Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Văn Thị Kim Hương

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Củng cố cho HS khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân số không đều trên thế giới.

- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở Châu Á.

2. Kĩ năng:

- Củng cố và nâng cao kĩ năng nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân số và các đô thị trên lược đồ dân số.

- Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số.

- Đọc sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi 1 địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.

 - Vận dụng kiến thức đã học vào tìm hiểu thực tế dân số Châu Á .

3. Thái độ :

- Có thái độ làm việc nghiêm túc, tích cực, yêu thích môn học.

4. Định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê.

II. Chuẩn bị của gíao viên và học sinh

1. Giáo viên : .

- Lược đồ phân bố dân cư Châu Á.

2. Học sinh :

- Sách giáo khoa

III. Phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực:

PP: Đàm thoại gợi mở, Trực quan, Thảo luận, Nêu vấn đề.

KNS: Tư duy, giao tiếp.

III. Tổ chức các hoạt động dạy học

1.Ổn định lớp: (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ: 3p

- So sánh quần cư nông thôn và quần cư đô thị?

- Đô thị hoá là gì? Siêu đô thị hình thành khi nào? Ở đâu? Hậu quả của quá trình phát triển siêu đô thị như thế nào ?

3. Bài mới:

a. Mở bài : Trong các bài trước, chúng ta đã được tìm hiểu về dân số, mật độ dân số, tháp tuổi , đô thị. Để củng cố những kiến thức này và tăng khả năng vận dụng chúng trong thực tế, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài thực hành với những nội dung sau đây :

a.Nội dung bài học :

 

doc113 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Địa lý Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Văn Thị Kim Hương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p 
- Tại sao nói công nghiệp ở đới ôn hoà rất phát triển, có cơ cấu ngành đa dạng ?
- Đới ôn hòa có các cảnh quan công nghiệp phổ biến nào ?
3. Bài mới: 1p
 Đới ôn hòa không chỉ phát triển công nông nghiệp mà mức độ đô thị hóa cũng xếp vào loại cao nhất thế giới. Đô thị hóa vừa là niềm tự hào vừa là nỗi lo về kinh tế – xã hội và môi trường phức tạp. Bài học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về vấn đề đô thị đới ôn hòa. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đô thị hoá ở mức cao (16p)
- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá 
- Định hướng năng lực 
 + Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 + Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích các ảnh , lược đồ, số liệu địa lí.
- Hình thức: Cả lớp, nhóm
- Phương pháp: động não, thảo luận cặp đôi
CH: Hiện nay tình hình đô thị hóa ở đới ôn hòa như thế nào ? Tỉ lệ dân thành thị chiếm bao nhiêu?
CH: Đới nóng hiện đang xuất hiện quá trình thu hút, tập trung dân cư vào các thành phố lớn đới ôn hòa có như vậy không ?
CH: Nguyên nhân nào cuốn hút người dân vào sống trong các đô thị ở đới ôn hoà ? 
CH: Tại sao cùng với việc phát triển công nghiệp hoá , các siêu đô thị cũng phát triển theo? 
 Quan sát bản đồ dân cư và đô thị thế giới .
CH: Hoạt động công nghiệp tập trung trên địa bàn thích hợp thì các đô thị có sự phát triển tương ứng như thế nào ?
CH: Điều kiện của sự phát triển đó là gì ?.
CH: Quan sát hình 16.1 ,16.2. Trình độ ↑ đô thị ở đới ôn hoà khác với đới nóng ntn?
CH: Đô thị hoá cao ảnh hưởng như thế nào tới phong tục tập quán, đời sống tinh thần của dân cư ?
HS: Có tỉ lệ dân đô thị cao. Chiếm hơn 75 %.
HS: Có.
HS: Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghiệp và dịch vụ.
 H: do nhu cầu lao động trong công nghiệp và dịch vụ, đời sống cao hơn
HS: Đô thị phát triển đông đúc,
HS: Phải có dịch vụ và công nghiệp phát triển, đông dân.
HS: Phát triển theo quy hoạch không chỉ theo chiều rộng mà còn theo chiều cao và chiều sâu
HS: Ảnh hưởng tới lối sống.
1. Đô thị hoá ở mức độ cao.
-Tỷ lệ dân đô thị cao :75%, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới 
- Đô thị hóa ↑ theo qui hoạch về cả chiều rộng,chiều cao và chiều sâu.
- Lối sống đô thị đã phổ biến cả ở vùng nông thôn trong đới ôn hoà.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các vấn đề đô thị (18P)
- Mục tiêu: 
 + Trình bày được các vấn đề về môi trường , kinh tế-xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hoà.
 + Hiểu được sự mở rộng quá nhanh các đô thị gây những h/quả xấu cho MT.
- Định hướng năng lực 
 + Năng lực thảo luận nhóm.
 + Năng lực giải quyết vấn đề
 + Năng lực hợp tác
YCHS Quan sát Hình 16.3 + Hình 16.4:
N1:Việc tập trung dân quá đông vào các đô thị à nảy sinh những vấn đề gì đối với MT?
 N2: Dân đô thị tăng nhanh nảy sinh ~ vấn đề gì đối với xã hội?
N3: Việc mở rộng đô thị ảnh hưởng tiêu cực à canh tác trong nông nghiệp?
N4: Để giải quyết vấn đề XH trong các đô thị cần có những giải pháp gì để giảm áp lực dân số ở các siêu đô thị?
CH: Các nước phát triển đới ôn hòa đã có biện pháp gì để giải quyết các vần đề nảy sinh nêu trên ?
Chú ý: Vấn đề ĐTH ở đới ôn hoà cũng chính là vấn đề VN đang quan tâm 
HS: ô nhiễm không khí, nước..
HS: dân nghèo đô thị, nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, thiếu công trình công cộng..
HS: Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, dành đất cho xây dựng và p/tr g/thông
HSTL:
HS: Quy hoạch lại đô thị, xây dựng thành phố vệ tinh,
2. Các vấn đề của đô thị
- Tiêu cực nảy sinh
+ Ô nhiễm môi trường .
+ Ùn tắt giao thông giờ cao điểm.
+ Thất nghiệp cao trong khi thiếu đội ngũ lành nghề
+ Thiếu nhà ở
- Biện pháp giải quyết:
+ Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập trung” .
+ Xây dựng thành phố vệ tinh.
+ Chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến vùng mới .
+ Phát triển đô thị hóa nông thôn
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : 4p
* Tổng kết 
- Gv hình thành nhóm học sinh khá giỏi (2 học sinh làm chuyên gia) để trả lời câu hỏi về các vấn đề của đô thị ở đới ôn hòa .
- Nét đặc trưng đô thị hoá ở đới ôn hoà là gì ?
- Những vấn đề tiêu cực nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và biện pháp giải quyết ? 
* Hướng dẫn học tập 
- Chuẩn bị bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà . 
 + Quan sát hình 17.4 , 17.2 ,17.3 ,17.4 .
 + Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước. 
 + Biện pháp khắc phục .
====================================================================
Ngày soạn: 10/10/2018	
Ngày dạy: /10/2018
Tiết 18 - Bài 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:	
- Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhễm nước ở đới ôn hoà, nguyên nhân và hậu quả.
- Biết ND của Nghị định thư Kiôtô về cắt ↓ lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ hình cột từ số liệu sẵn có, kĩ năng phân tích ảnh địa lý về ô nhiễm nước, không khí.
3. Thái độ:
- Ủng hộ các biện pháp BVMT, chống ô nhiễm không khí và nước. Không có hành động tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí và nước. 
4. Định hướng năng lực 
 - Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 - Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích các ảnh , lược đồ, số liệu địa lí.
II. Bảng mô tả 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Ô nhiễm không khí.
- Biết được môi trường không khí bị ô nhiễm cao .
- Trình bày được các các nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Trình bày được hậu quả của ô nhiễm kk.
- Phân tích nguyên nhân gây nên hậu quả với môi trường.
2. Ô nhiễm nước.
- Biết được môi trường nước bị ô nhiễm cao.
- Trình bày được các các nguyên nhân gây ô nhiễm.
- Trình bày được hậu quả của ô nhiễm nước.
- Phân tích nguyên nhân gây nên hậu quả với môi trường.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
1. GV:
 	 - Các tranh ảnh về ô nhiễm môi trường.
 	 - Máy chiếu, loa.
 	 - Video “10 sự thật khi trái đất nóng lên”
2. HS:
 	 - SGK các môn học hóa học 8, giáo dục công dân lớp 7, sinh học 9, địa lí 6, địa lí 7.
 	 - Tài liệu tham khảo.
IV. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học
- PP: Nêu vấn đề, trực quan, thảo luận
- KNS: Tư duy, Giao tiếp, tự nhận thức
V. Hoạt động dạy học: 
1. Ổn định 1’
2. Bài cũ: 4’
 	- Cảnh quan công nghiệp đới ôn hoà biểu hiện như thế nào? Ảnh hưởng tới việc bảo vệ môi trường ra sao?
 - Mô tả hoạt động không khí, nước bị ô nhiễm, tác hại tới thiên nhiên và con người như thế nào?
3. Bài mới: 1p
Đô thị hoá và sự phát triển công nghiệp là niềm tự hào của thế giới nói chung và đới ôn hoà nói riêng. Song nó cũng có những mặt rất nguy hiểm. Do sự phát triển quá mức của đô thị hoá và công nghiệp trong khi ý thức bảo vệ môi trường của con người còn kém đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đến mức báo động. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó qua bài học hôm nay. Bài “ ô nhiễm môi trường đới ô hoà”
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ô nhiễm không khí (18p)
- Mục tiêu: + Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà, nguyên nhân và hậu quả.
 + Biết ND của Nghị định thư Kiôtô về cắt ↓ lượng khí thải gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển.
- Định hướng năng lực 
 + Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 + Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích các ảnh , lược đồ, số liệu địa lí.
- Hình thức: Cá nhân, thảo luận
- PP: Trực quan, nêu và giải quyết vần đề, khăn trải bàn
CH: Quan sát hình ảnh sau kết hợp với sự hiểu biết của mình em hãy:
 + Nội dung hình ảnh?
 + Hình ảnh cảnh báo điều gì đến bầu khí quyển?
GV: Vậy bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề do những n/n nào và hậu quả ra sao? Bây giờ các em trao đổi nhóm để hoàn thành nội dung vào phiếu học tập
CH: Nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm? Nêu ví dụ
CH: Không khí bị ô nhiễm gây hậu quả gì?
GV thu nhóm có kết quả tốt nhất và mời đại diện trình bày
Sau khi hoàn thành nội dung thảo luận nhóm và ghi bảng: GV thông báo: để nhận thấy rõ nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm kk ở đới ôn hòa, cô mời các em cùng xem đoạn phim sau
CH: Mưa a xit có tác hại gì?
CH: Ngoài hậu quả là mưa a xit, ô nhiễm không khí còn gây những hậu quả nào nữa?
CH: “ Hiệu ứng nhà kính” là gì?
CH: Dựa vào sự hiểu biết của mình em hãy nêu tác hại của hiệu ứng nhà kính đối với Trái Đất?
CH: Biến đổi khí hậu đã tác động như thế nào tới Việt Nam?
CH:: Trước tình hình đó, các nước trên thế giới đã làm gì? 
HS: Quan sát biểu đồ lượng khí thải vào môi trường của Hoa Kì và Pháp 2000 và nhận xét.
Gvchuyển ý: Không chỉ ô nhiễm môi trường không khí, ở đới ôn hoà còn có hiện tượng ô nhiễm nguồn nước rất trầm trọng mà chúng ta sẽ nghiên cứu ở mục 2.
HS: Dựa vào hình ảnh trả lời
HS: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
HSTL
HS: Kết quả ở bảng nhóm
HS: nhóm khác nhận xét
HS: Làm cho cây cối bị chết, phá huỷ các công trình kiến trúc, gây bệnh về đường hôhấp cho con người và vật nuôi
HS: Làm tăng hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn.
CH: hiện tượng lớp không khí ở gần mặt đất nóng lên do khí thải tạo ra lớp màn chắn ngăn cản nhiệt bức xạ mặt đất vào trong không khí”
HS: Biến đổi khí hậu toàn cầu
HS: VN là quốc gia đứng thứ 13 trong 16 quốc gia hàng đầu sẽ chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong 30 năm tới nước biển dâng 22 triệu người VN mất nhà ở, những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100 và phần lớn ĐBSCL ngập trắng trong thời gian dài
HS: Các nước đã Kí nghị định thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường
HS: Hoa Kì là nước có lượng khí thải độc hại cao nhất thế giới, chiếm 1/4 lượng khí thải toàn cầu nhưng lại là nước không chịu kí nghị định thư Ki ô tô.
1. Ô nhiễm không khí
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề
- Nguyên nhân:
+ Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện gioa thông thải vào khí quyển...
+ Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử 
- Hậu quả:
+ Tạo nên những trận mưa axit, tăng hiệu ứng nhà kính => Trái Đất nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng ở 2 cực tan chảy, mực nước đại dương dâng cao
+ Khí thải còn làm thủng tầng ôzôn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ô nhiễm nước (16p)
- Mục tiêu: Biết được hiện trạng ô nhễm nước ở đới ôn hoà, nguyên nhân và hậu quả.
- Định hướng năng lực: 
 + Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 + Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích các ảnh , lược đồ, số liệu địa lí.
- Hình thức: Cá nhân, thảo luận
- PP: Trực quan, nêu và giải quyết vần đề, hợp tác nhóm
CH: Quan sát Hình 17.3 + hình 17.4 + thực tế + SGK: cho biết hiện trạng mt nước ở đới ôn hoà?
CH: Thảo luận theo PHT (phụ lục):
N1: Nguyên nhân ô nhiễm nước sông, nước ngầm?
N2: Nguyên nhân ô nhiễm nước biển?
N3+4: Hậu quả của ô nhiễm nước?
Sau khi chốt kiến thức GV cho HS xem phim
GV: Bổ sung: phân tích về thuỷ triều đen và thuỷ triều đỏ.
CH: Tình trạng môi trường nước ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
CH: Ở địa phương em mt không khí và nước có bị ô nhiễm không? CH: là HS em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ MT?
HS: quan sát trả lời
HS: thảo luận nhóm
HS trình bày
+ Thuỷ triều đen: là hiện tượng váng dầu trên mặt nước ở ven biển do dầu tràn hoặc dầu từ các phương tiện giao thông thải ra, do rửa tàu hoặc tàu đắm. 
+ Thuỷ triều đỏ : là hiện tượng nước bị ô nhiễm và có màu đỏ do nước quá thừa đạm từ nước thải sinh hoạt, từ phân hoá học trên đồng ruộng trôi xuống kênh rạch, sông ngòi ra biển.
HS: liên hệ khu CN phong điền và nhà máy tinh bột sắn
2. Ô nhiễm nước 
- Hiện trạng: các nguồn nước bị ô nhiễm gồm nước sông, nước biển, nước ngầm.
- Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm nước biển: do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển
+ Ô nhiễm nước sông hồ và nước ngầm: do hóa chất thải ra từ nhà máy, phân hóa học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, chất thải nông nghiệp
- Hậu quả: làm chết nghạt các sv sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sx
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập: 5p
* Tổng kết
Giáo viên hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy
* Hướng dẫn học tập
- Học bài cũ, làm bài tập trong SGK 
- Hướng dẫn HS vẽ biểu đồ bài tập sgk 
- Làm bài tập 2 trang 28
- Chuẩn bị bài mới: Thực hành: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
Phụ lục
Ô nhiễm sông ngòi, nước ngầm
Ô nhiễm biển
Nguyên nhân
- Hoá chất thải từ các nhà máy, lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng, cùng các chất thải công nghiệp
- Do váng dầu, các chất độc hại bị đưa ra biển
Hậu quả
-Làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước, thiếu nước sạch cho đời sống và sản xuất..
Ngày soạn: 16/10/2018	
Ngày dạy: /10/2018 
Tiết 19 - Bài 18 : THỰC HÀNH:
NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức	
 - Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ tương quan nhiệt ẩm.
 - Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà, biết lượng khí CO2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên, lượng CO2 trong không khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó.
 - Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng CO2 trong không khí.
2. Kĩ năng 
- Biết phân tích biểu đồ.
3. Thái độ 
- Yêu thích sự phong phú và đa dạng của các kiểu khí hậu.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng lươc đồ,biểu đồ.	
II. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Xác định biểu đồ.
- Biết được Biểu đồ thể hiện sự tương quan nhiệt ẩm của MT đới ôn hòa .
- Trình bày được Đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa của các biểu đồ.
- Phân tích nhiệt độ lượng mưa để biết được biểu đồ thuộc các MT nào của đới
2. Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng khí thải.
- Biết được Các loại khí làm ô nhiễm Môi trường vá các loại khí đó tăng lên từng ngày.
- Trình bày được nguyên nhân làm trái đất nóng lên.
- Giải thích nguyên nhân đó..
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Giáo viên 
- Biểu đồ các kiểu khí hậu ôn đới (phóng to ).
2. Học sinh 
- Sách giáo khoa . 
IV. Phương pháp dạy học-giáo dục kĩ năng sống:
- PP: Thảo luận, trực quan, nêu vấn đề
- KNS: Tư duy, giao tiếp, tự nhận thức
V. Tổ chức hoạt động dạy và học
1. Ổn định: 1p
2. Kiểm tra bài cũ: 4p 
- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm không khí đới ôn hoà ?
- Nguyên nhân và hậu quả ô nhiễm nước đới ôn hoà ?
2. Bài mới: 1p 
- Môi trường đới ôn hòa rất đa dạng với nhiều kiểu khí hậu và thực vật khác nhau. Việc nhận biết được các kiểu môi trường đó như bài học hôm nay đề cập là rất cần thiết. Ngoài ra chúng ta còn học cách vẽ và phân tích biểu đồ gia tăng lượng khí thải để tăng thêm sự hiểu biết về tình trạng ô nhiễm môi trường đang rất trầm trọng hiện nay .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định các biểu đồ tương quan nhiệt- ẩm: 19p 
- Mục tiêu: Các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được qua biểu đồ tương quan nhiệt ẩm.
- Định hướng phát triển năng lực: 	
 + Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 +Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích biểu đồ địa lí.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phương pháp: trực quan, hợp tác nhóm
 Hoạt động 1: Bài tập 1 (25 phút) 
H 1. Nhóm 1.2 : Biểu đồ A, C
H 2. Nhóm 3.4 : Biểu đồ B, C
- Trong từng biểu đồ xem 
+ Diễn biến nhiệt độ như thế nào ?
+ Diễn biến lượng mưa như thế nào ?
H 3. Đối chiếu với đặc điểm khí hậu các môi trường đã học để xác định xem biểu đồ đó thuộc môi trường nào .
- Hs trình bày – nhận xét 
TL 1. Thuộc đới lạnh
 TL 2. Khí hậu Địa Trung Hải 
TL-3. khí hậu ôn đới hải dương
Bài tập 1 
+ Biểu đồ A 
- Nhiệt độ tháng 7: 10 0C, tháng 1 : – 29 0C
- Lượng mưa ít nhiều nhất không quá 50 mm, cả năm 200 mm, có mưa dạng tuyết rơi .
- Đăc điểm: mùa đông lạnh, dài, nhiệt độ phần lớn dưới 00C, mưa ít dạng tuyết rơi 
ð BĐA không thuộc đới nóng, cũng không thuộc đới ôn hòa .( đới lạnh )
+ Biểu đồ B 
- Nhiệt độ tháng 1: 100C Tháng 8: 250C
- Lượng mưa các tháng mùa đông mưa nhiều
- Đặc điểm: mùa đông ấm, hạ nóng khô, mưa vào thu đông .
 ð Khí hậu Địa Trung Hải 
+ Biểu đồ C:
- Nhiệt độ tháng 1: 500C, Tháng 7: 1300C
- Lượng mưa khá cao, thấp nhất 80 mm, cao nhất 170 mm
- Đặc điểm: mùa đông ấm, hạ mát, mưa thu đông .ð C khí hậu ôn đới hải dương .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS xác định các kiểu rừng ở đới ôn hoà: 16p 
- Mục tiêu:	
 + Ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà, biết lượng khí CO2 tăng là nguyên nhân chủ yếu làm cho Trái Đất nóng lên, lượng CO2 trong không khí không ngừng tăng và nguyên nhân của sự gia tăng đó.
 + Ủng hộ các biện pháp nhằm hạn chế lượng CO2 trong không khí.
- Định hướng phát triển năng lực: 	
 + Năng lực chung: tư duy, sáng tạo, giao tiếp	
 + Năng lực chuyên biệt: quan sát, phân tích số liệu địa lí.
- Hình thức: cá nhân, nhóm
- Phương pháp: đàm thoại gợi mở, hợp tác nhóm
 Câu 2. giảm tải .
+ Hoạt động 2: Bài tập 3 (10 phút )
Không yêu cầu vẽ biểu đồ giảm tải 
H 1. Nhận xét về sự gia tăng lượng CO2 trong không khí từ năm 1840-1997 
H 2.Giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó.
TL 1. Ngày càng tăng.
TL 2. sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông
Bài tập 2 
*Nhận xét:
 - Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải trên thế giới.
-Vì:Từ thời kì đầu năm 1840 thế gới mới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn trước.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập : 4p 
* Tổng kết 
- Nhận xét ưu, khuyết điểm, kiến thức cần bổ sung, chấm một số bài thực hành . 
- Hoàn chỉnh bài thực hành 
* Hướng dẫn học tập 
- Chuẩn bị : bài 19: Môi trường hoang mạc .
 + Xác định vị trí 
 	 + Đặc điểm môi trường hoang mạc .
 	 + Quan sát phân tích biểu đồ .
Phụ lục
Địa điểm
to
Lượng mưa
KL
Mùa hè
Mùa đông
Mùa hè
Mùa đông
A 55o45B
< 10oC
9tg to < 0oC
Mưa nhiều lượng nhỏ
Mưa dạng tuyết rơi
- Không thuốc KH đới nóng và ôn hoà là đới lạnh.
B 36o43'B
25oC
10oC
(ấm áp)
khô, không mưa
Mưa mùa đông và mùa thu
- KH ĐTH
C 51o41'B
Mát mẻ
< 15oC
ấm áp
5oC
Mưa ít hơn 40mm
Mưa nhiều > 250mm
KH ôn đới HD
Ngày soạn: 18/10/2018	
Ngày dạy: /10/2018 
Tiết 20 - Bài 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của môi trường hoang mạc.
- Phân tích được sự khác nhau về chế độ nhiệt giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa. 
- Biết được sự thích nghi của động, thực vật với môi trường .
2. Kĩ năng 
- Phân tích biểu đồ khí hậu và mô tả được cảnh quan hoang mạc qua ảnh địa lí .
3. Thái độ 
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.Ủng hộ biện pháp ngăn chặn hiện tượng hoang mạc hóa.
4. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ,biểu đồ.
II. Bảng mô tả:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ thấp
Vận dụng cấp độ cao
1. Đặc điểm của môi trường.
- Biết được vị trí của hoang mạc.
- Trình bày được đặc điểm khí hậu, sự phát triển của động vật thực vật.
- Phân tích nguyên nhân hình thành hoang mạc.
Phân tích sự khác nhâu giữa chế độ hiệt của hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hòa.
2. Sự thích nghi của động vật và thực vật.
- Biết được các cây, con sống được trên hoang mạc.
- Trình bày được sự thích nghi của động vật và thực vật đối với môi trường này.
- Giải thích nguyên nhân. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên 
- Bản đồ cảnh quan thế giới (lược đồ 19.1 phóng to).
- Ảnh hoang mạc ở châu Á, châu Phi, Mĩ, Ô-trây-li-a .
2. Học sin

File đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12670698.doc