Giáo án Địa lí 8 - Tiết 10: Ôn tập

 Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thông sông lớn, sông ngòi ở Châu Á phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.

 - Bắc Á:

 + Mạng lưới sông rất dày, các sông lớn: Lê-na, Ênitxây, Ôbi chảy từ Nam đến Bắc.

 + Mùa Đông, các sông bị đóng băng, mùa Xuân băng tan gây lũ lụt.

 - Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á:

 + Có nhiều sông dài: Trường Giang, Hoàng Hà (Đông Á), Mêkông (Đông Nam Á), Hằng (Nam Á). Chế độ thay đổi theo mùa khí hậu: mùa lũ và mùa mưa.

 - Tây Nam Á và Trung Á.

 + Mạng lưới sông thưa thớt, nguồn cung cấp chủ yếu do nước và băng tan.

 + Hai sông lớn: Xua Đaria và Amu Đaria.

 Sông ngòi ở Châu Á có giá trị lớn: Giao thông, thủy điện, du lịch, nghề cá

 

doc3 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lí 8 - Tiết 10: Ôn tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 11/10/2008 Ngày dạy:
	Tuần 10,Tiết 10
	 ÔN TẬP
I/Mục tiêu: Qua tiết ôn tập hs cần nắm vững:
 1/Kiến thức:
 + Vị trí địa lí, địa hình, khoáng sản Châu Á.
 + Đặc điểm khí hậu Châu Á.
 + Đặc điểm sông ngòi và cảnh quan Châu Á.
 + Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á.
 +Đặc điểm ,tình hình phát triển kinh tế xh ở Châu Á.
 2/Kỹ năng:
 + Các kỹ năng xác định biểu đồ, bản đồ, bảng số liệu.
 3/Thái độ:
II. Chuẩn bị:
 1/GV:
 - Bản đồ tự nhiên Châu Á.
 - Các bảng só liệu có liên quan.
 2/ HS: Xem, hệ thống lại nội dung bài đã học.
III. Tiến trình dạy-học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 -Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp,công nghiệp ,dịch vụ ở các nước Châu Á?
 -Trong xu hướng hiện nay để xuất khẩu hàng hoá nông sản ra nước ngoài thì các nước phải làm gì ? VN chúng ta thì sau ?
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
 Chia lớp làm 4 tổ. Mỗi tổ ôn tập nội dung kiến thức chính của một bài.
- Sau khi học sinh thảo luận xong, GV yêu cầu các em cử đại diện trình bày, GV chuẩn xác kiến thức
à Tổ 1:
Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu Châu Á.
à Tổ 2:
Sông ngòi Châu Á.
à Tổ 3:
Cảnh quan Châu Á.
à Tổ 4:
 Dân cư xã hội Châu Á.
I. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu Châu Á.
II. Sông ngòi.
III.Cảnh quan.
IV. Dân cư , xã hội.
V.Kinh tế.
Sau khi các tổ trình bày – GV chốt lại các ý chính sau: 
I. Vị trí địa lí, địa hình, khí hậu:
 1. - Châu Á là một bộ phận của lục địa Á – Âu rộng khoảng 41,5 triệu Km2, kéo dài từ vùng cực đến xích đạo giáp Châu Âu, Châu Phi, Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. 
 - Châu Á có kích thước khổng lồ và có dạng hình khối.
 + Chiều dài Bắc - Nam > 8500Km.
 + Chiều dài Tây – Đông > 9200Km.
 2. - Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ, xen kẽ với các đồng bằng rộng lớn làm cho địa hình Châu Á bị chia cắt rất phức tạp. Các núi và sơn nguyên cao tập trung ở vùng trung tâm Châu Á.
3. - Khí hậu Châu Á phân hóa rất đa dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ duyên hải vào nội địa.
 + Từ cực Bắc đến xích đạo có 5 đới khí hậu (cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới và xích đạo.
 + Trong các đới thường phân hóa nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
 + Hai kiểu khí hậu phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa.
 - Khí hậu gió mùa phân bố ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Một năm có hai mùa rõ rệt: mùa Hạ thời tiết nóng ẳm và mưa nhiều, mùa Đông khô, lạnh, mưa ít.
 - Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu trong các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á. Mùa Đông khô và lạnh, mùa Hạ khô, nóng lượng mưa trung bình từ 200 – 500mm .
II. Sông ngòi: 
 à Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thông sông lớn, sông ngòi ở Châu Á phân bố không đều và có chế độ nước phức tạp.
 - Bắc Á:
 + Mạng lưới sông rất dày, các sông lớn: Lê-na, Ênitxây, Ôbi chảy từ Nam đến Bắc.
 + Mùa Đông, các sông bị đóng băng, mùa Xuân băng tan gây lũ lụt.
 - Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á:
 + Có nhiều sông dài: Trường Giang, Hoàng Hà (Đông Á), Mêkông (Đông Nam Á), Hằng (Nam Á). Chế độ thay đổi theo mùa khí hậu: mùa lũ và mùa mưa.
 - Tây Nam Á và Trung Á.
 + Mạng lưới sông thưa thớt, nguồn cung cấp chủ yếu do nước và băng tan.
 + Hai sông lớn: Xua Đaria và Amu Đaria.
 à Sông ngòi ở Châu Á có giá trị lớn: Giao thông, thủy điện, du lịch, nghề cá…
III. Cảnh quan: 
 - Cảnh quan tự nhiện Châu Á phân hóa rất đa dạng và mang tính địa phương cao.
 - Ngày nay, trừ rừng lá kim, hoang mạc, bán hoang mạc, phần lớn các cảnh quan rừng, xa van, thảo nguyên đã bị con người khai phá, biến thành đất nông nghiệp, các khu dân cư, khu công nghiệp.
 - Thiên nhiên Châu Á có nhiều thuận lợi và khó khăn.
 + Thuận lợi: Nhiều khoáng sản với trữ lượng lớn: than, dầu mỏ… nước, sinh vật đa dạng, năng lượng phổ biến…
 + Khó khăn: nhiều miền núi cao, hiểm trở, nhiều diện tích hoang mạc và các vùng khí hậu giá lạnh, thiên tai thường xảy ra.
IV. Đặc điểm dân cư, xã hội:
 - Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới, năm 2002 số dân hơn 3,7 tỷ người, chiếm hơn ½ dân số thế giới.
 - Tỷ lệ tăng dân số gần đây đã giảm tương đương mức trung bình thế giới.
 - Dân cư tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng và ven biển của khu vực gió mùa (MĐDS>100người/Km2).
 - Tỷ lệ dân thành thị còn thấp nhưng đang tăng nhanh.
 - Dân cư Châu Á thuộc nhiều chủng tộc, ngày nay các luồng di dân và sự mở rộng giao lưu dẫn đến sự kết hợp giữa các chủng tộc.
 - Châu Á là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo.
V.Kinh tế:
 -Các nước Châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm,nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.
 -Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kt có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không điều.
 -Mặt khác, số lượng các quốc gia nghèo khổ còn chiếm tỉ lệ cao.
4/Củng cố:
? Lên bảng vừa trình bày, vừa xác định trên bản đồ các đặc điểm chính của khí hậu, địa hình, sông ngòi, cảnh quan của Châu Á?
5/Dặn dò: 
 - Ôn tập kỹ để tiết sau kiểm tra 45 phút.
à Rút kinh nghiệm: 

File đính kèm:

  • docTUAN 10.doc
Giáo án liên quan