Đề cương ôn tập Địa lý 7 - Chương trình HKII

Câu 7. Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.

 Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:

 - Khí hậu lạnh, khắc nghiệt (nhiệt độ thường dưới -10˚C), là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới (vì nơi đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60km/h)

 - Gần như toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ (do khí hậu lạnh giá quanh năm)

 - Có nhiều khoáng sản như than đá, sắt, đồng, dầu mỏ,

 - Chỉ có một số loài động vật sinh sống dựa vào nguồn tôm, cá, phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo,

 - Thực vật không thể tồn tại được (do khí hậu lạnh khắc nghiệt)

Câu 8. Tại sao châu Nam Cực là một vùng hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ trên các đảo vẫn có nhiều loài chim và động vật sinh sống?

 Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,.), lông dày.;có tập tính ngủ đông hoặc sống thành đàn (chim cánh cụt,.). Và nhờ vào nguồn tôm, cá, phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.

 

doc1 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Địa lý 7 - Chương trình HKII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1. Trên thế giới có mấy châu lục? Nêu sự khác nhau giữa châu lục và lục địa.
 - Trên thế giới có 6 châu lục: châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.
 - Sự khác nhau giữa châu lục và lục địa:
Châu lục
Lục địa
- Bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh
- Sự phân chia các châu lục chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế, chính trị
- Là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh
- Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính
Câu 2. Nêu cấu trúc địa hình Bắc Mĩ.
 Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ cắt ngang Hoa Kì theo vĩ tuyến 40˚B:
- Hệ thống Cooc-đi-e ở phía Tây: là miền núi trẻ dài 9000km, cao, đồ sộ, hiểm trở, gồm nhiều dãy chạy song song, xen kẽ các cao nguyên và sơn nguyên
 - Miền đồng bằng ở giữa: địa hình đa dạng, cao về phía Bắc và Tây Bắc, thấp về phía Nam và Đông Nam. Có nhiều hồ lớn (hệ thống Hồ Lớn) và sông dài (hệ thống sông Mit-xu-ri – Mi-xi-xi-pi)
 - Miền núi già và sơn nguyên ở phía Đông: gồm sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và dãy núi cổ A-pa-lat tương đối thấp
Câu 5. Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ với dân cư Trung và Nam Mĩ?
 - Dân cư Bắc Mĩ là con cháu người châu Âu từ Anh, Pháp, Đức di cư sang, phong tục tập quán chịu ảnh hưởng của tổ tiên của người Anh là bộ lạc Ăng-lô-xắc-xông=>nói tiếng Anh
 - Trung và Nam Mĩ bị thực dân người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thống trị gần hơn 4 thế kỉ, họ đưa vào đây nền văn hóa LaTinh=>nói tiếng LaTinh
Câu 7. Nêu những đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực.
 Đặc điểm tự nhiên của châu Nam Cực:
 - Khí hậu lạnh, khắc nghiệt (nhiệt độ thường dưới -10˚C), là nơi có nhiều gió bão nhất thế giới (vì nơi đây là vùng khí áp cao, gió từ trung tâm lục địa tỏa ra theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với vận tốc thường trên 60km/h)
 - Gần như toàn bộ lục địa bị băng phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ (do khí hậu lạnh giá quanh năm)
 - Có nhiều khoáng sản như than đá, sắt, đồng, dầu mỏ,
 - Chỉ có một số loài động vật sinh sống dựa vào nguồn tôm, cá, phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh như: chim cánh cụt, hải cẩu, hải báo,
 - Thực vật không thể tồn tại được (do khí hậu lạnh khắc nghiệt)
Câu 8. Tại sao châu Nam Cực là một vùng hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ trên các đảo vẫn có nhiều loài chim và động vật sinh sống?
 Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,..), lông dày..;có tập tính ngủ đông hoặc sống thành đàn (chim cánh cụt,..). Và nhờ vào nguồn tôm, cá, phù du sinh vật dồi dào trong các biển bao quanh.
Câu 10. Nêu các dạng địa hình chính của châu Âu.
 Có 3 dạng địa hình chính ở châu Âu:
 - Đồng bằng (như đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Trung Lưu Đa-nuyp,): chiếm 2/3 diện tích châu Âu, kéo dài từ tây sang đông.
 - Núi già (như dãy U-ran, dãy Xcan-đi-na-vi,):nằm ở phía Bắc và vùng trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp, sườn thoải, độ cao trung bình 500-1000m
 - Núi trẻ (như dãy An-pơ, dãy Cac-pat, dãy Ban-căng,): nằm ở phía Nam với nhũng đỉnh cao, nhọn bên cạnh những thung lũng sâu.
Bài tập. Dựa vào bảng số liệu thống kê dưới đây, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương.
Nước
Các tiêu chí
Ô-xtrây-li-a
Niu Di-len
Va-nu-a-tu
Pa-pua
Niu Ghi-nê
1. Thu nhập bình quân đầu người (USD)
20337,5
13026,7
1146,2
677.5
2. Cơ cấu thu nhập quốc dân (%):
 - Nông nghiệp
 - Công nghiệp
 - Dịch vụ
3
26
71
9
25
66
19
9,2
71,8
27
41,5
31,5
 - Trình độ phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương không đồng đều, cao nhất là Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len, thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê.

File đính kèm:

  • docDe_cuong_on_tap_Dia_li_7_HKII.doc