Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề Địa lý dân cư – Lớp 9
Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh nhận được vấn đề một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ đó hình thành năng lực một cách hiệu quả.
Dễ hiểu , dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh do dạy học theo chủ đề tích hợp đã phối kết hợp một cách lôgíc những bộ phận kiến thức làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn Địa lý và trọng tâm bài học
Bên cạnh đó bản thân tôi thấy dạy học theo chủ đề tính hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của giáo dục là tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh; tính hệ thống và liên hệ thực tiễn; tính giáo dục; tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh.
Tên hồ sơ dạy học Dạy học theo chủ đề tích hợp Chủ đề Địa lý dân cư – Lớp 9 Số tiết: 5 tiết 2. Mục tiêu dạy học và mô tả các mức độ nhận thức. 2.1. Mục tiêu học tập của chủ đề Sau chủ đề Hs cần: a. Kiến thức: Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc -Trình bày được tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. - Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta: nguyên nhân và hậu quả - Trình bày được sự phân bố dân cư ở nước ta. - Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị theo chức năng và hình thái quần cư. - Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. - Thấy được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta ngày càng "già đi". - Thiết lập được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội. b. Kỹ năng: Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc có số dân rất khác nhau, dân tộc Kinh chiếm khoảng 4/5 số dân cả nước. - Thu thập thông tin về một dân tộc. - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số VN. - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm cơ cấu, sự thay đổi của cơ cấu dân số theo tuổi và giới ở nước ta trong giai đoạn 1989- 1999. - Sử dụng bản đồ hoặc Át lát địa lý Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta. - Phân tích bảng số liệu về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; cơ cấu sử dụng lao động theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta. c.Thái độ: Có trách nhiệm đối với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lý. Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường. - Có nhận thức đúng đắn về lao động.Giữ gìn bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống. - Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết các dân tộc d. Định hướng phát triển năng lực: Góp phần hình thành cho học sinh các năng lực. - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán, sử dụng công nghệ thông tin. - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh... e. Cách tích hợp - Tích hợp liên môn: Là hình thức tích hợp được chú trọng nhất, đây là hướng tích hợp mở rộng ra tất cả các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, nghệ thuật. Đối với chủ đề Địa lý dân cư có thể tích hợp môn Ngữ Văn, Toán, Âm Nhạc, Lịch Sử, Mĩ Thuật. - Tích hợp xuyên môn: Là hình thức tích hợp mở rộng phạm vi tìm hiểu ngoài trường học, đảm bảo tính cập nhật, tính thực tế vì gắn với các tư liệu thu thập được trong cuộc sống cộng đồng và các phương tiện thông tin đại chúng với chủ đề dân cư Việt Nam, qua các phương tiện thông tin đặc biệt mạng Internet Hs cập nhật số liệu dân số mới của Việt Nam, hiểu biết thêm nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc... - Tích hợp nội môn: Là hình thức tích hợp dọc chương trình lớp 9 khi học sinh học tới chủ đề các vùng kinh tế, từng vùng có các dân tộc nào sinh sống, số dân, tìh hình lao động của từng vùng, học sinh đã nắm được từ chủ đề dân cư - Tích hợp giáo dục môi trường: Học sinh nắm được hậu quả của dân số đông và tăng nhanh sẽ ảnh hưởng đến môi trường - Tích hợp giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc... 2. 2. Bảng mô tả các mức độ nhận thức của chủ đề. Nội dung Bảng mô tả nhận thức Các năng lực hướng tới trong chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ thấp Vận dụng cấp độ cao Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinhtế khác nhau - Nêu được một số đặc điểm về dân tộc. - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta - Thu thập thông tin về một dân tộc và trình bày về dân tộc đó. - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ - Năng lực chuyên biệt: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh Dân số và gia tăng dân số - Nêu được số dân và gia tăng dân số nước ta. - Trình bày nguyên nhân, hậu quả của dân số - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 - Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số VN. - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán... - Năng lực chuyên biệt: số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ tranh ảnh... Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - Nêu được quá trình đô thị hóa ở nước ta - Sử dụng bản đồ hoặc Át lát địa lý Việt Nam để nhận biết sự phân bố dân cư, đô thị ở nước ta. - Trình bày được sự phân bố dân cư ở nước ta. - Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn và quần cư thành thị theo chức năng và hình thái quần cư - Phân tích bảng số liệu về mật độ dân số của các vùng, số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta - Giải thích được sự phân bố dân cư ở nức ta - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự quản lí, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.... - Năng lực chuyên biệt: số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ tranh ảnh, sử dụng bản đồ Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. - Nêu được sức ép của dân số đối với việc giải uyết việc làm. - Hiểu và trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động . - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn, theo đào tạo; theo ngành; cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế - Đề xuất được các hướng nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm - Năng lực chung: tự học, sáng tạo, giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, tính toán - Năng lực chuyên biệt: sử dụng số liệu thống kê 3. Đối tượng dạy học của chủ đề Đối tượng dạy học của chủ đề là học sinh lớp 9A, 9B với tổng số học sinh là 70 học sinh 4. Ý nghĩa của chủ đề a. Đối với thực tiễn giảng dạy Dạy học theo chủ đề tích hợp giúp học sinh nhận được vấn đề một cách tổng thể và toàn diện hơn để từ đó hình thành năng lực một cách hiệu quả. Dễ hiểu , dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy cho từng học sinh do dạy học theo chủ đề tích hợp đã phối kết hợp một cách lôgíc những bộ phận kiến thức làm cho bài học sinh động, hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo đặc tính bộ môn Địa lý và trọng tâm bài học Bên cạnh đó bản thân tôi thấy dạy học theo chủ đề tính hợp hoàn toàn khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản của giáo dục là tính khoa học và tính vừa sức đối với học sinh; tính hệ thống và liên hệ thực tiễn; tính giáo dục; tính tự lực và phát triển tư duy cho học sinh. b. Đối với thực tiễn đời sống xã hội Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích hợp. Vì vậy dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi tốt trong đời sống và sản xuất hiện đại. 5. Thiết bị dạy học, học liệu a. Đối với giáo viên - Bản đồ phân bố các dân tộc, phân bố dân cư Việt Nam. - Tranh ảnh: Bộ ảnh về các dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ khác nhau, tranh ảnh về hậu quả gia tăng dân số Đối với học sinh. Tìm hiểu về các dân tộc ở Việt Nam, số liệu thống kê và dân số nước ta, các bài viết về dân cư Việt Nam. 6. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học TIẾT1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Giới thiệu bài: (5’) Giáo viên cùng học sinh nghe bài hát “ Yêu dân tôc Việt Nam” Gv giới thiệu vào bài học. (Tích hợp với môn Âm nhạc) Hoạt động của Gv và HS Nội dung chính Hình thức tích hợp HĐ 1. Tìm hiểu các dân tộc ở nước ta.(13- 15 phút) - Phương pháp giảng dạy: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê và biểu đồ, giải quyết vấn đề, tự học.. - Kỹ thuật: đặt câu hỏi - Hình thức tổ chức: bài lên lớp, cá nhân.. - Gv yêu cầu hs quan sát bộ tranh về các dân tộc ở Việt Nam. Giới thiệu một số dân tộc tiêu biểu trên mọi miền đất nước. + Gv yêu cầu học sinh quan sát H1.1. - Bằng hiểu biết của bản thân em cho biết: Nước ta có bao nhiêu dân tộc. Kể tên các dân tộc mà em biết. Các dân tộc sự khác nhau như thế nào? Ví dụ? - Hs trả lời... - Sự khác nhau trên đã tạo cho nền văn hoá Việt Nam chúng ta có đặc điểm gì? - Cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu? - Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người? (kinh nghiệm sản xuất) - Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? + Hs: Dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày,Thái), làm gốm, trồng bông dệt vải (Chăm), làm đường thốt nốt, khảm bạc (KhơMe), làm bàn ghế bằng Trúc (Tày).... - Hiện nay cộng đồng người Việt có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Hs liên hệ thực tế một số Việt Nam của đồng bào ta ở nước ngoài có nhiều việc làm tốt đối với dân tộc hiện nay. - Là một quốc gia đa dân tộc Việt Nam có những khó khăn gì? - Hs trả lời - Gv kết luận HĐ2. Tìm hiểu sự phân bố các dân tộc. ( 18 -20 phút) - Phương pháp giảng dạy: sử dụng bản đồ, số liệu thống kê và biểu đồ, giải quyết vấn đề, tự học.. - Hình thức tổ chức: bài lên lớp, cá nhân.. +Bước 1. Gv cho học sinh quan sát bản đồ phân bố các dân tộc VN. - Dựa vào bản đồ “Phân bố các dân tộc Việt Nam và hiểu biết của mình hãy xác định: Dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? + Bước 2: Hs trả lời +Bước 3: Gv kết luận + Gv mở rộng kiến thức cho học sinh về sự phân bố của dt Kinh. - Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết nơi phân các dân tộc ít người? - Những khu vực có đặc điểm về địa lý, tự nhiên, kt -xã hội như thế nào? + Hs: Tiềm năng TN lớn, vị trí quan trọng, địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển... - Dựa vào SGK và bản đồ hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người? + Hs: Trung du và miền núi phía Bắc có dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, MôngKhu Trường Sơn Tây Nguyên: Có các dân tộc như Ê đê, Gia rai, Bana, Cơho. Người Chăm, Khơ me, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Hãy cho biết cùng với sự phát triển kinh tế XH, sự phát triển, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những thay đổi lớn như thế nào? + Hs: định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường, trường, trạm, công trình thuỷ điện, khai thác tiềm năng du lịch I. Các dân tộc ở Việt Nam - Việt Nam có 54 dân tộc, dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất (chiếm 82, 2% dân số cả nước) - Người Việt là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo. Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học kỹ thuật. - Các dân tộc ít người có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống. - Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. II. Phân bố các dân tộc 1.Dân tộc Việt (Kinh) - Phân bố rộng khắp trong cả nước, chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển 2. Dân tộc ít người. - Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người. + Trung du và miền núi phía Bắc: Địa bàn cư trú đan xen của 30 dân tộc: * Ở vùng thấp: người Tày, Nùng tập trung đông ở tả ngạn Sông Hồng; người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn Sông Hồng đến sông Cả. * Ở các sườn núi từ 700m- 1000m vùng sinh sống chủ yếu của người Dao. * Trên các vùng núi cao: địa bàn cư trú của người Mông. + Trường Sơn- Tây Nguyên. Có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ rệt. Người Gia –rai ở Kon Tum, Gia Lai; người Ê-đê ở Đắk Lăk; người Mnông ở Lâm Đồng + Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh; dân tộc Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị. Tích hợp liên môn: Ngữ Văn, Toán, Lịch Sử Tích hợp xuyên môn, vận dụng hiểu biết thực tế để trình bày - Tích hợp liên môn Ngữ Văn nói lên sự phân bố và đặc điểm của dân tộc Kinh - Tích hợp nội môn - Tích hợp xuyên môn thông qua việc hiểu biết thực tế và mạng Internet * Tổng kết và hướng dẫn học tập (5’) + Tổng kết - Gv yêu cầu Hs khái quát nội dung bài học bằng sơ đồ - Dựa vào bảng thống kê em hãy cho biết. Em thuộc dân tộc nào? Đứng thứ mấy về dân số? Địa bàn cư trú của dân tộc em. Hãy kể 1 số nét văn hoá tiêu biểu? + Hướng dẫn học tập: - Học bài và làm bài. Sưu tầm một số tranh ảnh về các dân tộc thiểu số. - Thống kê các dân tộc ở địa phương. Làm bài tập thực hành. - Tìm hiểu về dân số ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và gia tăng dân số ở địa phương. 7. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. * Nội dung: + Về kiến thức: Đánh giá ở 3 cấp độ : Nhận biết; thông hiểu; Vận dụng (Cấp độ thấp, cấp độ cao) + Về kĩ năng: Đánh giá việc rèn luyện kỹ năng quan sát, khai thác kiến thức từ bản đồ, phân tích bảng số liệu, biểu đồ và kỹ năng vẽ biểu đồ. - Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống trong học tập + Đánh giá thái độ học sinh : Ý thức, tinh thần tham gia học tập Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan. * Đánh giá kết quả học tập của học sinh - GV đánh giá kết quả ,sản phẩm của học sinh - HS tự đánh giá kết quả, sản phẩm lẫn nhau (các nhóm, tổ) - Phiếu trắc nghiệm về đánh giá kết quả, sản phẩm của HS 8. Các sản phẩm của học sinh Khi thực hiện dạy học theo chủ đề tích hợp tôi thực hiện ở hai lớp 9A, 9B sau khi dạy xong tôi tiến hành kiểm tra khảo sát học sinh kết quả cho thấy ở các lớp dạy học theo chủ đề trên học sinh nhớ bài khá tốt, biết cách vận dụng kiến thức vào thực tiễn, các kỹ năng địa lý của các em thuần thục hơn, bên cạnh dó ở hai lớp 9C, 9D kết quả học tập của các em chưa cao. Kết quả cụ thể. Lớp Sĩ số Điểm 8 - 10 Điểm 5 - 7 Điểm dưới 5 9A 34 15 17 2 9B 36 15 18 3 9C 30 3 17 10 9D 30 4 18 8
File đính kèm:
- Day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_Chu_de_Dia_ly_dan_cu_20150726_044739.doc