Dạy học tích hợp môn Công nghệ 8 bài "An toàn điện"

 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy việc tích hợp nhiều môn học vào giải quyết một vấn đề của một tiết học, một chương hay một chủ đề nào đó là một việc rất cần thiết. Song để tích hợp được là một việc làm không phải là dễ. Do đó vấn đề tự học của giáo viên được đặt lên hàng đầu, có thể học qua: Tài liệu, trường học trực tuyến, qua mạng, sách báo, qua đồng nghiệp. để nâng cao trình độ cho bản thân. Nhưng không chỉ dừng lại kiến thức của bộ môn mình dạy mà phải không ngừng học hỏi các môn học khác, để tăng thêm sự hiểu biết cho mình. Khi tích hợp các môn vào việc giảng dạy của mình được chôi chảy. Từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nắm bài tốt hơn, thêm yêu bộ môn của mình, tạo động lực để các em học tập và phấn đấu.

 - Đối với kiến thức môn Vật lí liên quan đến các biện pháp an toàn khi sử dụng điện sẽ giúp các em và gia đình cùng toàn xã hội tránh được những rủi ro đáng tiếc.

 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Sinh học các em biết dòng điện ảnh hưởng thế nào đối với cơ thể con người.

 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Địa lí các em sẽ biết được nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra Điện năng.

 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, các em hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội là khi các em nhắc nhở người thân trong gia đình mình và xung quanh việc sử dụng điện an toàn. Tránh những rủi ro đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người và làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó các em có thể tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất để hạn chế các bệnh liên quan.

 

doc10 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học tích hợp môn Công nghệ 8 bài "An toàn điện", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN
Sở Giáo dục và Đào tạo 
Phòng giáo dục và Đào tạo 
Trường THCS 
Email: 
Họ và tên giáo viên: 
Tổ chuyên môn : 
Môn dạy : 
Điện thoại: 
Email: 
 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I. Tên dự án dạy học:
 Dạy học tích hợp môn Công nghệ 8 bài: "AN TOÀN ĐIỆN". 
II. Mục tiêu dạy học: 
 Ngày nay với sự phát triển về kinh tế không ngừng ở nước ta và cả trên thế giới, thì việc sử dụng Điện năng trong sinh hoạt và trong sản xuất là không thể thiếu được. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ xảy ra trên toàn thế giới. Để hạn chế được các tác nhân này thì mỗi chúng ta phải biết sử dụng nguồn Điện năng một cách hợp lí nhất. Vì vậy dạy học dự án này cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người.
	- Biết được một số biện pháp an toàn trong sản xuất và đời sống.
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện
3. Thái độ: 
- Học sinh có trách nhiệm với bản thân, yêu quí bản thân. Nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.
	 - Thái độ học tập nghiêm túc.
 	 - Giáo dục tình yêu thiên nhiên môi trường. 
	- Có sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
 Bên cạnh đó để biết được nguồn Điện năng sử dụng như thế nào cho an toàn và hợp lí thì chúng ta cần biết vận dụng tích hợp các kiến thức môn học như môn Công nghệ, Vật lí, Địa lí, Giáo dục công dân, Toán để giải quyết tốt vấn đề này và hướng dẫn cho mọi người cùng nhau thực hiện. Cụ thể: 
 - Kiến thức môn Vật lí: các biện pháp sử dụng điện an toàn.
 - Kiến thức môn Sinh học: tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người. 	 
 - Kiến thức môn Địa lí: biết được nơi sản xuất ra dòng điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất
 - Kiến thức môn Giáo dục công dân: tuyên truyền và hướng dẫn những người xung quanh sử dụng điện an toàn.
 - Kiến thức môn Toán: biết được khoảng cách an toàn từ lưới điện đến nhà.
III. Đối tượng dạy học:
 - Đối tượng dạy học của dự án là lớp 8B- Trường THCS 
 - Số lượng học sinh: 27 em
 - Số lớp thực hiện: 1 lớp
IV. Ý nghĩa của dự án:
 Qua thực tiễn giảng dạy, tôi thấy việc tích hợp nhiều môn học vào giải quyết một vấn đề của một tiết học, một chương hay một chủ đề nào đó là một việc rất cần thiết. Song để tích hợp được là một việc làm không phải là dễ. Do đó vấn đề tự học của giáo viên được đặt lên hàng đầu, có thể học qua: Tài liệu, trường học trực tuyến, qua mạng, sách báo, qua đồng nghiệp.... để nâng cao trình độ cho bản thân. Nhưng không chỉ dừng lại kiến thức của bộ môn mình dạy mà phải không ngừng học hỏi các môn học khác, để tăng thêm sự hiểu biết cho mình. Khi tích hợp các môn vào việc giảng dạy của mình được chôi chảy. Từ đó gây hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em nắm bài tốt hơn, thêm yêu bộ môn của mình, tạo động lực để các em học tập và phấn đấu.
 - Đối với kiến thức môn Vật lí liên quan đến các biện pháp an toàn khi sử dụng điện sẽ giúp các em và gia đình cùng toàn xã hội tránh được những rủi ro đáng tiếc.
 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Sinh học các em biết dòng điện ảnh hưởng thế nào đối với cơ thể con người.
 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Địa lí các em sẽ biết được nước ta có rất nhiều nhà máy sản xuất ra Điện năng.
 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, các em hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình đối với xã hội là khi các em nhắc nhở người thân trong gia đình mình và xung quanh việc sử dụng điện an toàn. Tránh những rủi ro đáng tiếc gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng con người và làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó các em có thể tự đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất để hạn chế các bệnh liên quan.
 - Đối với việc tích hợp kiến thức môn Toán các em sẽ biết được khoảng cách an toàn từ lưới điện cao áp, trạm biến áp, cây cột điện đến nhà dân.
V. Thiết bị dạy học, học liệu:
 1. Giáo viên: 
 - Tranh ảnh về sử dụng điện an toàn.
	- Tranh về các nguyên nhân gây tai nạn điện.
- Tranh ảnh hậu quả gây ra khi sử dụng điện không đúng cách.
- Tranh ảnh các nhà máy sản xuất điện.
	- Tranh về 1 số biện pháp an toàn điện trong sử dụng và sửa chữa điện.
- Tranh ảnh tuyên truyền việc sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
	- Một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện: Bút thử điện, kìm điện.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập: 
	 2. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài mới.
VI. Tiến trình dạy học:
 Đối với Tiết 28 - Bài 33 “AN TOÀN ĐIỆN” giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:
1. Kiểm tra bài cũ: Máy chiếu 
 Tích hợp môn Vật lí: 
? Ở mạch điện gia đình, để đảm bảo an toàn điện, cầu chì và công tắc phải được mắc như thế nào?
GV nhận xét cho điểm, rồi đặt vấn đề vào bài:
Từ xa xưa khi chưa có dòng điện, con người đã bị chết do dòng điện xét. Ngày nay khi con người sản xuất ra dòng điện cũng có thể gây nhiều nguy hiểm cho con người.
Vậy những nguyên nhân nào gây nên tai nạn điện và chúng cần phải làm gì để phòng tránh những tai nạn điện đó? Ta cùng đi tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên- Học sinh
 Nội dung
*Hoạt động1: Tìm hiểu nguyên nhân gây tai nạn điện.
? Em hãy kể lại 1 tình huống bị điện giật mà em bị hoặc em biết trong đời sống? Cho biết nguyên nhân của tình huống bị điện giật đó.
GV đưa ra hình ảnh về các nguyên nhân gây tai nại điện.
? Trao đổi với bạn cùng bàn và cho biết những nguyên nhân gây tai nạn điện ?
Tích hợp môn Toán: 
? Dựa vào kiến thức môn Toán, em hãy cho biết lưới điện cao áp, trạm biến áp và cột điện phải cách nhà dấn tối thiểu bao nhiêu m ?
Tích hợp môn Sinh học, GDCD:
? Dòng điện có tác dụng như thế nào đối với cơ thể con người ?
? Khi bị điện giật sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con người ?
(Bị điện giật, dòng điện tác động vào hệ thần kinh trung ương làm rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn sẽ gây tử vong. Bị điện giật, co rút, tê liệt cơ bắp gây đau nhức và người bị giật không thể phản xạ được).
? Khi tai nạn điện xảy ra, môi trường sống bị ảnh hưởng như thế nào ?
? Là học sinh em phải làm gì để không để xảy ra các tai nạn đáng tiếc do điện ?
GV đưa ra hình ảnh về hậu quả do tai nại điện gây ra.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn điện.
? Khi sử dụng điện cần thực hiện các biện pháp an toàn gì ?
? Ở gia đình em đã sử dụng những biện pháp an toàn nào điện nào ?
GV: giới thiệu một số dụng cụ bảo vệ an toàn khi sửa chữa điện.
GV tích hợp mở rộng: 
Tích hợp môn Địa lí: 
? Điện các em đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu ?
? Em hãy kể tên một số nhà máy sản xuất điện lớn ở nước ta ?
? Ở Thanh Hóa có nhà máy thủy điện nào ?
Tích hợp môn, Vật lí, GDCD: 
? Ngoài việc nắm vững các biện pháp an toàn điện, chúng ta còn phải làm gì để hạn chế các hành động nguy hiểm do điện gây ra ?
? Em cần phải làm gì để góp một phần nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ nguồn năng lượng điện quốc gia ?
I. Vì sao xẩy ra tai nạn điện.
1) Do chạm trực tiếp vào vật mang điện
- Trạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn đó hở.
- Sử dụng các đồ dùng điện bị dò ra vỏ
2) Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
3)Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
II. Một số biện pháp an toàn điện.
1)Một số biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện.
- Cách điện dây dẫn điện.
- Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện
- Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp.
2) Một số biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện.
- Trước khi sửa chữa điện phải cắt nguồn điện.
- Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
Nhà máy thủy điện Cửa Đạt – Thường Xuân – Thanh Hóa.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
1. Giáo viên:
 Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết trắc nghiệm, mỗi HS làm một bài với nội dung sau:
Họ và tên học sinh..............................................................Lớp 8B
Câu 1.Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện mà em đã học ở lớp 7.
Câu 2.Câu phát biểu nào sau đây là đúng:
	- Khi làm thí nghiệm với hiệu điện thế dưới 40V thì:
a, Dòng điện không khi nào đi qua cơ thể.
b, Dòng điện có thể đi qua cơ thể người nhưng không gây nguy hiểm.
c, Dòng điện có thể đi qua cơ thể người và gây nguy hiểm.
Câu 3.Kẻ đoạn thẳng nối một điểm ở cột bên trái với một điểm thích hợp ở cột bên phải dưới đây.
Cường độ dòng điện qua cơ thể người
Tác dụng sinh lí
1.Trên 25mA
2.Trên 70mA
3.Trên 10mA
a, Co giật các cơ.
b, Làm tổn thương tim.
c, Làm tim ngừng đập.
Câu 4. Những việc làm nào dưới đây đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
a, Chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp.
b, Thả diều gần dường dây điện.
c, Không buộc trâu, bò,... vào cột điện cao áp.
d, Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp. 
e, Chơi gần dây néo, dây chằng cột điện cao áp
f, Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp.
ĐÁP ÁN: 
Câu 1: Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện: 
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình chạm vào mạng điện dan dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tác điện và gọi cấp cứu.
Câu 2: B.
Câu 3: 1-b
 2-c
 3-a.
Câu 4: c, d.
 2. Học sinh:
 Các nhóm tự đánh giá kết quả lẫn nhau dựa vào đáp án của giáo viên.
VIII. Các sản phẩm của học sinh:
 Qua chấm bài kiểm tra đánh giá tôi thấy 100% học sinh đã biết vận dụng kiến thức vào giải quyết câu hỏi. Học sinh đã biết liên hệ thực tế.
 	Kết quả học tập của học sinh đạt được như sau
 Loại giỏi : 11 HS 
 Loại khá : 13 HS 
 Loại trung bình: 3HS
Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể giáo viên chúng tôi đã thử nghiệm đối với bộ môn Công nghệ nói chung và bài “ An toàn điện ” nói riêng đối với học sinh lớp 8B năm học 2014 - 2015 và đã đạt được kết quả rất khả quan. Tôi sẽ thực hiện dự án này trong năm học 2015 - 2016 và những năm tiếp theo. Việc tích hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời qua đó giáo dục cho các em ý thức cộng đồng mỗi hành động nhỏ của chúng ta đều ảnh hưởng đến môi trường, đến ngôi nhà chung của thế giới. Qua việc thực hiện sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 , ngày 25/11/2015
 Giáo viên thực hiện
	 	TƯ LIỆU
Hình 1,2,3,4. HÌNH ẢNH VỀ MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN ĐIỆN.
Hình 5,6. HÌNH ẢNH HẬU QUẢ DO TAI NẠN ĐIỆN GÂY RA. 
Hình 7. HÌNH ẢNH VỀ BIỆN PHÁP AN TOÀN ĐIỆN.
Hình 8. HÌNH ẢNH BÚT THỬ ĐIỆN.
Hình 9,10. HÌNH ẢNH NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN .
Hình 11. HÌNH ẢNH VỀ TUYÊN TRUYỀN BẢO VỆ LƯỚI ĐIỆN THANH HÓA.

File đính kèm:

  • docbai_thi_day_hoc_tich_hop.doc
Giáo án liên quan