Chuyên đề Vẻ đẹp tâm hồn hồ chí minh qua một số bài thơ của Bác (Ngữ văn 8)

1. Hai câu thơ đầu:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

(Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

- Hoàn cảnh đặc biệt: trong tù

- Thông thường, con người ngắm trăng lúc thảnh thơi, thư thái

- Trong tù: bận tâm đến những chuyện gông cùm, xiềng xích, ăn đói, mặc rách, khổ cực, thiếu thốn. chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện thưởng trăng

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6330 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Vẻ đẹp tâm hồn hồ chí minh qua một số bài thơ của Bác (Ngữ văn 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: 
VẺ ĐẸP TÂM HỒN HỒ CHÍ MINH
QUA MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA BÁC
A. Mục tiêu cần đạt:
- Trên cơ sở tìm hiểu một số văn bản là sáng tác của Bác Hồ ở nhiều giai đoạn khác nhau trong chương trình Ngữ văn 8 – kì II, học sinh có cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh.
- Có ý thức liên hệ với những sáng tác khác của Bác đã tìm hiểu trong chương trình Ngữ văn 7; chuẩn bị cho chuyên đề khác về chân dung Hồ Chí Minh qua những sáng tác về Người trong chương trình Ngữ văn 9.
- Hiểu thêm về Bác qua những sáng tác của Người, học sinh được bồi dưỡng thêm về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Vận dụng kiến thức liên môn: Lịch sử, Hội họa, Địa lý, Hiểu biết xã hội
- Hình thành và phát triển các năng lực: NL tự học, NL cảm thụ thẩm mĩ, NL sử dụng ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề, NL tư duy sáng tạo, NL sử dụng CNTT
B. Giới hạn
3 tiết - 3 văn bản trong chương trình Ngữ văn 8 – kì 2:
- Tức cảnh Pác Bó: 1 tiết – tiết 1
- Ngắm trăng: 1 tiết – tiết 2
- Đi đường: 1 tiết – tiết 3
 C. Tiến trình thực hiện chuyên đề
Tiết thứ nhất:
- Tìm hiểu những nét chính về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp thơ văn của Bác. 
- Nắm được những văn bản là sáng tác của Bác trong chương trình Ngữ văn 8 – kì II để có cái nhìn khái quát về chuyên đề
- Nắm được những nét chính về cuộc sống gian khổ của Bác Hồ ở Pác Bó những ngày đầu về nước hoạt động sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người sống dựa vào thiên nhiên: ở trong hang đá, làm việc bên bàn đá, ăn ngô, ăn măng rừng thay cơm...
- Thấy được vẻ đẹp tâm hồn Bác: sự yêu mến, hòa hợp gắn bó với thiên nhiên rừng suối. Niềm vui thích ấy là “thú lâm tuyền”. Nhưng khác với các hiền triết, ẩn sĩ xưa, Bác vui với thiên nhiên khi đang say sưa làm cách mạng. Vì thế, đó là “thú lâm tuyền của con người cách mạng” đầy lạc quan.
Tiết thứ hai: 
NGẮM TRĂNG
(VỌNG NGUYỆT)
- TRÍCH: NHẬT KÍ TRONG TÙ -
A. Mục tiêu cần đạt 
- Nắm được những nét chính về hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính và giá trị của tập “Nhật kí trong tù”
- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung; chất thơ và chất thép ở Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng”
- Thấy được sức hấp dẫn nghệ thuật của bài thơ
- Qua bài thơ, thấy được chân dung của Bác – một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn
B. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động
 của học sinh
Nội dung cần đạt
Hình thành và phát triển năng lực
 HOẠT ĐỘNG TỰ TÌM HIỂU :
G. giao nhiệm vụ cho các nhóm tự tìm hiểu ở nhà, trên cơ sở năng lực của từng nhóm:
Nhóm
Nhiệm vụ
Định hướng
 năng lực
Loại hình
 trí thông minh
Nhóm 1
Tìm hiểu về tập “Nhật kí trong tù”: Hoàn cảnh sáng tác, nội dung, giá trị
- NL tự học
- NL ứng dụng CNTT
- Tương tác, giao tiếp
Nhóm 2
So sánh phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ
- NL tự học
- NL sử dụng ngôn ngữ
- Ngôn ngữ
- Logic
Nhóm 3
Tìm hiểu về đề tài trăng trong thơ, trong thơ Bác và nét riêng của “Ngắm trăng”
- NL tự học
- NL giải quyết vấn đề
- Tương tác, giao tiếp
Nhóm 4
Tập dịch thơ
- NL tự học
- NL tư duy sáng tạo
- NL cảm thụ thẩm mĩ
- Ngôn ngữ
- Nội tâm
HOẠT ĐỘNG VÀO BÀI
- Dẫn dắt từ nội dung ở tiết trước của chuyên đề: 
Hỏi, gợi dẫn: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác trong những năm 1942 – 1943 có sự kiện nào đáng chú ý?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực sử dụng CNTT
? Con hãy giới thiệu ngắn gọn về “Nhật kí trong tù”
- Chốt: “Nhật kí trong tù” là chân dung của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng.
- Cô mời các con, chúng ta cùng đến với một thi phẩm đẹp trong “Nhật kí trong tù” – bài thơ “Ngắm trăng” để tìm hiểu vẻ đẹp tâm hồn của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng ấy.
- Trình bày
1. Nhật kí trong tù
- Hoàn cảnh ra đời
- Số bài
- Nội dung
- Giá trị
- Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản
- Hướng dẫn HS định hướng cách tiếp cận văn bản:
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm của thể thơ này?
? Tìm hiểu bài thơ này ta có đi theo kết cấu thông thường của một bài thơ tứ tuyệt không? Vì sao?
- Đọc phần phiên ân, dịch nghĩa, dịch thơ
2. Bài thơ “Ngắm trăng”
- Vị trí
- Thể thơ
- Bố cục
Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
II. ĐỌC - TÌM HIỂU CHI TIẾT
- Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bộ bài thơ
? Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác có gì đặc biệt?
? Vì sao ngắm trăng trong tù lại đặc biệt?
? Có bạn cho rằng câu thơ đầu tiên “Trong tù không rượu, cũng không hoa” là lời tố cáo về thiếu thốn của nhà tù chế độ Tưởng Giới Thạch. Theo con, ý kiến đó có đúng không? Vì sao?
? Chắc chắn Bác biết rất rõ nhà tù không thể có hoa có rượu. Tại sao Người vẫn nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh này?
Chốt: Trong hoàn cảnh tăm tối, khổ đau như thế, Bác vẫn cảm nhận được cái đẹp, vẫn khát khao đến với cái đẹp.
? Nhắc đến rượu và hoa trong hoàn cảnh biết rõ là không thể có, hình như câu thơ còn gợi một tâm tư. Tâm tư ấy là gì? Được thể hiện ở câu thơ nào?
? Em hiểu như thế nào về câu thơ này?
(Gợi ý: So sánh phiên âm và dịch thơ. Hình thức câu thơ dịch và phiên âm khác nhau nhưng đều nói được điểm gì chung? “Khó hững hờ là do ngoại cảnh hay tâm cảnh? Qua đó con cảm nhận điều gì về Bác?)
- Hỏi khắc sâu: Nhiều người cho rằng đó là cái bối rối xốn xang rất nghệ sĩ. Tâm hồn nghệ sĩ được biểu hiện như thế nào ở hai câu thơ này?
Chốt: Như vậy, “khó hững hờ” vì cảnh đẹp nhưng chủ yếu vì tư chất của Bác, do tấm lòng người luôn rộng mở, dễ rung cảm. 
Bình nâng cao: 
Vẻ đẹp tâm hồn Bác. 
Chuyển ý: Thiếu rượu, thiếu hoa, thiếu điều kiện, hoàn cảnh... Vậy, cuộc ngắm trăng có diễn ra không?
- Đọc lại toàn bộ bài thơ
- Nêu ý kiến
- Tranh luận
- Nêu ý kiến
- Lí giải
- Phát hiện, đọc
- Nêu ý kiến
- Lí giải
1. Hai câu thơ đầu:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
- Hoàn cảnh đặc biệt: trong tù
- Thông thường, con người ngắm trăng lúc thảnh thơi, thư thái
- Trong tù: bận tâm đến những chuyện gông cùm, xiềng xích, ăn đói, mặc rách, khổ cực, thiếu thốn... chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện thưởng trăng
Câu 1:
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
(Trong tù không rượu, cũng không hoa)
- Nhã thú thanh tao, đẹp đẽ của thi nhân xưa: uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng. Hoa, rượu: nghi thức trang trọng. Rượu, hoa: gây hứng, tạo không khí.
- Bác khao khát có một cuộc thưởng trăng trọn vẹn.
Câu 2:
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
(Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)
- Tâm trạng, cảm xúc trước cảnh đẹp: xốn xang, bối rối (vì không có rượu và hoa cho xứng với người bạn tri kỉ), không thể nào hờ hững, bỏ qua.
=> Tâm hồn nghệ sĩ nhạy cảm:
+ Cảm nhận được cái đẹp của đêm trăng
+ Rung động trước cái đẹp
+ Yêu cái đẹp – yêu thiên nhiên
Bác: tâm hồn nghệ sĩ – bản lĩnh vững vàng
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Gọi HS đọc lại toàn bộ bài thơ
? Con hãy đọc lại hai câu thơ cuối, hình dung và miêu tả lại cuộc ngắm trăng.
? So sánh phần phiên âm và phần dịch thơ, con thấy có điều gì khác?
? Mất đi phép đối cân chỉnh, bản dịch thơ đã giảm đi những giá trị nào khi diễn tả cuộc thưởng trăng của Bác?
(Gợi ý: tìm các từ ngữ thể hiện nghệ thuật đối trong phần phiên âm, nhận xét cách sắp xếp các từ ngữ đó và nêu giá trị của những từ ngữ đó trong việc thể hiện cuộc ngắm trăng)
? “Khán” khác “vọng” như thế nào?
-Nhận xét: Phá cách trong dùng từ ở nghệ thuật đối
? Ngắm trăng, người hướng đến điều gì ở vầng trăng sáng?
? Các từ “nguyệt” (cuối câu 3) – “nguyệt” (đầu câu 4) liền nhau thể hiện điều gì?
? Tại sao trăng lại ngắm người? 
(Gợi ý: Vẻ đẹp thơ mộng, tỏa sáng kia đã nhận thấy vẻ đẹp nào ở người để đến thật gần, say sưa ngưỡng mộ?)
Chốt: Như vậy, thiếu rượu, thiếu hoa, thiếu điều kiện, thiếu hoàn cảnh nhưng cuộc thưởng trăng vẫn diễn ra thật trọn vẹn.
Bình : Vẻ đẹp của tâm hồn, của cốt cách của Bác
? Con cảm nhận được những vẻ đẹp nào của tâm hồn Bác từ cuộc thưởng trăng đặc biệt ấy?
- Nhấn: Điều đặc biệt là Bác không hề gồng lên, cốt cách ấy nằm sẵn trong con người Bác, tự nhiên như máu thịt, như hơi thở
Nâng cao: Bác chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Ngâm thơ ta vốn không ham. Tại sao ở bài thơ này, Bác lại nhận mình là nhà thơ?
(Gợi ý: Con hãy đọc lại toàn bộ bài thơ, con có nhận ra ở bài thơ giọng điệu gì đặc biệt?) 
Đọc
Đọc hai câu thơ cuối, miêu tả theo hình dung 
- So sánh, nhận xét
- Tìm từ ngữ, nhận xét
So sánh, nhận xét
- Nêu ý kiến
- Nêu ý kiến
Tranh luận
Nêu cảm nhận
- Nêu ý kiến
2. Hai câu thơ cuối
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
(Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Nghệ thuật đối ở nguyên tác không được thể hiện trọn vẹn trong bản dịch thơ.
- Song: nằm giữa hai câu thơ
+ Chắn giữa người và trăng
+ Gợi hai không gian đối lập: một bên là bóng tối, là đọa đày, đau khổ; một bên là ánh sáng, là tự do
- Tư thế của người và trăng:
Nhân – hướng – khán
Nguyệt – tòng – khán
Cả người và trăng đều chủ động tìm đến với nhau
- Khán: nhìn gần – khoảng cách rút ngắn
- Minh nguyệt – thi gia: 
+ Minh nguyệt: 
- vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng
- tự do
- Người chủ động đến với trăng và cũng ngay lập tức trăng đến với người
=> Trăng: có tâm hồn, trăng cảm nhận vẻ đẹp ở người: tâm hồn của người, tình yêu của người dành cho thiên nhiên – đặc biệt là trăng; cảm nhận được vẻ đẹp ung dung, tự tại, tâm hồn tỏa sáng ở người
+ Thi gia – vẻ đẹp tỏa sáng:
- Tấm lòng dành cho trăng 
- Vẻ đẹp thăng hoa của hồn người vượt lên đau khổ tăm tối của nhà tù
=> Vẻ đẹp của tâm hồn, của cốt cách của Bác
=> Cuộc thưởng trăng trọn vẹn
=> Vẻ đẹp tâm hồn Bác: Hòa quyện:
- Tâm hồn nghệ sĩ: yêu thiên nhiên đến say mê, rung động trước cái đẹp
- Cốt cách chiến sĩ: ung dung, vượt lên hoàn cảnh
- Giọng đùa vui, hóm hỉnh
- Tự động viên mình
=> Bác vĩ đại trong chính sự bình dị
III. TỔNG KẾT
? Có ý kiến nhận xét: Thơ Bác kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại. Hãy chỉ rõ chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Ngắm trăng”
(Gợi ý: Tìm yếu tố cổ điển, chú ý: hình thức, đề tài, ngôn ngữ, nghệ thuật... của bài thơ. Hiện đại: hình thức nào đặc biệt, nội dung bài thơ nói điều gì mà thơ cổ không nói?) 
- Nhận xét, chốt
Nhấn: Tinh hoa cổ điển, hiện đại hội tụ ở con người Bác: rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại.
- Thảo luận
- Nêu ý kiến
- Nhận xét
Chất cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Ngắm trăng”
* Cổ điển:
- Đề tài quen thuộc: trăng
- Thể thơ quen thuộc: tứ tuyệt
- Ngôn ngữ: chữ Hán
- Nghệ thuật: đối
* Hiện đại:
- Ý thơ, cảm hứng
- Tình yêu thiên nhiên + Niềm lạc quan + Niềm tin + Sức sống + Khát vọng tự do
- Hòa quyện: chất tình – chất thép
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực hợp tác
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
IV. LUYỆN TẬP
? Có nhà phê bình nhận xét: Bác luôn dành cho thiên nhiên một vị trí danh dự và thơ Bác đầy trăng. 
- Nhận xét đó có đúng không? 
- Đọc những câu thơ mà con biết? 
- Những bài thơ về trăng của Bác dù viết ở nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng cùng nói điều gì?
- Tìm đọc thơ
- Nêu ý kiến nhận xét
Trăng trong thơ Bác
+ Hoàn cảnh đặc biệt
+ Vẻ đẹp nghệ sĩ – chiến sĩ
+ Mạch vận động: luôn hướng ra ánh sáng, hướng đến tương lai.
=> Vẻ đẹp tâm hồn Bác / Tinh thần thép / Phong cách hiện đại trong thơ Bác.
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta
Ta bỗng lớn ở bên Người một chút
? Đọc thơ Bác, con cảm nhận được ánh sáng nào của Người tỏa sáng tâm hồn con?
Nhấn: Trong hoàn cảnh khó khăn, đen tối, làm thế nào để vượt qua? 
Tin ở chính mình
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
- Năng lực quản lí bản thân
- Năng lực giao tiếp tiếng Việt
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Đọc yêu cầu
- Xác định
yêu cầu: về hình thức và nội dung
VN: Viết một bài văn khoảng 1 – 2 trang nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua bài thơ “Ngắm trăng”
- 
Năng lực sử dụng ngôn ngữ 
- Năng lực tạo lập vb
-NL cảm thụ thẩm mĩ
Kết bài:
Non sông đất nước ta đã sinh ra Người và chính Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Dù Bác đã đi xa vẻ đẹp tâm hồn Bác vẫn tỏa sáng, rọi chiếu tâm hồn chúng ta.
Nhạc: Bác Hồ một tình yêu bao la
 Tiết thứ ba: 
 - Cảm nhận ý nghĩa tư tưởng sâu sắc của bài thơ “Đi đường”: từ việc đi đường núi đến chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Từ đó thấy được chất người cộng sản, nhân sinh quan cách mạng của Bác
- Suy nghĩ về những bài học đường đời từ bài thơ
- Tổng kết chuyên đề

File đính kèm:

  • docBai_21_Ngam_trang_Vong_nguyet_20150725_031659.doc
Giáo án liên quan