Đề cương Báo cáo: Triển khai thực hiện Phương pháp Dạy học tích cực - Trường THCS Phường 3

2. Đối tượng dạy học

 Năm học 2014-2015 trường THCS Phường 3, khối 6 có 4 lớp 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, với tổng số hơn 128 học sinh. Thói quen học ở trường theo phương pháp truyền thống, thầy ghi bảng trò ghi chép, chưa quen với môi trường học mới .

 Do đặt thù của bộ môn việc dạy và học trực tiếp trên phòng máy, học sinh lớp 6 các em chưa học quen với phương pháp học này, việc dạy và học thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn

Với một lớp học đông học sinh như thường thấy ở các trường học, làm sao để cuốn hút các em vào bài giảng trong vòng 45’ không phải là điều dễ. Vì vậy, việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động hơn rất nhiều, thay vì phương pháp dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi.

3. Ý nghĩa

 Việc ứng dụng, tích hợp CNTT trong dạy học, nâng cao hiệu quả dạy và học đang được triển khai trong ngành GD, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, dạy học theo phương châm ”học đi đôi với hành”

 Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, say mê, tìm tòi, sáng tạo của học sinh

 Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .

 

doc6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 653 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương Báo cáo: Triển khai thực hiện Phương pháp Dạy học tích cực - Trường THCS Phường 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐT TX NGÃ NĂM
TRƯỜNG THCS PHƯỜNG 3
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
Triển khai thực hiện Phương pháp “Dạy học tích cực”
–*************—
	1. Số lớp: 11; giáo viên tham gia tập huấn: 02; thực hiện phương pháp dạy học “Dạy học tích hợp”: 22.
	2. Đánh giá tính hiệu quả, ưu việt và khó khăn, hạn chế nguyên nhân khi triển khai thực hiện Phương pháp “Dạy học tích hợp”:
	- Hiệu qua khi “Dạy học tích hợp”
	Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
	Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
	- Thuận lợi:
Thứ nhất: Nhà trường đã tổ chức cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực.
Thứ hai: Đa số giáo viên trong nhà trường đã nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới phương pháp dạy học.
Thứ ba: Sau khi được trang bị kiến thức về phương pháp dạy học tích cực, một số giáo viên đã áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp.
Thứ tư: Ngoài những phương tiện dạy học truyền thống, giáo viên đã tích cực sử dụng các phương tiện dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng cho bài giảng (máy vi tính, màn hình, tài liệu phát tay, ).
Thứ năm: Đối tượng cán bộ ở cơ sở đã từng bước được trẻ hóa. Trình độ văn hóa và sự hiểu biết các lĩnh vực ngày càng được nâng lên trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng.
Thứ sáu: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường ngày hiện đại, đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho giáo viên.
Có thể nói, những thuận lợi trên đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh nhà trường.
	- Khó khăn:
	Lần đầu tiên thực hiện dạy học tích hợp theo qui trình và dựa trên các cơ sở khoa học nên giáo viên còn nhiều bở ngỡ.
	Nhiều giáo viên chưa hoàn toàn có đủ kiến thức của các môn học liên quan nên có khó khăn trong việc vận dụng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
	Hệ thống SGK được biên soạn chưa thực sự có tính logic giữa các môn học lien quan nên học sinh có nhiều khó khăn khi vận dụng kiến thức.
	3. Những kiến nghị, đề xuất về triển khai Phương pháp “Dạy học tích hợp”:
- Trang bị cho GV cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy học tích hợp thông qua “truonghocketnoi” hoặc các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Bồi dưỡng cho GV các kiến thức của các môn học liên quan đến chương trình bồi dưỡng thường niên.
- Bố trí lại phân phối chương trình các môn nhằm đáp ứng trình tự logic của các kiến thức tạo thuận lợi cho học sinh học chủ đề tích hợp.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, của GV về tính chất cấp thiết của dạy học tích hợp liên môn đến phát triển năng lực học sinh.
	4. Giáo án tiết dạy theo phương pháp “Dạy học tích hợp”:
“QUAN SÁT TRÁI ĐẤT VÀ CÁC VÌ SAO TRONG HỆ MẶT TRỜI
BẰNG PHẦN MỀM SOLAR SYSTEM 3D SIMULATOR”
Mục tiêu
Trái Đất của chúng ta quay xung quanh Mặt Trời như thế nào? Vì sao lại có hiện tượng nhật thực, nguyệt thực? Hệ Mặt Trời của chúng ta có những hành tinh nào? Sao Kim và sao Hỏa, sao nào gần mặt trời hơn? Trái đất nặng bao nhiêu Phần mềm mô phỏng Hệ Mặt Trời (Solar System 3D Simulator) sẽ giải đáp cho chúng ta các câu hỏi đó. 
Đó là câu hỏi ở Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời - môn Tin Hoc lớp 6, khi dạy bài học này học sinh vận dụng kiến thức môn Địa Lý lớp 6: Bài 8: Sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời; Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa, để trả lời các câu hỏi trong bài học, ngoài ra học sinh biết cách khám phá và có ý thức tự khám phá phần mềm mới dựa trên kiến thức, kĩ năng và thông tin đã có như phán đoán, quan sát hiệu ứng để tìm hiểu các chức năng các lệnh, nút lệnh, thanh trượt...
2. Đối tượng dạy học 
	Năm học 2014-2015 trường THCS Phường 3, khối 6 có 4 lớp 6.1, 6.2, 6.3, 6.4, với tổng số hơn 128 học sinh. Thói quen học ở trường theo phương pháp truyền thống, thầy ghi bảng trò ghi chép, chưa quen với môi trường học mới ...
	Do đặt thù của bộ môn việc dạy và học trực tiếp trên phòng máy, học sinh lớp 6 các em chưa học quen với phương pháp học này, việc dạy và học thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn
Với một lớp học đông học sinh như thường thấy ở các trường học, làm sao để cuốn hút các em vào bài giảng trong vòng 45’ không phải là điều dễ. Vì vậy, việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy sẽ giúp bài giảng trở nên sinh động hơn rất nhiều, thay vì phương pháp dạy truyền thống thầy đọc - trò ghi. 
3. Ý nghĩa 
	Việc ứng dụng, tích hợp CNTT trong dạy học, nâng cao hiệu quả dạy và học đang được triển khai trong ngành GD, thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, dạy học theo phương châm ”học đi đôi với hành”
	Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các câu hỏi, bài tập, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, say mê, tìm tòi, sáng tạo của học sinh
	Đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ...
4. Thiết bị dạy học
	Phòng Tin học 1 có tất cả 18 máy tính ( 01 máy GV, 17 máy HS), phòng máy được kết nối mạng LAN, mạng Internet, phòng máy cài đặt HĐH Windows XP. Học sinh khối 6,7,8, 9 học trực tiếp tại phòng máy, các em được ngồi học theo số máy đã phân công ngay từ đầu năm học. Việc quản lý và dạy học thật vất vả đối với giáo viên, qua một thời gian tìm tòi tôi đã cài đặt và sử dụng phần mềm Netop Shool 4.0 để quản lý và dạy học ở phòng máy. Ngoài ra tôi còn sử dụng phần mềm Word 2003, PowerPoint 2003, Excel 2003, phần mềm vẽ bản đồ tư duy iMindMap v4.1, thường xuyên truy cập mạng Internet để tra cứu thông tin phục vụ cho việc dạy và học. 
Đối với máy học sinh các em được cài đặt các phần mềm học tập tương ứng với khối, lớp mình học như:
* Khối 6:
Phần mềm quan sát hệ mặt trời Solar System 3D Simulator
Luyện gõ bàn phím bằng 10 ngón
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
	Khi dạy Tiết 15;16: Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
a) Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
- Biết cách cài đặt, khởi động/ thoát khỏi phần mềm
- Biết sử dụng chuột điều khiển nút lệnh quan sát tìm hiểu về Hệ Mặt Trời
- Có ý thức tự khám phá phần mềm, vừa làm vừa quan sát
b) Yêu cầu về mức độ đối với các nội dung chính
- Thực hiện được việc sử dụng chuột để điều khiển các nút lệnh của phần mềm để quan sát, khám phá Hệ Mặt Trời
- Thực hiện được việc điều khiển khung nhìn để quan sát Hệ Mặt Trời, chuyển động của Trái Đất & Mặt Trăng; hiện tượng nhật thực và nguyệt thực 
c) Tổ chức dạy học
Gv: Yêu cầu HS khởi động máy tính
Hs: Thực hiện
Gv: Tiến hành cài đặt phần mềm cho học sinh quan sát
Hs: Quan sát và thực hiện
Gv: Phần mềm này giúp em học tốt môn học nào?
Hs: Môn Địa lý lớp 6
Gv: Từ máy chủ Gv giới thiệu về phần mềm
Hs: Quan sát và ghi chép
Gv: Yêu cầu HS khởi động phần mềm và quan sát 
Hs: Quan sát
Gv: Vậy làm thế nào để điều khiển các lệnh điều khiển quan sát trên màn hình? Các em quan sát thầy hướng dẫn
Hs: Quan sát
Gv: Yêu cầu HS thực hành nội dung SGK/36
Hs: Thực hành
Gv: Quan sát quá trình học sinh thực hành
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
	Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, tôi gửi phiếu học tập đến từng máy học sinh và yêu cầu học sinh trả lời vào phiếu học tập, sau đó tôi thu bài về máy chủ giáo viên
Phếu học tập
Với kiến thức em đã học ở môn Địa lý & sử dụng thông tin của phần mềm, 
Điểm
hãy trả lời câu hỏi sau ?
Họ và tên: 
Lớp 6
1. Trái Đất nặng bao nhiêu?
.
2. Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời?
.
3. Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh
.
4. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu?
.
5. Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu?
.
Sử dụng phần mềm Netop Shool tôi đặt câu hỏi: Em hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất? Sau đó triếu toàn bộ màn hình mà em học sinh đó giải thích cho cả lớp quan sát
Sau khi thu phiếu học tập của học sinh về máy chủ tôi chấm điểm trực tiếp và cho cả lớp quan sát, tôi nhận xét và cho điểm 1 số học sinh
Để củng cố bài học và khắc sâu kiến thức tôi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy với từ khóa "QUAN SÁT HỆ MẶT TRỜI"
7. Các sản phẩn của học sinh
	Sau khi bài học kết thúc nhiều em đã được điểm cao như em Lê Anh Tín, Lê Anh Tuấn: 10đ 6.1; Cao Thị Sang, Trần Thanh Toán: 10,10đ 6.2 .
Phếu học tập
Với kiến thức em đã học ở môn Địa lý & sử dụng thông tin của phần mềm, 
hãy trả lời câu hỏi sau ?
Điểm
10
Họ và tên: Lê Anh Tín
Lớp 61
1. Trái Đất nặng bao nhiêu?
Trái Đất nặng 5.972e24kg
2. Độ dài quỹ đạo Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời?
Độ dài quỹ đạo: 149.600.000km
3. Sao Kim có bao nhiêu vệ tinh?
 	Sao Thủy và Sao Kim hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên
4. Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là bao nhiêu?
Nhiệt độ trung bình trên Trái Đất là 200C
5. Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là bao nhiêu?
Nhiệt độ trung bình trên sao Hỏa là -870C
 Hiệu Trưởng

File đính kèm:

  • docUnit_16_Man_and_the_environment.doc
Giáo án liên quan