Đề cương ôn tập môn Địa lý 8

Bài 28:Đặc điểm địa hình Việt Nam.

1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

-Địa hình nước ta đa dạng trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

-Chủ yếu là đồi núi thấp,đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.

-Đồi núi nước ta tạo thành một vòng cung hướng ra biển Đông.Nhiều vùng núi lan sát ra biển.

-Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.

2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:

-Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau như đồi núi.đồng bằng,thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra biển.

-Hường nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.

-Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn Địa lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN ĐỊA LÝ 8
Bài 23:Vị trí, giới hạn hình dạng lãnh thổ Việt Nam:
1.Vị trí giới hạn lãnh thổ:
a.Phần đất liền:
Cực Bắc: 23023/B-105020/Đ
Cực Nam: 8034/B-104040/Đ
Cực Tây: 22022/B-102010/Đ
Cực Đông: 12040/B-109024/Đ
-Từ Bắc vào Nam phần đát liên kéo dài khoảng 15 vĩ độ,khí hậu nhiệt đới.
-Từ Tây sang Đông phần đát liền nước ta mở rộng khoảng 7 vĩ độ.
-Diện tích đất tự nhiên là 331212 km2
b.Phần biển:
Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2 với hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa.
c.Vùng trời:
Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta;Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới,trên biển là ranh giới bên goìa của lãnh hải và không gian của các đảo.
d.Đặc điểm của vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên.
- Nằm trong vùng nội chí tuyến
- Trung tâm khu vực ĐNÁ
- Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia ĐNÁ lục địa và cấc quốc gia ĐNÁ hải đảo.
Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
2. Đặc điểm lãnh thổ:	
a. Phần đất liền:
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc-Nam (1650 km), bề ngang phần đất liền hẹp (chưa đầy 50km).
- Đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260km.
- Đường biên giới trên đất liền dài trên 4600 km.
b. Phần biển:
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.
Bài 25:Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam:
1.Giai đoạn tiền Cam-bri:
+ Cách nay khoảng 542 triệu năm.
+ Đại bộ phận lãnh thổ nước ta lúc đó còn là biển.
+ Phần đất liền là những mảng nền cổ: Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Kon Tum
+ Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản. 
+Khí quyển rất ít ô xi.
=>Đây là giai đoạn tạo lập nền móng sơ khai của lãnh thổ.
2.Giai đoạn cổ kiến tạo:
+ Cách ngày nay khoảng 65 triệu năm.
+ Có nhiều vận động tạo núi lớn làm thay đổi hình thể lãnh thổ nước ta so với trước.Đại bộ phận lãnh thổ nước ta đã trở thành đất liền.
+ Một số dãy núi hình thành do các vận động tạo núi.
+ Xuất hiện các khối núi đá vôi và các bể than đá lớn tập trung ở miền Bắc và rải rác ở một số nơi.
+ Sinh vật phát triển mạnh mẽ.
+ Cuối giai đoạn này, địa hình nước ta bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp.
=>Là giai đoạn phát triển,mở rộng và ổn định lãnh thổ.
3.Giai đoạn tân kiến tạo:
+Cách đay khoảng 25 triệu năm.
+ Địa hình nước ta được nâng cao 
+ Hình thành các cao nguyên ba dan (ở Tây Nguyên), các đồng bằng phù sa, các bể dầu khí ở thềm lục địa
+ Sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện, xuất hiện loài người trên Trái Đất.
=>Là giai đoạn tạo nên diện mạo hiện tại của lãnh thổ nước ta và còn đang tiếp diễn.
Bài 28:Đặc điểm địa hình Việt Nam.
1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.
-Địa hình nước ta đa dạng trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.
-Chủ yếu là đồi núi thấp,đồi núi là bộ phận quan trọng nhất.
-Đồi núi nước ta tạo thành một vòng cung hướng ra biển Đông.Nhiều vùng núi lan sát ra biển.
-Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.
2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
-Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau như đồi núi.đồng bằng,thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra biển.
-Hường nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam.
-Hai hướng chủ yếu của địa hình là hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh của con người:
Môi trường nhiệt đới nóng ẩm, mưa tập trung theo mùa làm cho đất đá nhanh chóng bị xâm thực, xói mòn, hoạt động khai phá của con người góp phần làm cho địa hình nhiều nơi biến đổi mạnh.

File đính kèm:

  • docde_cuong_dia_ly_20150726_044457.doc