.Tỉ lệ che phủ của rừng rất thấp, chỉ đạt 33 – 35% diện tích đất tự nhiên.Chất lượng rừng giảm sút, những loại cây to, gỗ tốt đã cạn kiệt.
* Nguyên nhân:Do chuyển đổi mục đích sử dụng đấ

File đính kèm:

  • docBai_44_Thuc_hanh_Tim_hieu_dia_phuong.doc
Giáo án liên quan