Đề cương ôn học kì 1 Hóa học 9

Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 chất lỏng sau: H2O, H2SO4, HNO3, HCl

Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, H2SO4, Na2SO4

Bài 3: Hãy nhận biết 4 dung dịch sau: Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, Na2CO3

Bài 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 mẫu kim loại: Fe, Cu, Al

Bài 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 mẫu kim loại: Fe, Cu, Ag

 

docx3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn học kì 1 Hóa học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP HỌC KỲ I
Trắc nghiệm: 4 điểm
Tự luận: 6 điểm
I/ Hoàn thành các dãy chuyển hóa sau: (Dựa vào tính chất hóa học, điều chế)
Fe2O3 (1) Fe (2) FeSO4 (3) FeCl2 (4) Fe(OH)2 (5) FeO (6) Fe
 (7)
 FeCl3 (8) Fe(OH)3 (9) Fe2O3
 MgO (2) MgCl2
 (1) (6)
(5)	Mg	(3)
 (8) (7)
 Mg(OH)2 (4) MgSO4
Na (1) Na2O (2) NaOH (3) NaCl (4) Na 
 (6) (7) (8) (5)
NaOH Al(OH)3 Na2CO3 (9) NaCl
SO2 (1) SO3 (2) H2SO4 (3) BaSO4
 (4)
H2SO3 (5) Na2SO3 (6) SO2
Al (1) Al2O3 (2) AlCl3 (3) Al(OH)3 (4) Al2O3
 (5)
Al2S3
Al2O3 (1) Al (2) Al2(SO4)3 (3) AlCl3 (4) Al(OH)3 (5) Al2O3
II/ Bài toán nhận biết: dung dịch (axit, bazo, muối); chất rắn (kim loại); chất khí (phi kim và các khí khác). Dựa vào tính chất hóa học của các chất, tính tan, để phân biệt.
Nhận biết các dung dịch: 
Thứ tự nhận biết các dung dịch:
Axit, bazo: dùng quỳ tím
Muối cacbonat (=CO3), sunfit (=SO3), sunfua (=S): dùng dd axit mạnh: HCl
+ Muối cacbonat (=CO3): hiện tượng có sủi bọt khí (CO2)
+ Sunfit (=SO3): hiện tượng có khí mùi hắc bay ra (SO2)
+ Sunfua (=S): hiện tượng có khí mùi trứng thối bay ra (H2S)
Muối photphat (ºPO4): dùng dung dịch Mg(NO3)2 hiện tượng có kết tủa trắng (Mg3(PO4)2)
Muối sunfat (=SO4): dùng dung dịch BaCl2 hiện tượng có kết tủa trắng (BaSO4)
Muối clorua (-Cl):dùng dung dịch AgNO3 hiện tượng có kết tủa trắng (AgCl)
Muối nitrat (-NO3): là muối còn lại sau cùng (không nhận biết). Nếu là AgNO3 và Pb(NO3)2 có thể nhận biết bằng dung dịch HCl.
Nếu có nhiều axit thì phân biệt các axit dựa vào gốc axit tương tự muối
Nếu có nhiều dung dịch bazo: phân biệt bằng cách cho tác dụng với dung dịch axit Ò phân biệt dựa vào sự kết tủa của muối.
Nếu có nhiều muối có chung gốc axit: cho các muối đó tác dụng với dd NaOH Ò phân biệt dựa vào màu của hidroxit được tạo ra.
Mg(OH)2: $ trắng
Fe(OH)2: $ trắng xanh
Fe(OH)3: $ đỏ nâu
Cu(OH)2: $ xanh lam
Al(OH)3, Zn(OH)2: $ keo trắng, tan trong NaOH dư.
AgOH (không tồn tại) Ò Ag2O + H2O: Ag2O màu đen.
Nhận biết chất rắn:
Nếu có chất tan được trong nước thì hòa tan các chất rắn vao nước để tách nhóm.
Nếu các chất rắn là các bazo hoặc muối thì nhận biết dung dịch sau khi hòa tan vào nước tương tự nhận biết dung dịch ở trên.
Nếu là kim loại: nhận biết các kim loại không tan trong nước:
+ Al: dùng dung dịch NaOH hiện tượng: có sủi bọt khí, Al tan dần
+ Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động: cho tác dụng với dd HCl: hiện tượng sủi bọt khí. 
+ Kim loại đứng sau H: nhận biết sau cùng. Cu: 
Nhận biết chất khí: VD: khí H2, hidro clorua (HCl), khí Cl2: dùng quỳ tím ẩm:
Cl2: làm quỳ tím hóa đỏ, sau đó mất màu
Hidro clorua HCl: làm quỳ tím hóa đỏ
H2, O2, hơi nước, CO2: không có hiện tượng
Bài 1: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 4 chất lỏng sau: H2O, H2SO4, HNO3, HCl
Bài 2: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt 4 lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau: HCl, NaOH, H2SO4, Na2SO4
Bài 3: Hãy nhận biết 4 dung dịch sau: Ba(OH)2, H2SO4, NaCl, Na2CO3
Bài 4: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 mẫu kim loại: Fe, Cu, Al
Bài 5: Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết 3 mẫu kim loại: Fe, Cu, Ag
III/ Bài toán: Xác định tên nguyên tố hoặc công thức hợp chất:
Đặt nguyên tố cần tìm là M (đã biết hóa trị), có khối lượng mol là x (g)
Viết PTHH
Dựa vào PTHH để lập phương trình theo x Ò Giải phương trình tìm x Ò Tên nguyên tố cần tìm Ò Công thức hóa học của hợp chất cần tìm
Bài 1: Hòa tan hoàn toàn 34,25 gam một kim loại hóa trị (II) vào dung dịch HCl thu được 5,6 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại. (Ba)
Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn một kim loại R hóa trị II trong bình khí oxi thì thu được một oxit, trong đó Oxi chiếm 40% về khối lượng. Xác định tên kim loại R. (Mg)
Bài 3: Cho 6,5 g kim loại M hóa trị II tác dụng với khí Clo dư thì thu được 13,6g muối. Xác định kim loại đã dùng. 
Bài 4: Cho 4,48g một oxit kim loại hóa trị II phản ứng hết với 100ml dung dịch H2SO4 0,8M. Xác định công thức của oxit.
IV/ Bài toán tăng – giảm khối lượng: (Kim loại + dd muối của kim loại yếu hơn)
Khi nhúng thanh kim loại A vào dung dịch muối B, nếu kim loại B bị đẩy ra và bám hết vào thanh kim loại A thì sau khi lấy thanh kim loại A ra, khối lượng có thể tăng hoặc giảm.
mtăng = mB$ – mApư (khối lượng A tan ít hơn khối lượng B bám vào)
mgiảm = mApư - mB$ (khối lượng A tan nhiều hơn khối lượng B bám vào)
Cách giải: 
Đặt x là số mol đã phản ứng của kim loại.
Viết PTHH
Dựa vào PTHH tìm số mol kim loại được tạo ra theo x
Lập phương trình có x dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng Ò tìm x.
Bài 1: Ngâm một lá sắt có khối lượng 7g vào dung dịch CuSO4. Sau một thời gian, lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô và đem cân nặng 7,24g. Tính khối lượng CuSO4 đã phản ứng.
Bài 2: Nhúng một thanh Đồng vào dung dịch bạc nitrat. Sau một thời gian lấy thanh đồng ra, rửa nhẹ, sấy khô và cân thì thanh kim loại tăng thêm 3,04 g. Tính khối lượng bạc nitrat phản ứng.
Bài 3: Nhúng một thanh Kẽm 30 gam vào 200ml dung dịch Sắt (II) nitrat. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa nhẹ, sấy khô và đem cân thì khối lượng thanh kẽm là 27,3 gam. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Sắt (II) nitrat đã dùng.
V/ Bài toán: Hiệu suất (Hiệu suất sau phản ứng)
Hpư=msp(tt)msp(lt)×100% Ú msp(tt)=H×msp(lt)100 ; msp(lt)=msptt×100H
Hpư=mctg(lt)mctg(tt)×100% Ú mctg(tt)=mctglt×100H ; mctg(lt)=H×mctg(tt)100
Bài 1: Người ta dùng quặng Boxit để sản xuất nhôm. Tính khối lượng quặng Boxit (có hàm lượng Al2O3 trong quặng là 75%) để sản xuất được 1,5 tấn nhôm nguyên chất nếu quá trình sản xuất chỉ đạt 90%.
Bài 2: Nếu dùng 300 tấn quặng hematit (hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%) để luyện gang, hãy tính lượng gang thu được. Biết loại gang này chứa 95% là Fe và hiệu suất của quá trình sản xuất là 96%.
Bài 3: Dùng 100 tấn quặng manhetit Fe3O4 để luyện gang (95% sắt). Tính khối lượng gang thu được. Biết hàm lượng Fe3O4 trong quặng là 80%. Hiệu suất quá trình phản ứng là 93%
Bài 4: Một loại quặng manhetit chứa 64,15% sắt. Hãy tính lượng gang sản xuất được từ 1 tấn quặng nói trên. Biết, trong lò cao có 2% sắt bị mất theo xỉ và lượng sắt trong gang là 95%.
Bài 5: Cứ 1 tấn quặng Xiderit hàm lượng 80% FeCO3 đem luyện thành gang (95% sắt) thì thu được 378kg gang thành phẩm. Tính hiệu suất của quá trình.

File đính kèm:

  • docxDE_CUONG_ON_HKI_HOA_9_20150725_112710.docx
Giáo án liên quan